Xuất các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng ngập lụt trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 80 - 89)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.3. xuất các giải pháp

3.4.3.1. Giải pháp công trình

Vận hành tối ưu hồ điều hòa:

Chiều dài tiêu thoát nước ra sông ngắn, độ dốc phù hợp cho tiêu thoát kết hợp mực nước ngoài hồ biến đổi theo triều. Vì vậy, trong thời gian ngắn hệ thống có thể tiêu thoát được nước trong một không gian và thời gian mưa

nhất định, điều đó giúp giảm ngập cục bộ. Cho nên cần tối ưu hóa việc vận hành hồ điều hòa đã có hiện tại trên khu vực là hồ Phú Hòa. Vận hành hồ Phú Hòa có vai trò rất quan trọng trong hạn chế ngập lụt ở khu vực nghiên cứu:

- Một phần lớn diện tích khu trung tâm thành phố và Phường Nhơn Phú thoát nước mưa về hồ Phú Hòa rồi từ đó nước thoát ra Sông Hà Thanh. Cửa điều tiết tự động ngăn nước sông không thâm nhập vào Hồ Phú Hòa khi mực nước Sông Hà Thành lên cao, giúp giảm áp lực thoát nước mưa. Vì vậy, phải đảm bảo diện tích nhất định của hồ (không bồi lấp), các cống, kênh mương thoát nước xuống hồ phải được nạo vét, khơi thông dòng chảy để luôn đảm bảo thoát nước.

- Bố trí bơm di động tại ngã giao với sông Hà Thanh, tại cửa xả từ hồ ra sông Hà Thanh để bơm nước từ hồ Phú Hòa ra sông Hà Thanh khi cần thiết nhằm đảm bảo hồ luôn là lưu vực tiếp nhận nước mưa nhằm duy trì mức nước hợp lý trong hồ giảm thiểu ngập lụt.

- Duy trì mực nước thấp trong Hồ Phú Hòa vào mùa mưa để dành dung tích chứa trữ nước trước khi mưa đến. Dành dung tích chứa, trữ nước cũng có thể góp phần thích ứng với hiện tượng mực nước biển dâng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

- Vào mùa khô khi mực nước trong hồ xuống dưới mức nước trung bình cần thiết phải mở van của phai khi mức nước trong sông Hà Thanh cao hơn mức nước trong hồ (thời gian nước triều lên) để điều tiết nước từ sông vào hồ đảm bảo cảnh quan xung quanh hồ. Luôn giữ mức nước trong hồ ở mức trung bình để đảm bảo cảnh quan quanh và đảm bảo khả năng chưa nước khi vào mùa mưa.

Giảm thiểu xây dựng các công trình mới ở vùng trũng thấp

- Việc giảm thiểu xây dựng mới ở vùng trũng thấp ở khu vực nghiên cứu là một giải pháp thiết thực. Tất cả các dự án xây dựng ở các vùng trũng, thoát nước ở khu vực nghiên cứu đều có nguy cơ hoặc làm gia tăng ngập lụt ở

Nhơn Bình và Nhơn Phú. Hạn chế xây dựng kết hợp với thu hẹp các dự án đã thực hiện gây ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ sẽ làm giảm nguy cơ xảy ra ngập lụt.

- Cần phải thu nhỏ quy mô khu đô thị mới An Phú Thịnh. Hiện nay các kênh dẫn bị thu hẹp trong khu đô thị đã làm hạn chế dòng chảy của nước lũ qua Nhơn Bình, gây ngập úng nhiều hơn, và tổn thất về sinh mạng và tài sản.

3.4.3.2. Giải pháp phi công trình

Nâng cao khả năng hoạt động quản lý: Nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ thông qua các khoá đào tạo, học tập nhằm phát huy hiệu quả và giúp cho Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tiềm kiếm cứu nạn làm việc có hiệu quả hơn. Tăng cường công tác cảnh báo, dự báo bằng việc củng cố và nâng cấp các trạm thuỷ văn tuyến sông Hà Thanh, sông Trường Úc nhằm nâng cao trong công tác quản lý đạt hiệu quả.

Xúc tiến thực hiện Quản lý rủi ro ngập lụt dựa vào cộng đồng và giáo dục hiểu biết về ngập lụt trong trường học:

Quyết định số 1002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 13/7/2009 về việc quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng nêu rõ: tầm quan trọng của quản lý rủi ro thiên tai giữa các cấp, các ngành, đặc biệt là tăng cường kiến thức về thiên tai cho người dân các xã, phường. Dưới đây là 02 hoạt động riêng biệt nhưng có liên quan đến nhau:

- Giáo dục về ngập lụt trong trường học hướng đến thế hệ trẻ, hạt nhân của xã hội và tạo ra các mô hình phòng chống ngập lụt trong cộng đồng. Đây là phương pháp nâng cao vai trò của thanh thiếu niên trong việc phòng chống ngập lụt.

- Quản lý rủi ro do ngập lụt gây ra dựa vào cộng đồng hướng đến đối tượng sống trong khu vực rủi ro ngập lụt. Cơ quan chức năng cần xây dựng kế hoạch hành động tổng hợp từ cấp tỉnh đến cấp xã để thực hiện và nhân rộng

các hoạt động quản lý rủi ro ngập lụt dựa vào cộng đồng.

Sự kết hợp giữa hai hoạt động này góp phần làm cho người dân sống trong khu vực thường xuyên bị ngập lụt, thanh thiếu niên, người già và các đối tượng dễ bị tổn thương hiểu thêm về ngập lụt và có khả năng thực hiện các hoạt động phòng chống và giảm nhẹ ngập lụt.

Phối hợp trong Vận hành liên hồ chứa sông Kôn – Hà Thanh theo Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 30/7/2018 của Thủ Tướng chính phủ: Hiện nay trên lưu vực các hồ như: Vĩnh Sơn A, Vĩnh Sơn B, Vĩnh Sơn 5, Trà Xom 1, Định Bình, Núi Một, Thuận Ninh và Văn Phong, các hồ này có nhiều chức năng, trong đó có cả chức năng cắt lũ và giảm lũ hạ du. Tuy nhiên, trong thời gian qua tình trạng lũ lên nhanh, ngập sâu...của một số năm có liên quan đến việc xả lũ thượng lưu. Vì vậy, cần thực hiện nghiêm việc vận hành liên hồ chứa, trong đó chú ý đến vấn đề xả lũ, giảm ảnh hưởng đến khu vực hạ lưu.

Trồng rừng: Nhằm chống lũ sớm và lũ chính vụ, trong các biện pháp phi công trình nhằm chống lũ và giảm cường suất lũ trên toàn bộ lưu vực. Đồng thời có tác dụng hạn chế lũ quét đó là biện pháp trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn. Thực hiện tốt chương trình giao đất, giao rừng đến các hộ nông dân, có chính sách tốt cho lực lượng kiểm lâm bảo vệ rừng và đặc biệt phải trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ chăm sóc rừng đầu nguồn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A. Kết luận:

Phường Nhơn Bình và phường Nhơn Phú hiên nay vẫn là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng ngập lụt và ngập úng hàng năm khi vào mùa mưa lũ. Trong khu vực xuất hiện nhiều điểm ngập sâu và ngập lâu, điển như: Khu vực I, II, III, IV, VII, VIII của phường Nhơn Phú, khu vực I, II, V, VII, VIII, IX của phường Nhơn Bình hiện nay vẫn ngập rất nghiêm trọng. Vấn đề ngập lụt này ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người dân.

Nghiên cứu đã làm rõ nguyên nhân gây lũ lụt và ngập lụt ở đây là do: nước từ thượng nguồn tràn về hoặc do mưa to cục bộ và biểu hiện ngày càng rõ của tác động của BĐKH làm cho lượng mưa đang ngày tăng lên, kết hợp với điều kiện tự nhiên và vấn đề quy hoạch và phát triển KT-XH.

Hệ thống thoát nước còn đang trong quá trình thi công hoàn thiện, không theo kịp đồng bộ được với tốc độ đô thị hóa nhanh tại hai phường Nhơn Bình và Nhơn Phú. Dân cư tập trung chủ yếu ở vị trí trũng thấp. Diện tích đất đô thị tăng nhanh, ao hồ, kênh rạch bị lấn chiếm dùng cho mục đích riêng làm mất nơi tiếp nhận nước mưa gây ngập úng cho khu vực. Bên cạnh đó, trên địa bàn phường Nhơn Bình, Nhơn Phú tồn tại tình trạng lấn chiếm bờ sông, kênh rạch làm giảm khả năng của hệ thống tiêu thoát nước.

Từ cơ sở khoa học nghiên cứu về nguyên nhân và tình trạng lũ lụt và ngập lụt, đã đề xuất được các giải pháp ứng phó phòng chống ngập lụt cho địa bàn phu vực nghiên cứu, xây dựng bản đồ mức độ và thời gian ngập lụt nhằm giúp nhận thấy được tình trạng ngập lụt hiện nay ở 2 phường Nhơn Bình, Nhơn Phú.

B. Kiến nghị:

* Đối với chính quyền:

cơ quan điều tra đủ mạnh cả về chuyên môn và thực quyền, để điều hành thống nhất các bên có liên quan.

- Theo dõi, quản lý và xử lý nghiêm tình trạng xây dựng trái phép lấn chiếm hệ bờ kè, sông làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu thoát nước.

- Hiện tại 2 phường Nhơn Bình, Nhơn Phú đang trong quá trình đô thị hóa, nhiều dự án quy hoạch mới được hình thành. Cần phải tính toán giảm diện tích san lấp các vùng trũng thấp, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến hướng tiêu thoát nước. Quá trình thi công xây dựng các công trình mới phải chú ý vấn đề thoát lũ là mục tiêu đầu tiên.

- Đối với hệ thống kênh tiêu thoát lũ cần cải tạo lại bằng cách nạo vét khai thông dòng chảy. Ngăn chặn một cách triệt để việc san lấp sông kênh không theo quy hoạch, buộc tái lập hiện trạng các kênh tiêu đã bị san lấp gây ra tình trạng ngập úng.

* Đối với người dân:

- Nâng cao ý thức của người dân trong việc phòng chống ngập lụt. - Không xả rác xuống hệ thống tiêu thoát nước gây nên bồi lắng làm giảm khả năng tiêu thoát nước.

- Thường xuyên theo dõi thông tin về thời tiếc để chủ động phòng tránh khi vào mùa mưa bão.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam năm (phiên bản cập nhật năm 2016). Hà Nội [2] Cục thống kê tỉnh Bình Định (2019), Niên giám thông kê các huyện/ thị

xã/ thành phố thuộc tỉnh Bình Định, NXB Thống kê.

[3] Chi cục Thủy lợi và Quản lý đê điều, PCLB (2015), Báo cáo tổng hợp “Quy hoạch thủy lợi tỉnh Bình Định giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030.

[4] Nguyễn Hiệu (2008), Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt lưu vực sông Thu Bồn, LATS Địa Lý, Hà Nội.

[5] Nguyễn Anh Khoa (2018), Nghiên cứu giải pháp thoát nước cho thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong điều kiện biến đổi khí hậu, luận văn Thạc sĩ, trường ĐH Thủy Lợi.

[6] Vũ Tự Lập (2011), Địa lí tự nhiên Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, HN. [7] Phan Thái Lê, Nguyễn Hữu Xuân (2011), Nghiên cứu các hình thế gây

mưa sinh lũ trên các lưu vực sông Bình Định, Đề tài khoa học Cấp trường, Trường Đại học Quy Nhơn.

[8] Nguyễn Văn Lý (2017) , Nghiên cứu ứng dụng mô hình MIKE FLOOD xây dựng bản đồ ngập lụt lưu vực sông Kôn - Hà Thanh”, luận văn Thạc sĩ, trường ĐH TN&MT Hà Nội.

[9] Phòng Tài chính – kế hoạch thành phố Quy Nhơn (2020), Báo cáo tổng kết công tác PCLB và TKCN, từ năm 2010 đến năm 2020, Bình Định. [10] Phòng Tài chính – kế hoạch thành phố Quy Nhơn (2020), Báo cáo tổng

kết tình hình kinh tế xã hội, từ năm 2010 đến năm 2020, Bình Định.

[11] Trần Hữu Tuấn (2013), Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp chống ngập lụt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh, luận văn Thạc sĩ,

trường ĐH Kỹ Thuật và Công nghệ HCM.

[12] Lê Bá Thảo (2006), Thiên nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục.

[13] Phạm Tất Thắng (2014), Đánh giá hiệu quả ngập úng của việc áp dụng giải pháp thu trữ nước mưa cho trường đại học thủy Lợi, trường ĐH Thủy Lơi, Hà Nội.

[14] Trung tâm thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP.HCM: Các giải pháp phòng chống ngập cho đô thị.

[15] UBND phường Nhơn Bình (2021), báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội, Quốc phòng - An ninh năm 2020 và phương hướng nhiệm vụ năm 2021,

Bình Định.

[16] UBND phường Nhơn Bình (2021), báo cáo tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từ năm 2010 đến năm 2021, Bình Định.

[17] UBND Phường Nhơn Bình (2021), báo cáo Tổng kết tình hình tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân phường Nhơn Phú nhiệm kỳ 2016- 2021, Bình Định.

[18] UBND phường Nhơn Phú (2021), báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội, Quốc phòng - An ninh năm 2020 và phương hướng nhiệm vụ năm 2021,

Bình Định.

[19] UBND phường Nhơn Phú (2021), báo cáo tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từ năm 2010 đến năm 2021, Bình Định.

[20] UBND Phường Nhơn phú (2021), báo cáo Tổng kết tình hình tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân phường Nhơn Phú nhiệm kỳ 2016-2021,

Bình Định.

[21] UBND tỉnh Bình Định (2014), Quyết định Số: 4462/QĐ-UBND, về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết tiêu úng, thoát lũ và đê điều vùng hạ lưu sông Hà Thanh, của UBND tỉnh Bình Định, ngày 29/12/2014.

[22] UBND tỉnh Bình Định (2016), Quyết định số 275/QĐ-UBND, Về việc phê duyệt định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025.

[23] Viện khoa học Thủy Lợi Miền Nam (2011), Báo cáo Tổng kết KHKT: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp chống ngập cho Tp. Hồ Chí Minh, Đề tài khoa học cấp nhà nước.

[24] Viện Quy hoạch thủy lợi (2005), Báo cáo đặc điểm khí tượng thủy văn tỉnh Bình Định, , Hà Nội.

[25] Viện Quy hoạch Thủy lợi (2010), “Báo cáo quy hoạch chi tiết tiêu úng thoát lũ lưu vực hạ lưu sông Hà Thanh” năm 2010, Việt nam.

[26] Hoàng Hạ Vỹ (2020), Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp chống ngập lụt tại một số quận thuộc thành phố Hà Nội, khóa luận tốt nghiệp, trường ĐH Lâm Nghiệp.

Một số trang web: [27] https://123doc.net//document/5368460-bao-cao-thuy-luc-ha-luu-song-ha- thanh-binh-dinh.htm [28] https://123doc.net/document/6519712-nghien-cuu-giai-phap-thoat-nuoc- cho-thanh-pho-quy-nhon-tinh-binh-dinh-trong-dieu-kien-bien-doi-khi- hau.htm [29] https://tailieu.vn/doc/danh-gia-anh-huong-cua-cac-khu-do-thi-moi-den- van-de-thoat-lu-ha-luu-he-thong-song-kone-ha-thanh-2122924.html [30] https://tailieu.vn/doc/ho-do-thi-va-vai-tro-dieu-tiet-nuoc-mua-trong-he- thong-thoat-nuoc-do-thi-2163284.html [31] https://tailieu.vn/doc/nghien-cuu-hieu-qua-phong-chong-lu-cua-ho-binh- dinh-cho-ha-luu-song-kone-tinh-binh-dinh-ho-viet-hu-1803504.html [32] https://text.123doc.net/document/5368460-bao-cao-thuy-luc-ha-luu- song-ha-thanh-binh-dinh.htm

[33] https://pcttbinhdinh.gov.vn/laws/area/Khi-tuong-thuy-van [34] https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_%C6%B0%E1%BB%9Bc_ khung_Li%C3%AAn_H%E1%BB%A3p_Qu%E1%BB%91c_v%E1%B B%81_Bi%E1%BA%BFn_%C4%91%E1%BB%95i_Kh%C3%AD_h% E1%BA%ADu [35] https://tailieu.vn/doc/nhung-van-de-dat-ra-trong-su-phat-trien-cua-dbscl- duoi-tac-dung-cua-bien-doi-khi-hau-167784.html [36] http://www.baobinhdinh.vn/viewer.aspx?macm=5&macmp=5&mabb=8 0272 [37] https://123docz.net/document/2802242-nghien-cuu-danh-gia-tac-dong- cua-bien-doi-khi-hau-nguy-co-ton-thuong-va-de-xuat-dinh-huong-ung- pho-tai-thanh-pho-quy-nhon-tinh-binh-dinh.htm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng ngập lụt trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 80 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)