6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.3. THÀNH LẬP BẢN ĐỒ NGUY CƠ NGẬP LỤT
3.3.1. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở dữ liệu:
Để thực hiện thành lập bản đồ thời gian và độ sâu ngập lụt khu vực nghiên cứu, chúng tôi sử dụng hai loại dữ liệu chính: (1) dữ liệu bản đồ số GIS, (2) kế thừa kết quả nghiên cứu đề tài KHCN cấp nhà nước “Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức lãnh thổ liên vùng Tây Nguyên – Nam Trung Bộ theo lưu vực sông nhằm phát triển bền vững nông lâm nghiệp”tác giả Nguyễn Hữu Xuân chủ nhiệm đề tài.
Thứ nhất: Dữ liệu bản đồ số GIS sử dụng trong nghiên cứu này là bộ dữ liệu mức độ sâu ngập lụt các điểm đã khảo sát của khu vực phường Nhơn Bình và Nhơn Phú (dữ liệu này được kế thừa từ khảo sát thực địa của Chi cục Thủy Lợi Bình Định khảo sát năm 2014 và chúng tôi lấy cơ sở khảo sát năm 2020). Bộ dữ liệu độ cao ngập này được chúng tôi xử lý và chuyển thành một bộ dữ liệu điểm độ cao ngập thống nhất với định dạng shapefile. Xây dựng các điểm độ cao địa hình năm 2020, dữ liệu điểm độ cao này là dữ liệu đầu vào cho quá trình phân tích về tình trạng ngập lụt ở khu vực nghiên cứu. Ngoài dữ liệu độ cao địa hình, còn sử dụng dữ liệu ranh giới hành chính và mạng lưới thủy văn, giao thông năm 2020 trên khu vực nghiên cứu để thành lập bản đồ về thời gian và mức độ ngập lụt ở hai phường Nhơn Bình, Nhơn Phú.
Thứ hai: Loại dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này là dữ liệu bản đồ về thời gian và độ sâu ngập lụt của tỉnh Bình Định. Kế thừa toàn bộ dữ liệu định dạng shapefile của đề tài KHCN cấp nhà nước “Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức lãnh thổ liên vùng Tây Nguyên – Nam Trung Bộ theo lưu vực sông nhằm phát triển bền vững nông lâm nghiệp”, tác giả Nguyễn Hữu Xuân làm chủ nhiệm, để sử dụng trong QGIS.
Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đề ra, cần sử dụng công nghệ GIS, mô hình số độ cao (DEM) và dữ liệu thời gian và mức độ ngập lụt ở tỉnh Bình Định. Toàn bộ quá trình thực hiện của nghiên cứu này được chia thành tất cả sáu giai đoạn chính: (1) thu thập các dữ liệu có liên quan, (2) tiền xử lý dữ liệu bản đồ số GIS, (3) Thể hiện các vị trí điểm ngập lụt đã khảo sát, (4) chồng xếp dữ liệu ngập lụt thu thập được và xác định các vùng bị ngập lụt trong khu vực nghiên cứu, (5) thành lập bản đồ thời gian và mức độ ngập lụt, (6) đánh giá kết quả và rút ra kết luận.
Trong các giai đoạn trên, ba giai đoạn: Thể hiện các vị trí điểm ngập lụt đã khảo sát; Chồng xếp dữ liệu ngập lụt thu thập được và xác định các vùng bị ngập lụt trong khu vực nghiên cứu; Thành lập các bản đồ phân vùng ngập lụt, được xem là quan trọng nhất vì các công việc thực hiện trong ba giai đoạn này tạo cơ sở cho việc tính diện tích các vùng bị ngập lụt cũng như đánh giá mức độ ảnh hưởng của ngập lụt ở khu vực nghiên cứu phường Nhơn Bình và Nhơn Phú. Toàn bộ quy trình thực hiện chi tiết của nghiên cứu này được thể hiện như sau:
GIAI ĐOẠN 1
Thu thập các dữ liệu có liên quan
-Dữ liệu bản đồ ngập lụt tỉnh Bình Định
-Dữ liệu lớp thủy văn khu vực nghiên cứu
-Dữ liệu DEM
-Ranh giới khu vực nghiên cứu
GIAI ĐOẠN 2
Tiền xử lý dữ liệu bản đồ số GIS
-Chuyển đổi định dạng dữ liệu
-Chuyển đổi hệ tọa độ
GIAI ĐOẠN 3
Số hóa các điểm khảo sát lên phần mềm QGIS, tiến hành tạo các lớp dữ liệu hiện trạng năm 2020: Thủy văn, giao thông, dân cư và ranh giới khu vực nghiên cứu.
GIAI ĐOẠN 4
-Chồng xếp, phân tích dữ liệu ngập lụt thu thập được từ
nghiên cứu trước đó và kết quả khảo sát thực trạng.
-Xác định các vùng bị ngập lụt trong khu vực nghiên cứu
GIAI ĐOẠN 5
Thành lập các bản đồ thời gian và mức độ ngập lụt
-Sử dụng các công cụ biên tập trong phần mền QGIS để
thiết kế bản đồ.
-Trích xuất lưu bản đồ
GIAI ĐOẠN 6 Kết luận
3.3.2. Kết quả xây dựng
Trận lũ tháng 11/2013 là trận mưa lũ lớn trên vùng nghiên cứu nói riêng, toàn tỉnh Bình Định nói chung. Trước thực trạng phát triển nhanh về đô thị hóa và hạ tầng giao thông ở phường Nhơn Bình, Nhơn Phú thành phố Quy Nhơn, chỉ trong 6 năm kể từ trận lũ 2013 đến nay, các khu dân cư đã được san nền và hình thành, các đường giao mới được xây dựng khá nhiều cũng đã ảnh hưởng đáng kể đến ngập lụt ở khu vực nghiên cứu.
Kết quả thực hiện dựa trên trận lũ tháng 11/2013 ứng với thực trạng phát triển đô thị năm 2020 ở địa bàn phường Nhơn Bình và Nhơn Phú:
Qua hình 3.8. Cho thấy, trong 2 phường nghiên cứu, phường Nhơn Bình là phường có độ sâu ngập lớn hơn, có diện tích ngập 1150,99 ha chiếm tỷ lệ 78,65 % diện tích tự nhiên của phường; Phường Nhơn Phú có diện tích ngập 968,44 ha chiếm tỷ lệ 75,59% diện tích tự nhiên của phường. Với mức độ thực trạng cho thấy trong năm 2020 nếu xảy ra lũ như đợt lũ tháng 11/2013 thì trên địa bàn 2 phường nghiên cứu có mức độ ngập lụt khá lớn, đều trên 70% diện tích tự nhiên.
Bảng 3. 5. Diện tích ngập lụt theo độ sâu tại phường Nhơn Bình, Nhơn Phú Độ sâu ngập (m) Tổng diện tích ngập của 2 phường (ha) Nhơn Bình (ha) Tỉ lệ so với diện tích tự nhiên của phường (%) Nhơn Phú (ha) Tỉ lệ so với diện tích tự nhiên của phường (%) <0,5 110,3354973 13,4894382 0,92 96,06498886 7,49 0,5 - <1,0 585,4236223 146,3728309 10,01 437,5945566 34,16 1,0 - <1,5 633,3274458 303,3703768 20,78 328,1103079 25,61 1,5 – 2,0 459,8019883 353,9357794 24,19 105,1375971 8,21 2 - <2,5 267,3024696 265,5956836 18,15 1,533373367 0,12 >2,5 68,22999278 68,22999278 4,6 0 0
Qua bảng 3.5 cho thấy hiện nay mức độ ngập của phường Nhơn Bình, Nhơn Phú khá cao, độ sâu ngập phường Nhơn Bình cao hơn so với phường Nhơn Phú. Riêng phường Nhơn Bình có độ sâu ngập lên trên 2,5m chiếm 4,6% diện tích tự nhiên của phường, nhiều nhất là ở khoảng từ 1,5 – 2 m chiếm 24,19%. Phường Nhơn Phú độ sâu ngập cao nhất là 2,5m, và nhiều nhất là ở khoảng 0,5 - <1,0 m chiếm 34,16%.
Ứng với độ sâu ngập lụt ở hai phường thì về thời gian ngập lụt, tại phường Nhơn Phú có thời gian ngập lụt lâu hơn so với phường Nhơn Bình, thời gian ngập lụt ở phường Nhơn Bình, chủ yếu ngập dưới 24 giờ; còn phường Nhơn Phú thời gian ngập lâu hơn trung bình từ 24giờ đến 48giờ. Do thực trạng phát triển của đô thị, tuyến đường Trần Nhân Tông mở rộng từ ngã ba Ông Thọ đến quốc lộ 1D (đoạn Cây xăng 28, đường Tây Sơn, phường Nhơn Phú) và dự án phát triển khu Trung tâm du lịch sinh thái hồ Phú Hòa, trong quá trình dự án thi công, hiện còn đang thực hiện, một số đoạn mương thoát nước bị chặn do thi công đào lấp, diện tích hồ Phú Hòa bị thu hẹp, dẫn đến khả năng chứa và thoát nước ở khu vực này bị hạn chế, gây tình trạng ngập kéo dài.
Bảng 3. 6. Thời gian ngập lụt tại phường Nhơn Bình, Nhơn Phú
Thời gian ngập (giờ) Tổng diện tích ngập của 2 phường (ha) Nhơn Bình (ha) Tỉ lệ so với diện tích tự nhiên của phường (%) Nhơn Phú (ha) Tỉ lệ so với diện tích tự nhiên của phường (%) <12 181,9106996 171,022271 11,69 10,8436949 0,85 12-<24 1112,087148 904,1374204 61,8 207,5983578 16,21 24-<48 694,0636995 77,88701203 5,31 615,708798 48,06 48-72 88,56522718 0 0 88,55803402 6,92 >72 31,38211108 0 0 31,38211108 2,45
Qua bảng 3.6 ta thấy ngược với độ sâu ngập thì thời gian ngập ở phường Nhơn Phú ngập lâu hơn so với phường Nhơn Bình, cụ thể: Phường Nhơn Bình chỉ ngập thời gian tối đa là 48 giờ, nhưng phường Nhơn Phú có thời gian ngập lên tới hơn 72 giờ. Phường Nhơn Bình có thời gian từ 12 - <24 giờ là cao nhất chiếm 61,8% diện tích tự nhiên của phường. Phường Nhơn Phú có thời gian từ 24 – 48 giờ là cao nhất chiếm 48,06% diện tích tự nhiên của phường.
3.4. CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU NGẬP LỤT 3.4.1. Cơ sở pháp lý 3.4.1. Cơ sở pháp lý
Để mạnh dạn đưa ra các đề xuất giải pháp về phòng chống lũ lụt và ngập lụt trên địa bàn thành phố Quy Nhơn nói chung và 2 phường ngập lụt trọng điểm Nhơn Bình, Nhơn Phú nói riêng, chúng tôi căn cứ vào:
- Luật Phòng, chống thiên tai, Số 33/2013/QH13 ngày 19/06/2013.
- Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí Thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
- Quyết định Ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác PCTT.
- Quyết định về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 76/NQ- CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác PCTT trên địa bàn tỉnh.
- Quyết định UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai.
- Quyết định số 3492/QĐ-UBND ngày 7/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định phê duyệt Dự án Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thủy lợi tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 05/2018/QĐ-UBND ngày 26/01/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc ban hành quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị thành phố Quy Nhơn;
- Quyết định số 1674/QĐ-UBND ngày 06/5/2020 cuả Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 12 Phường nội thành, thành phố Quy Nhơn;
3.4.2. Cơ sở thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu về điều kiện tự nhiên đã cho thấy phường Nhơn Bình, Nhơn Phú là hai phường có những yếu tố bất lợi (hạ lưu sông, địa hình
thấp trũng…) nên bị ảnh hưởng ngập lụt nặng nề nhất và thường xuyên nhất của thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Đinh; Mỗi năm trung bình có từ 2 đến 3 trận ngập lụt lớn diễn ra ở khu vực này.
- Quá trình đô thị hóa phát triển nhanh, nhiều khu dân cư mới được hình thành, hệ thống giao thông phát triển, nhiều tuyến đường lớn được xây dựng như khu Đô thị Bắc Hà Thanh, An Phú Thịnh, Đại Học Quang Trung, Khu đô thị - Du lịch – Văn hóa – Thể thao hồ Phú Hòa, ... đã làm mất nơi thu nước, tiêu lũ;
- Hệ thống giao thông được mở rộng, xây dựng thêm nhiều tuyến đường, nâng cấp lên cao như đường Điện Biên Phủ nối dài (dài 1,6 km), Đường Trần Nhân Tông,..đã trở thành “Đê ngăn dòng thoát lũ” làm cho lũ khó rút, rút chậm gây gia tăng vùng ngập lụt, ngập úng;
- Ảnh hưởng của BĐKH ngày càng mãnh liệt làm cho mưa lớn, bất thường; tình trạng nước lũ thượng nguồn tràn về nhanh, có khi còn liên quan đến xả lũ thượng lưu đã làm cho khu vực nghiên cứu lũ lụt ngày nhiều hơn;
- Dân số phát triển nhanh, quy hoạch khu dân cư và thoát nước, thoát lũ còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ…
Với những thực trạng đã được nghiên cứu ở trên cho thấy, nguy cơ ngập lụt và ngập úng trong thời gian tới đối với vùng nghiên cứu sẽ càng trầm trọng hơn. Vì vậy, cần có những giải pháp để ứng phó, nên chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau:
3.4.3. Đề xuất các giải pháp
3.4.3.1. Giải pháp công trình
Vận hành tối ưu hồ điều hòa:
Chiều dài tiêu thoát nước ra sông ngắn, độ dốc phù hợp cho tiêu thoát kết hợp mực nước ngoài hồ biến đổi theo triều. Vì vậy, trong thời gian ngắn hệ thống có thể tiêu thoát được nước trong một không gian và thời gian mưa
nhất định, điều đó giúp giảm ngập cục bộ. Cho nên cần tối ưu hóa việc vận hành hồ điều hòa đã có hiện tại trên khu vực là hồ Phú Hòa. Vận hành hồ Phú Hòa có vai trò rất quan trọng trong hạn chế ngập lụt ở khu vực nghiên cứu:
- Một phần lớn diện tích khu trung tâm thành phố và Phường Nhơn Phú thoát nước mưa về hồ Phú Hòa rồi từ đó nước thoát ra Sông Hà Thanh. Cửa điều tiết tự động ngăn nước sông không thâm nhập vào Hồ Phú Hòa khi mực nước Sông Hà Thành lên cao, giúp giảm áp lực thoát nước mưa. Vì vậy, phải đảm bảo diện tích nhất định của hồ (không bồi lấp), các cống, kênh mương thoát nước xuống hồ phải được nạo vét, khơi thông dòng chảy để luôn đảm bảo thoát nước.
- Bố trí bơm di động tại ngã giao với sông Hà Thanh, tại cửa xả từ hồ ra sông Hà Thanh để bơm nước từ hồ Phú Hòa ra sông Hà Thanh khi cần thiết nhằm đảm bảo hồ luôn là lưu vực tiếp nhận nước mưa nhằm duy trì mức nước hợp lý trong hồ giảm thiểu ngập lụt.
- Duy trì mực nước thấp trong Hồ Phú Hòa vào mùa mưa để dành dung tích chứa trữ nước trước khi mưa đến. Dành dung tích chứa, trữ nước cũng có thể góp phần thích ứng với hiện tượng mực nước biển dâng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
- Vào mùa khô khi mực nước trong hồ xuống dưới mức nước trung bình cần thiết phải mở van của phai khi mức nước trong sông Hà Thanh cao hơn mức nước trong hồ (thời gian nước triều lên) để điều tiết nước từ sông vào hồ đảm bảo cảnh quan xung quanh hồ. Luôn giữ mức nước trong hồ ở mức trung bình để đảm bảo cảnh quan quanh và đảm bảo khả năng chưa nước khi vào mùa mưa.
Giảm thiểu xây dựng các công trình mới ở vùng trũng thấp
- Việc giảm thiểu xây dựng mới ở vùng trũng thấp ở khu vực nghiên cứu là một giải pháp thiết thực. Tất cả các dự án xây dựng ở các vùng trũng, thoát nước ở khu vực nghiên cứu đều có nguy cơ hoặc làm gia tăng ngập lụt ở
Nhơn Bình và Nhơn Phú. Hạn chế xây dựng kết hợp với thu hẹp các dự án đã thực hiện gây ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ sẽ làm giảm nguy cơ xảy ra ngập lụt.
- Cần phải thu nhỏ quy mô khu đô thị mới An Phú Thịnh. Hiện nay các kênh dẫn bị thu hẹp trong khu đô thị đã làm hạn chế dòng chảy của nước lũ qua Nhơn Bình, gây ngập úng nhiều hơn, và tổn thất về sinh mạng và tài sản.
3.4.3.2. Giải pháp phi công trình
Nâng cao khả năng hoạt động quản lý: Nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ thông qua các khoá đào tạo, học tập nhằm phát huy hiệu quả và giúp cho Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tiềm kiếm cứu nạn làm việc có hiệu quả hơn. Tăng cường công tác cảnh báo, dự báo bằng việc củng cố và nâng cấp các trạm thuỷ văn tuyến sông Hà Thanh, sông Trường Úc nhằm nâng cao trong công tác quản lý đạt hiệu quả.
Xúc tiến thực hiện Quản lý rủi ro ngập lụt dựa vào cộng đồng và giáo dục hiểu biết về ngập lụt trong trường học:
Quyết định số 1002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 13/7/2009 về việc quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng nêu rõ: tầm quan trọng của quản lý rủi ro thiên tai giữa các cấp, các ngành, đặc biệt là tăng cường kiến thức về thiên tai cho người dân các xã, phường. Dưới đây là 02 hoạt động riêng biệt nhưng có liên quan đến nhau:
- Giáo dục về ngập lụt trong trường học hướng đến thế hệ trẻ, hạt nhân của xã hội và tạo ra các mô hình phòng chống ngập lụt trong cộng đồng. Đây