Các tác động của biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng ngập lụt trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 39 - 42)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.1.5. Các tác động của biến đổi khí hậu

Diễn biến khí hậu trong thời gian qua và tình hình hiện nay

Từ kết quả nghiên cứu các tài liệu [1, 7, 24, 37] cho thấy:

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình nhiều năm ở Quy Nhơn vào khoảng 27.20C. Trong xu thế BĐKH chung của toàn cầu nhiệt độ ở Quy Nhơn có sự thay đổi đáng kể, đó là sự gia tăng của nhiệt độ đặc biệt trong vài thập kỷ gần đây. Nhiệt độ trung bình năm ở Quy Nhơn từ 1979 đến 2020 có xu thế tăng, mức tăng trung bình là 0.0070C/năm.

- Lượng mưa: Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của BĐKH toàn cầu nên lượng mưa ở Quy Nhơn có những thay đổi đáng kể, trong chuỗi số liệu từ năm 1979 đến 2020 lượng mưa ở Quy Nhơn có xu hướng tăng với tốc

độ 16.459mm/năm.

- Mực nước biển: Tốc độ biến đổi của mực nước trung bình năm tại trạm Quy Nhơn giảm khoảng -0.165cm/năm, trong khi mực nước tối cao dâng lên khoảng 0.095 cm/năm và mực nước tối thấp hạ xuống khoảng -0.6cm/năm. Giá trị cực đại của trạm Quy Nhơn không tăng liên tục, có năm tăng có năm giảm nhưng nhìn chung xu thế trong nhiều năm thì lại tăng, còn xu thế của giá trị mực nước trung bình và mực nước cực tiểu lại giảm.

Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

- Bão và áp thấp nhiệt đới: Mùa bão ở thành phố Quy Nhơn nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung được xác định từ tháng IX đến tháng XII hàng năm, nhiều nhất là tháng X và tháng XI, nhưng cũng có năm từ giữa tháng VI đã có bão đổ bộ.

- Mưa lớn: Đây là dạng đặc thù thiên tai nguy hiểm thứ hai cho Quy Nhơn (sau bão), một năm trung bình có tới 137 ngày mưa, lượng mưa năm trung bình lớn nhất của Quy Nhơn xuất hiện vào năm 1998 đạt 2.889mm. Bên cạnh đó còn có các tác động đáng kể như xói lở, sạt lở bờ biển và ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành đánh bắt thủy sản, tiêu thoát nước, giao thông, thủy lợi. Mưa lớn cũng xảy ra bất thường trong 10 năm gần đây.

- Lũ, lụt: Diện tích chịu ngập lụt hàng năm ước tính chiếm khoảng 30% diện tích tự nhiên của thành phố Quy Nhơn. Vùng thường xuyên ngập vào mùa lũ thuộc hạ lưu các sông và ven đầm Thị Nại bao gồm Phường Nhơn Bình , Nhơn Phú, Trần Quang Diệu.

- Hạn hán: Nắng nóng gió Tây trong mùa khô, nhiệt độ cao, lượng bốc hơi lớn kéo dài và thêm vào đó là địa hình dốc, ngắn các lưu vực sông nên các con sông không trữ được nước trong mùa mưa gây nên tình trạng hạn hán rất nghiêm trọng tại Quy Nhơn. Mùa khô kéo dài 8 tháng, hàng năm thường bị

hạn hán xảy ra vào vụ hè thu và vụ mùa.

- Nước biển dâng: So với 15-20 năm trở về trước trình trạng triều cường ngày một dâng cao. Cách đây 20 năm các hộ dân sống ở vùng sát biển xã Nhơn Lý thành phố Quy Nhơn cách xa mặt nước biển khoảng chừng 500m, mặt nước thấp hơn khoảng 2-3m so với hiện nay. Hiện tượng xâm thực của thuỷ triều đã tàn phá khoảng 3 lớp nhà và một số công trình công cộng

Theo Kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng của Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2016 (Theo kịch bản RCP4.5)[1]và kết quả Xây dụng kịch bản BĐKH và nước biển dâng đối với thành phố Quy Nhơn là:

- Về nhiệt độ: Đến năm 2050, nhiệt độ trung bình năm có khả năng tăng khoảng 1,20C. Đến năm 2100 mức tăng của nhiệt độ trung bình năm là 2,30C.

- Về lượng mưa:

Lượng mưa năm: Đến năm 2050, lượng mưa tăng 3,6%; lượng mưa mùa khô (I-VIII) giảm 2,2% và lượng mưa mùa mưa (IX – XII) tăng 5,4%. Đến năm 2100 lượng mưa năm tăng 7%; lượng mưa mùa khô (I-VIII) giảm 4,2% và lượng mưa mùa mưa (IX – XII) tăng 10,3%.

Lượng mưa ngày lớn nhất: Vào giữa thế kỷ 21

Lượng mưa ngàylớn nhất: Lượng mưa ngày lớn nhất năm ở hầu khắp diện tích Bình Định tăng từ 75 đến 100%; Một phần nhỏ diện tích huyện Ân Lão, Tây Bắc huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Quy Nhơn, huyện Tuy Phước và một phần nhỏ diện tích phía Đông huyện Vân Canh có mức tăng từ 100 đến 125%. Đến cuối thế kỷ 21 trên hầu hết diện tích tỉnh có lượng mưa ngày lớn nhất năm tăng từ 75 đến 100%, ở phía Nam thuộc các huyện như Vân Canh, Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn có mức tăng cao hơn, trên 100%.

Lượng mưa 5 ngày lớn nhất: Vào giữa thế kỷ 21, nằm ở đại bộ phận diện tích tỉnh có mức tăng từ 75 đến 150%, một phần diện tích huyện Tây Sơn và

Vân Canh có mức tăng trên 150%. Đến cuối thế kỷ 21, mức tăng của lượng mưa ngày lớn nhất năm dao động từ 50 đến 100%.

- Về mực nước biển dâng: Mực nước biển sẽ dâng cao 23 – 27cm đến năm 2050 và 59 – 75cm đến năm 2100.

Từ Kịch bản trên cho thấy nguy cơ ngập lụt sẽ càng ngày càng tăng và mở rộng nếu không có các phương án phòng chống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng ngập lụt trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)