Áp dụng học thuyết trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhận thức về các nguy cơ và biểu hiện cảnh báo đột quỵ não của người dân tại phường sơn tây thành phố pleiku tỉnh gia lai năm 2016 (Trang 29)

Mô hình nâng cao sức khỏe của Pender (1996) [45] đƣợc sử dụng để định hƣớng cho nghiên cứu này. Theo Pender, mô hình tập trung ba lĩnh vực: Đặc điểm cá nhân và kinh nghiệm, nhận thức có hành vi cụ thể và ảnh hƣởng, và kết quả hành vi. Lý thuyết cũng cho rằng mỗi ngƣời có đặc điểm cá nhân độc đáo và kinh nghiệm riêng đều có ảnh hƣởng đến hành vi tiếp theo, và nhận thức riêng biệt sẽ ảnh hƣởng đến mỗi con ngƣời về nhận thức và bảo vệ sức khỏe. Những đặc điểm riêng biệt này cung cấp những kinh nghiệm cơ bản từ đó mỗi cá nhân có thể lựa chọn để tham gia vào các hành vi bảo vệ sức khỏe.

Đặc điểm cá nhân và kinh nghiệm bao gồm các hành vi trƣớc đó có liên quan và các yếu tố cá nhân nhƣ tâm lý, sinh lý, văn hóa xã hội. Các yếu tố này khó có thể thay đổi đƣợc và can thiệp nhƣng các hành vi trƣớc đó có thể sẽ ảnh hƣởng đến các hành vi sau này mà sự thay đổi hành vi này có phần nào bị ảnh hƣởng bởi hành vi nhận thức của ngƣời bệnh.

Trong nghiên cứu này, khi đánh giá nhận thức của cộng đồng về các yếu tố nguy cơ, biểu hiện cảnh báo đột quỵ não, các thông tin về nhận thức của bệnh nhân về các yếu tố nguy cơ cũng nhƣ nhận thức của họ về các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não bao gồm các biến số thuộc đặc điểm xã hội học nhƣ tuổi, giới tính, và các yếu tố văn hóa xã hội (dân tộc, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân).

Các yếu tố có liên quan bao gồm: tiền sử đột quỵ não, tăng huyết áp, đái tháo đƣờng, tiền sử gia đình có ngƣời thân bị đột quỵ não, nghiện rƣợu, hút thuốc lá, tập luyện thể dục, tăng cholesterol máu, béo phì, stress.

Nhận thức về các biểu hiện cảnh báo đột quỵ não bao gồm các hành vi liên quan đến ảnh hƣởng của đột quỵ não: Đột ngột rối loạn về mặt ngôn ngữ, Đột ngột choáng váng chóng mặt, Đột ngột rối loạn cảm giác tê hoặc yếu liệt

nửa ngƣời, Đột ngột đau đầu không rõ nguyên nhân, Đột ngột rối loạn thị giác, Đột ngột rối loạn về mặt ý thức, nôn. Những thông tin này đại diện cho các khái niệm về đặc điểm cá nhân và yếu tố có liên quan trong mô hình nâng cao sức khỏe, mối liên quan giữa các biến số đƣợc thể hiện trong khung nghiên cứu sau:

Mô hình học thuyết Pender (1996) [45]

Đặc điểm xã hội học và kinh nghiệm

Yếu tố có liên quan:

- Tiền sử đột quỵ não - Tăng huyết áp - Đái tháo đƣờng - Tiền sử gia đình có ngƣời thân bị đột quỵ - Tiền sử bản thân có đột quỵ.

- Nghiện rƣợu - Hút thuốc lá - Ít tập luyện thể dục - Tăng cholesterol máu - Béo phì - Stress - Đặc điểm xã hội học của BN: - Tuổi - Giới tính

- Các yếu tố văn hóa xã hội: - Dân tộc - Trình độ học vấn - Tình trạng hôn nhân - Nơi ở, thu nhập - Thu nhập Nhận thức về các biểu hiện cảnh báo đột quỵ - Đột ngột rối loạn về mặt ngôn ngữ. - Đột ngột choáng váng chóng mặt. - Đột ngột rối loạn cảm giác tê hoặc yếu liệt nửa ngƣời

- Đột ngột đau đầu không rõ nguyên nhân. - Đột ngột rối loạn thị giác.

Kết quả

Nhận thức về đột quỵ não

Khung nghiên cứu r

Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Địa điểm, đối tƣợng nghiên cứu và thời gian nghiên cứu

2.1.1Địa điểm nghiên cứu

Địa bàn phƣờng Tây Sơn, thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, phƣờng Tây Sơn nằm tại trung tâm thành phố Pleiku với số dân khoản 9.779 ngƣời từ 18 tuổi trở lên, tập trung chủ yếu là ngƣời dân tộc kinh với nhiều thành phần công việc khác nhau.

2.1.2Đối tƣợng nghiên cứu

- Đối tƣợng nghiên cứu: là những ngƣời đƣợc lựa chọn tham gia để phỏng vấn về sự hiểu biết của họ về đột quỵ não trong nghiên cứu để đánh giá nhận thức của ngƣời dân về các yếu tố nguy cơ, biểu hiện cảnh báo của đột quỵ não giúp nghiên cứu đạt kết quả nhƣ mong muốn. Đối tƣợng đƣợc lựa chọn là ngƣời dân trƣởng thành sống trên địa bàn phƣờng Tây Sơn, thành phố Pleiku, tỉnh GiaLai.

- Tiêu chuẩn lựa chọn đối tƣợng : Tất cả ngƣời dân từ 18 tuổi trở lên sống trên địa bàn phƣờng Tây Sơn, Thành phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai và tình nguyện tham gia.

- Tiêu chuẩn loại trừ:

 Ngƣời trên 18 tuổi nhƣng bị mất khả năng nhận thức.

 Những ngƣời câm, điếc.

 Những ngƣời không tình nguyện tham gia phỏng vấn. 2.1.3Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: Bắt đầu từ tháng 15/5/2016 đến tháng 25/10/2016.

2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1Thiết kế nghiên cứu

- Phƣơng pháp mô tả cắt ngang.

- Cỡ mẫu đƣợc tính theo công thức ƣớc lƣợng một tỷ lệ Công thức:

Trong đó: Với mức ý nghĩa α = 0,05; Z1-α/2 = 1, 96; Độ lệch chuẩn d= 0,05. Chọn p = 0,5 tỷ lệ ngƣời dân có nhận thức đạt về các yếu tố nguy cơ và biểu hiện cảnh báo đột quỵ não.

Thay vào công thức trên ta có N = 384 ngƣời nhƣng dự phòng những ngƣời không tham gia 3% thì cỡ mẫu ta nên chọn là N =396 ngƣời.

2.2.2Phƣơng pháp chọn mẫu

- Từ kết quả tính cỡ mẫu nghiên cứu N=396 ngƣời thuộc diện nghiên cứu nhận thức về các yếu tố nguy cơ, biểu hiện cảnh báo của đột quỵ não, chúng tôi bắt đầu lựa chọn mẫu:

- Trên địa bàn thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai có 14 phƣờng [4], phƣờng Tây Sơn là một trong những phƣờng nằm trong trung tâm thành phố, theo thống kê dân số của trạm Y Tế và ủy ban nhân dân phƣờng Tây Sơn, phƣờng Tây Sơn gồm có 16 tổ dân phố với số dân là 9.779 ngƣời trên 18 tuổi (tính đến 16/5/2016).

- Để chọn ra 396 ngƣời trên 18 tuổi để nghiên cứu, chúng tôi bắt đầu tiến hành chọn 396 mẫu bằng cách chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng có hệ thống : Trong 16 tổ dân phố của phƣờng chúng tôi chọn ra 25 ngƣời cho mỗi tổ để nghiên cứu/phỏng vấn.

- Cách chọn ra 25 ngƣời trong mỗi tổ bằng cách mẫu chọn ngẫu nhiên có hệ thống: Dựa vào danh sách và số lƣợng ngƣời của từng tổ dân phố theo thống kê dân số của trạm Y Tế phƣờng Tây Sơn, chúng tôi lập danh sách lựa chọn đối tƣợng phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn để chọn ra 25 ngƣời cho mỗi tổ.

Ví dụ: Chọn ra 25 ngƣời trong tổ dân phố 1.

 Trong tổ 1 gồm có 369 ngƣời từ 18 tuổi trở lên, có danh sách tên kèm theo đánh số thự tự.

 Hệ số K khoảng cách giữa số lần lựa chọn 369/25 ≈ 15 ngƣời.  Bốc thăm ngẫu nhiên trong số 10 ngƣời đầu tiên của danh sách, chúng tôi nhận đƣợc kết quả là số 4 theo số thứ tự.

 Bắt đầu chọn ngƣời đầu tiên từ số 4, đƣa qua danh sách chọn mẫu.

 Ngƣời kế tiếp sẽ đƣợc chọn cách ngƣời số 4 là 15 ngƣời tức ngƣời có số thứ tự 19 là ngƣời đƣợc chọn, đƣa qua danh sách lựa chọn mẫu.

 Tƣơng tự nhƣ vậy cho tới khi chọn ra đƣợc 25 ngƣời trong danh sách chọn mẫu.

 Nếu nhƣ ngƣời nào đƣợc chọn mà không phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn nhƣ câm, điếc … (có ghi chú của Trạm) thì chọn ngƣời liền kề với ngƣời đó.

- Tƣơng tự nhƣ cách chọn mẫu của tổ dân phố 1, chúng tôi áp dụng chọn ra 25 ngƣời/tổ cho 15 tổ dân phố còn lại.

2.2.3Các biến số nghiên cứu

a)Biến về nhân khẩu học (Biến số chung)

Stt Tên biến Định nghĩa Phân loại

Phƣơng pháp thu thập

1 Tuổi Tuổi ( tính theo năm)của đối tƣợng

nghiên cứu đến thời điểm nghiên cứu Rời rạc

2 Giới Giới tính của đối tƣợng nghiên cứu

Nhị phân Phỏng vấn/ quan sát 3 Dân tộc Cộng đồng có mối liên quan cũng

nhƣ sự ảnh hƣởng và ngôn ngữ riêng cũng nhƣ nét văn hóa đặc trƣng Định danh Phỏng vấn 4 Kinh tế (mức thu nhập hàng tháng) [5].

Thấp: Thu nhập bình quân đầu ngƣời/ tháng 1 triệu VNĐ / ngƣời ở thành thị, 800 VNĐ/ ngƣời đối với nông thôn

Trung bình: Thu nhập bình quân đầu ngƣời 1.5 triệu VNĐ/ ngƣời/ tháng đối với nông thôn và 1.95 triệu VNĐ/ ngƣời/ Tháng đối với thành thị

Cao: Trên mức trung bình

Định danh

Phỏng vấn/ quan sát

5 Trình độ văn hóa

Câp bậc học cao nhất của đối tƣợng

tại thời điểm nghiên cứu Thứ bậc

Phỏng vấn

6 Nghề nghiệp Công việc đem lại thu nhập chính

cho đối tƣợng nghiên cứu Định danh

Phỏng vấn

7 Tình trạng hôn nhân

Sống một mình (ly hôn, quá bụa, độc thân)

Sống cùng vợ chồng

Định danh

Phỏng vấn

b) Biến số đánh giá nhận thức của ngƣời dân về các biểu hiện cảnh báo đột quỵ não

Đây là biến số định tính, có 3 giá trị, bao gồm tốt, đạt, và không đạt:

+ Tốt: Kể đƣợc ít nhất 3 biểu hiện cảnh báo đột quỵ não (tai biến mạch máu não) đã đƣợc liệt kê sẵn trong bảng thu thập số liệu, bao gồm (1) Đột ngột tê hoặc yếu liệt vận động nửa ngƣời, (2) Đột ngột lú lẫn hoặc mất ý thức, (3)

Đột ngột nói khó hoặc không nói đƣợc, hoặc đột ngột giảm khả năng thông hiểu, (4) Đột ngột chóng mặt hoặc mất thăng bằng, đi đứng khó khăn, (5) Đột ngột giảm khả năng nhìn ở một hoặc hai mắt, (6) đột ngột đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân.

+ Đạt: Kể đƣợc ít nhất 2 biểu hiện cảnh báo đột quỵ não (tai biến mạch máu não) trong các yếu tố kể trên.

+ Không đạt: Không thỏa mãn các tiêu chuẩn trên

c) Biến số đánh giá nhận thức của ngƣời dân về các yếu tố nguy cơ đột quỵ não

Đây là biến số định tính, có 3 giá trị, bao gồm tốt, đạt, và không đạt:

+ Tốt: Kể đƣợc ít nhất 3 yếu tố trong các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não (tai biến mạch máu não) đã đƣợc liệt kê sẵn trong bảng thu thập số liệu (bao gồm: Tiền sử bản thân bị đột quy, tiền sử gia đình có ngƣời thân bị đột quỵ, tăng huyết áp, đái tháo đƣờng, thừa cân/béo phì, hút thuốc lá, nghiện rƣợu, rối loạn mỡ máu, không tập thể dục thƣờng xuyên, stress/lo âu, chế độ ăn không hợp lý).

+ Đạt: Kể đƣợc ít nhất 2 yếu tố nguy cơ của đột quỵ não (tai biến mạch máu não) trong các yếu tố kể trên.

+ Không đạt: Không thỏa mãn các tiêu chuẩn trên.

d) Biến số về nguồn thông tin ngƣời dân biết về đột quỵ não

Đây là biến số định tính, có 6 giá trị, bao gồm: (1) Đài truyền hình/đài phát thanh, (2) sách/báo, (3) internet, (4) nhân viên y tế, (5) gia đình/bạn bè/hàng xóm, và (6) Nguồn thông tin khác.

e) Biến số về cách xử lý khi phát hiện ra một ngƣời bị đột quỵ não Đây là biến số định tính, có 8 giá trị, bao gồm: (1) Gọi điện cấp cứu 115, (2) Gọi cho bác sĩ, (3) đƣa thẳng đến phòng khám tƣ nhân, (4) Gọi điện

cho bệnh viện, (5) đƣa thẳng tới bệnh viện, (6) tự đi mua thuốc cho bệnh nhân dùng, (7) dùng các phƣơng pháp gia truyền tại nhà, (8) không làm gì.

2.2.4Phƣơng pháp thu thập số liệu

- Bộ công cụ: Là bộ câu hỏi mở dùng để phỏng vấn trực tiếp ngƣời dân tham gia nghiên cứu. Bộ câu hỏi này đƣợc chúng tôi xây dựng tƣơng đối phù hợp với đối tƣợng nghiên cứu tại địa phƣơng dựa trên sự tham khảo từ các nghiên cứu tƣơng tự trƣớc đó [20],[ 35] [36],[ 41] (đƣợc trình bày chi tiết ở phần phụ lục)

- Thu thập số liệu: Phỏng vấn trực tiếp ngƣời tham gia mặt đối mặt với bộ câu hỏi đƣợc chuẩn bị sẵn.

2.2.5Thƣớc đo, tiêu chuẩn đánh giá

Làm thế nào để đánh giá ngƣời dân có đạt hay không đạt và tốt về kiến thức các yếu tố nguy cơ, dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ não?

Theo nghiên cứu, ngƣời có kiến thức đạt về các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não khi họ có thể kể ra ít nhất 2 yếu tố nguy cơ, và kiến thức đạt về các dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ não khi họ có thể kể đƣợc ít nhất 2 hoặc nhiều hơn biểu hiện cảnh báo nhƣ NINDS đã đƣa ra [50]. Ngƣời có kiến thức tốt về dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ não khi ngƣời đó biết đƣợc từ 3 dấu hiệu cảnh báo trở lên, Ngƣời có kiến thức tốt về các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não khi ngƣời đó biết đƣợc trên 3 yếu tố nguy cơ [36].

2.3.Tổ chức thực hiện đề tài

+Với sự hỗ trợ của nhân viên y tế trạm Y Tế phƣờng Tây Sơn.

+ Tập hợp những ngƣời/ đối tƣợng đã đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên trong phần chọn mẫu tại trạm Y tế phƣờng bằng cách gửi giấy mời về cho ngƣời đƣợc chọn cách ngày phỏng vấn 2 ngày để họ sắp xếp công việc tham gia phỏng vấn đúng kế hoạch, trong giấy mời có ghi rõ nội dung mời.

+ Bắt đầu từ ngày 15/5/2016, ngƣời đồng ý tham gia sẽ lên trạm Y Tế, còn những ngƣời có giấy mời mà không lên chúng tôi sẽ tới nhà của họ nhƣng số này không nhiều (20 ngƣời), chủ yếu ngƣời dân tình nguyện tham gia.

+ Ngoài ra chúng tôi còn tận dụng thời gian họp tổ dân phố để phỏng vấn ngƣời dân (tổ 10, 25 ngƣời).

+ Trƣớc khi phỏng vấn về các yếu tố nguy cơ, dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ não chúng tôi hỏi những thông tin chung về đối tƣợng, trao đổi thân mật với ngƣời dân.

+ Ngƣời dân đƣợc giải thích rõ ràng về mục đích cũng nhƣ lợi ích của nghiên cứu để họ cảm thấy yên tâm và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.

+ Chúng tôi tiến hành phỏng vấn bệnh nhân theo kiểu mặt đối mặt bằng bộ câu hỏi đã đƣợc soạn sẵn (phần phụ lục) với các nội dung sau: đặc điểm về dân số học, kiến thức về các yếu tố nguy cơ và các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não, các nguồn thông tin mà bệnh nhân có đƣợc, và những việc cần làm khi có các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não (tai biến mạch máu não). Cụ thể, tùy thuộc vào từng đối tƣợng chúng tôi hỏi những câu hỏi dễ hiểu, sử dụng từ ngữ thông dụng, phổ thông không chuyên môn và đôi khi có giải thích để ngƣời tham gia hiểu rõ hơn về câu hỏi, nhƣng vẫn dựa trên những câu hỏi đã đƣợc đặt ra:

+ Bằng những hiểu biết của mình, ông/bà/anh/chị có thể kể ra các yếu tố/tình trạng có thể làm gia tăng nguy cơ bị đột quỵ não (tai biến mạch máu não)?

+ Bằng những hiểu biết của mình, ông/bà/anh/chị có thể kể ra các biểu hiện cảnh báo đột quỵ não (tai biến mạch máu não)?

+ Để biết đƣợc thông tin về đột quỵ não, ông/bà/anh /chị thƣờng có đƣợc những thông tin đó từ đâu? ông/bà/anh/chị có thể kể ra những nguồn thông tin giúp ông/bà/anh/chị biết đƣợc về các yếu tố nguy cơ của đột quỵ

não cũng nhƣ những biểu hiện mà ông/bà/anh/chị cho rằng đó là cảnh báo đột quỵ não (Tai biến mạch máu não)?.

+ Nếu ông/bà/anh/chị thấy hoặc nghi ngờ một ngƣời nào đó bị đột quỵ não (tai biến mạch máu não), ông/bà/anh/chị sẽ làm gì để giúp họ?

+Trong quá trình phỏng vấn, chúng tôi luôn tạo ra sự thân thiện, cởi mở đểngƣời dân có thể giao tiếp một cách thoải mái, đồng thời chúng tôi luôn để cho họ có đủ thời gian suy nghĩ, nhớ lại và trả lời một cách chính xác nhất nhằm hạn chế tình trạng buông xuôi, trả lời cho xong.

+ Mỗi ngƣời tham gia sẽ có một phiếu phỏng vấn, mẫu thu thập thông tin, ngƣời phỏng vấn vừa nói chuyện vừa hỏi và điền vào phiếu phỏng vấn của từng ngƣời.

+ Tất cả những thông tin mà ngƣời dân trả lời đều đƣợc chúng tôi ghi chép/ điền đầy đủ vào bảng thu thập số liệu đã soạn sẵn và chúng tôi đảm bảo tính trung thực, rõ ràng về câu trả lời của ngƣời dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhận thức về các nguy cơ và biểu hiện cảnh báo đột quỵ não của người dân tại phường sơn tây thành phố pleiku tỉnh gia lai năm 2016 (Trang 29)