Nhận thức của ngƣời dân về các yếu tố nguy cơ và biểu hiện cảnh báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhận thức về các nguy cơ và biểu hiện cảnh báo đột quỵ não của người dân tại phường sơn tây thành phố pleiku tỉnh gia lai năm 2016 (Trang 55 - 64)

của đột quỵ não

4.1.1Nhận thức của ngƣời dân về các yếu tố nguy cơ đột quỵ não.

4.1.1.1. Nhận thức chung của ngƣời dân về các yếu tố nguy cơ đột quỵ não Kết quả của chúng tôi cho thấy tỷ lệ ngƣời dân tham gia vào nghiên cứu có nhận thức đạt về các yếu tố nguy cơ đột quỵ não chƣa đến 50% và tỷ lệ ngƣời dân có nhận thức tốt về các yếu tố nguy cơ đột quỵ não còn mức thấp hơn nữa (42,9%). Kết quả quan trọng này tƣơng đồng với kết quả trong nghiên cứu của Nakibuuka tại Uganda vào năm 2014. Theo tác giả này, có khoảng 50% ngƣời dân có nhận thức đạt về các yếu tố nguy cơ đột quỵ não [37]. Tuy nhiên, một kết quả khả quan hơn đƣợc báo cáo bởi Monaliza và cộng sự vào năm 2012. Theo đó, có đến 52,89% ngƣời tham gia vào nghiêm cứu có nhận thức tốt về yếu tố nguy cơ đột quỵ não trong khi chỉ có 32,1% trƣờng hợp có nhận thức không đạt về yếu tố nguy cơ đột quỵ não [42].

Ngoài ra, một số nghiên cứu khác của Hickey [35] và Holly [30] cũng cho thấy kết quả khả quan hơn nữa (tỷ lệ ngƣời tham gia nghiên cứu có nhận thức đạt lên tới 70%). Trái lại, một nghiên cứu của Eric Sampane ở miền Nam Gahana vào năm 2014 lại cho thấy rằng chỉ có 24% ngƣời dân có nhận thức tốt về các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não [31].

Ở trong nƣớc, cho đến hiện nay, cũng đã có một số nghiên cứu đề cập đến nhận thức về đột quỵ não ở những bệnh nhân đột quỵ não, thân nhân bệnh nhân hay ngƣời dân trong cộng đồng [3], [17]. Tuy nhiên, hầu hết những

nghiên cứu đó chƣa đi sâu vào phân tích sâu từng yếu tố trong các yếu tố nguy cơ hàng đầu.

Nhƣ vậy, có sự chƣa có sự đồng nhất hoàn toàn về nhận thức của ngƣời dân đối với các yếu tố nguy cơ đột quỵ não giữa các nghiên cứu. Điều này có lẽ đƣợc giải thích do sự khác biệt về chủng tộc, vùng địa lý, cỡ mẫu, thời gian tiến hành giữa các nghiên cứu,… ở các vùng miền khác nhau trên thế giới. Mặc dù vậy, theo hầu hết các tác giả thì nhận thức của ngƣời dân đối với các yếu tố nguy cơ đột quỵ não còn tƣơng đối hạn chế. Điều này trở nên hết sức quan trọng khi đột quỵ não ngày càng phổ biến và có xu hƣớng ngày càng trẻ hóa. Đặc biệt là khi tỷ lệ tử vong và tàn tật do đột quỵ não gây ra vẫn còn cao, nhất là ở các nƣớc đang phát triển.

Theo các chuyên gia, đột quỵ não có thể dự phòng đƣợc hơn 80% nếu chúng ta hiểu biết rõ về các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não, đặc biệt các yếu tố nguy cơ điều chỉnh đƣợc. Trong đó, tăng huyết áp, đái tháo đƣờng, rối loạn mỡ máu và lối sống là các yếu tố quan trọng nhất [34].

Đối với đột quỵ não, tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất và có thể điều chỉnh đƣợc. Vậy mà trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ ngƣời dân nhận thấy đƣợc vai trò của yếu tố nguy cơ hết sức nguy hiểm này chỉ ở mức < 40%. Kết quả tƣơng tự cũng có nghiên cứu của Hickey và cs (27,8%) [35]. Trên thực tế, đây là điều cần phải hết sức chú ý và đáng báo động. Thật vậy, tỷ lệ này trong nghiên cứu chúng tôi thấp hơn khi so với một số tác giả khác nhƣ Monaliza và cs (58,45%) [42] và Julie Billett và cs (94%) [25]. Đối với những bệnh nhân tăng huyết áp ở nhóm tuổi 40 - 70, mỗi mức tăng 20mmHg đối với huyết áp tâm thu và 10mmHg đối với huyết áp tâm trƣơng sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ bị đột quỵ não [23]. Qua đây ta thấy, công tác truyền thông sức khỏe nói chung và sự tham vấn trực tiếp của nhân viên y tế, đặc biệt là y tế ở tuyến cơ sở đối với ngƣời dân trong cộng đồng về tầm quan

trọng thực sự của tăng huyết áp cần phải đƣợc đánh giá và xem xét lại một cách đầy đủ và hệ thống. Mỗi chúng ta cũng cần nhìn thẳng vào thực trạng đáng phải báo động này.

Bên cạnh tăng huyết áp, đái tháo đƣờng cũng là một yếu tố nguy cơ vô cùng quan trọng đối với đột quỵ não. Đái tháo đƣờng và tăng huyết áp là hai yếu tố song hành làm cho động mạch dễ bị tổn thƣơng, và tất yếu xơ vữa động mạch đƣợc hình thành. Đến lƣợt mình, xơ vữa động mạch chính là thủ phạm đối với đột quỵ não qua nhiều cơ chế khác nhau. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chƣa đến 10% ngƣời dân trong nghiên cứu này nhận thức rằng đái tháo đƣờng là yếu tố nguy cơ của đột quỵ não. Luận điểm có ý nghĩa cao này còn đƣợc củng cố thêm bởi một số công trình nghiên cứu khác. Theo Hickey và cs, chỉ có 4% ngƣời dân cho rằng đái tháo đƣờng là yếu tố nguy cơ của đột quỵ não [35]. Ngƣợc lại, một số nghiên cứu của một số tác giả khác lại cho tỷ lệ cao hơn nhƣ Monaliza và cs (43,68%) [42] và Julie Billett và cs (48%) [25]. Mặc dù vậy, nhìn chung tỷ lệ ngƣời dân nhận thức rõ về vai trò của đái tháo đƣờng chỉ ở mức dƣới 50%. Điều này thực sự nguy hiểm khi đái tháo đƣờng ngày càng trở thành đại dịch trên khắp thế giới, nhất là ở Việt Nam. Nhƣ vậy, rõ ràng một lần nữa công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của ngƣời dân về các yếu tố nguy cơ đột quỵ não nói chung, đặc biệt là hai yếu tố tăng huyết áp và đái tháo đƣờng là một việc làm có ý nghĩa sống còn, nhằm nỗ lực làm giảm gánh nặng do đột quỵ gây ra.

Trong nghiên cứu này, tỷ lệ ngƣời dân cho rằng tăng cholesterol máu là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của đột quỵ não ở mức rất thấp (2,5%). Đây là điều ít ai nghĩ đến nhƣng đó lại là thực tế. Kết quả này thấp hơn rất nhiều khi so với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác nhƣ Monaliza và cs (19,27%) [42], Hickey và cs (20,6%) [35], và Julie Billett và cs (80%) [25]. Với lối sống ít vận động nhƣng lại ăn nhiều thức ăn chứa

nhiều cholesterol hoặc nội tạng động vật hoặc thức ăn nhanh,…thì tình trạng tăng cholesterol máu sẽ xuất hiện ngày càng phổ biến hơn. Chính điều đó sẽ góp phần làm cho thành động mạch dễ bị tổn thƣơng hơn rất nhiều. Nhƣ vậy, cũng cần làm rõ cho ngƣời dân biết rằng đây là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh tim mạch nói chung và của đột quỵ não nói riêng bởi lẽ nó là yếu tố có thể điều chỉnh đƣợc.

Hiện nay, béo phì, đặc biệt là béo phì bụng là một vấn đề sức khỏe đƣợc nhiều quốc gia quan tâm bởi sự gia tăng với tốc độ chóng mặt của nó. Chính yếu tố này cũng đƣợc xếp vào 10 yếu tố nguy cơ hàng đầu của đột quỵ não [46]. Trong khi nó chƣa đƣợc ngƣời dân coi trọng qua nghiên cứu của chúng tôi. Cụ thể, chỉ có 3,5% ngƣời dân nhận thức rằng béo phì yếu tố nguy cơ của đột quỵ não. Kết quả này thấp hơn nhiều khi so với tác giả Julie Billett và cs (60%) [25]. Cũng nhƣ đã đề cập ở trên, với lối sống tĩnh tại nhƣng lại ăn nhiều thức ăn chứa nhiều cholestrol hoặc tinh bột của một số bộ phận ngƣời dân hiện nay thì béo phì là một vấn nạn của nền y tế của chúng ta. Về mặt cơ chế, béo phì một thành tố quan trọng của hội chứng chuyển hóa, sẽ kéo theo rất nhiều rối loạn khác, bao gồm sự đề kháng insulin và viêm thành mạch,…Từ đó làm cho sự tổn thƣơng thành mạch rất dễ xảy ra trong khi những biến chứng mạch máu nghiêm trọng, gây tử vong và tàn tật cao chính là đột quỵ não và nhồi máu cơ tim. Vì thế, với con số 3,5% nhƣ đã đề cập ở trên, chúng ta, những ngƣời làm công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, tất yếu rất còn nhiều công việc phải làm mới mong làm giảm sự nguy hiểm do đột quỵ gây ra.

Ngày nay, với sự phát triển nhƣ vũ bão của xã hội, nhất là thời buổi kinh tế thị trƣờng chuyển dần sang kinh tế tri thức thì stress/lo âu là điều khó mà ai tránh khỏi. Trong khi đó, yếu tố này cũng đƣợc chứng minh là một trong 10 yếu tố nguy cơ hàng đầu (chịu trách nhiệm đến 90% trƣờng hợp đột

quỵ não) [46]. Nếu biết đƣợc điều này chắc có lẽ ai cũng chú ý đến nó để mà còn hạn chế và né tránh bớt đi những lo âu, phiền muộn trong cuộc sống hằng ngày. Tuy vậy, trong nghiên cứu chúng tôi, yếu tố stress/lo âu chƣa đƣợc ngƣời dân quan tâm đúng mức. Cụ thể là chỉ có 40,2% ngƣời dân cho rằng stress/lo âu thƣờng xuyên sẽ làm gia tăng nguy cơ đột quỵ não. Vì sao nhận thức của ngƣời dân chƣa đƣợc đầy đủ? Điều này có lẽ liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhƣ trình độ dân trí của ngƣời dân, hệ thống y tế ở cơ sở, công tác truyền thông sức khỏe của ngành y tế,…Cùng với đó, tỷ lệ ngƣời dân nhận thức về các yếu tố khác đối với lối sống cũng còn thấp nhƣ ít vận động (35,6%), chế độ không thích hợp (ăn mặn, ăn nhiều chất béo) (27,5%), uống nhiều rƣợu bia (14,6%) và hút thuốc lá (11,1%). Trên tổng thể, tỷ lệ này thấp hơn so với các nghiên cứu khác [35], [42], [25], [37]. Thực tế cho thấy đây là những yếu tố nguy cơ rất gần gũi với cuộc sống đời thƣờng của mỗi ngƣời dân. Do đó, nếu bản thân họ biết đƣợc tầm quan trọng thực sự của các yếu tố có thể điều chỉnh đƣợc này thì chắc chắn công tác dự phòng đột quỵ não sẽ đƣợc hiệu quả hơn. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức ngƣời dân qua nhiều kênh thông tin khác nhau, ở nhiều thời điểm và bối cảnh khác nhau.

Tóm lại, nhận thức của ngƣời dân về các yếu tố nguy cơ đột quỵ não nói chung còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các yếu tố nguy cơ hết sức quan trọng nhƣ tăng huyết áp và đái tháo đƣờng. Rõ ràng, việc nâng cao nhận thức của ngƣời dân về các yếu tố này là việc cần làm ngay nếu chúng ta muốn làm giảm tỷ lệ mới mắc, hiện mắc, tử vong, tàn tật và chi phí điều trị đối với đột quỵ não.

4.1.1.2. Nhận thức của ngƣời dân về biểu hiện cảnh báo của đột quỵ não

Nhận thức chung của ngƣời dân đối với các biểu hiện cảnh báo của đột quỵ não. Trƣớc hết, phải nói rằng việc nhận ra đƣợc các biểu hiện cảnh báo về đột quỵ não có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc điều trị sớm cho ngƣời

bệnh bởi lẽ tổn thƣơng não tiến triển rất nhanh trong khi khả năng hồi phục thì rất kém. Ví dụ, khung giờ vàng để bệnh nhân nhồi máu não có thể dùng đƣợc thuốc tiêu sợi huyết là 3 giờ đầu. Mặc dù vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi có đến gần 60% ngƣời dân có nhận thức ở mức không đạt và chỉ có 12,4% ngƣời dân có nhận thức tốt về các biểu hiện cảnh báo của đột quỵ não. Kết quả tƣơng tự cũng đƣợc báo cáo bởi Hickey và cs [35] và Holly và cs [30]. Theo Hickey và cs thì có đến 69,3% ngƣời dân có nhận thức không đạt về biểu hiện cảnh báo đột quỵ não [35]. Tuy nhiên, khi so với một số tác giả khác trên thế giới thì kết quả của chúng tôi là không tốt bằng. Chẳng hạn, trong nghiên cứu của Monaliza và cs, có tới 96,15% ngƣời dân có nhận thức rất tốt về dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ não trong khi chỉ có 0,64% ngƣời dân có nhận thức ở mức trung bình, và 0,86% ngƣời dân có nhận thức ở mức hạn chế [42]. Mặt khác, một nghiên cứu tại Uganda [37] cũng đã chỉ ra rằng tỷ lệ ngƣời dân có nhận thức không đạt về các biểu hiện cảnh báo của đột quỵ não ở mức thấp hơn chúng tôi (40,3%). Cũng ở khía cạnh nhận thức về biểu hiện cảnh báo đột quỵ não, một con số khác cũng đáng để chúng ta phải suy ngẫm. Đó là có đến 32,6% ngƣời dân trong cộng đồng không biết gì cả về các biểu hiện cảnh báo đột quỵ não. Con số này tuy có thấp hơn so với một nghiên cứu ở Uganda (75,1%) [37] nhƣng lại cao hơn khi so với nghiên cứu của Hickey và cs (22,9%) [35]. Từ những dữ liệu kể trên, có thể thấy rằng sự nhận thức của ngƣời dân về biểu hiệu cảnh báo của đột quỵ não là một thực trạng đáng phải báo động, cần phải có những biện pháp thích hợp và hiệu quả nhằm nâng cao kịp thời nhận thức của ngƣời dân trong cộng đồng. Có nhƣ vậy, thì việc điều trị cho bệnh nhân mới đƣợc tốt hơn. Đến đây, một câu hỏi lớn cần đặt ra là vì sao nhận thức của ngƣời dân về đột quỵ não còn ở mức thấp nhƣ vậy trong khi đây là một nhóm bệnh vô cùng phổ biến và nguy hiểm cho tính mạng con ngƣời?

Nhìn chung, các biểu hiện cảnh báo đột quỵ não thƣờng gặp nhất là liệt nửa ngƣời (bao gồm cả liệt mặt) và rối loạn về ngôn ngữ (rối loạn phát âm hoặc mất ngôn ngữ vận động,…). Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ ngƣời ngƣời dân cho rằng đột ngột bị tê bì hoặc liệt nửa ngƣời hoặc đột ngột bị rối loạn về ngôn ngữ (lời nói) là những biểu hiện cảnh báo của đột quỵ não còn ở mức rất thấp với các giá trị lần lƣợt là 4,8% và 8,8%. Kết quả này thấp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác. Theo Hickey và cs, 15,5% ngƣời dân cho rằng yếu hoặc liệt nửa ngƣời là biểu hiện cảnh báo của đột quỵ [35]. Trong khi đó, con số này trong nghiên cứu của Julie Billett và cs [25] cũng nhƣ của Monaliza và cs [42] còn cao hơn nhiều với các giá trị lần lƣợt lên tới 66% và 98,28%. Cũng trong nghiên cứu của Monaliza và cs, có đến 94,64% ngƣời dân cho rằng đột ngột rối loạn ngôn ngữ là biểu hiện cảnh báo đột quỵ não.

Ở trong nƣớc, một nghiên cứu tại Nghệ An [3], một nghiên cứu của Nguyễn Đình Chính cũng cho kết quả cao hơn chúng tôi. Cụ thể, tỷ lệ ngƣời dân cho rằng đột ngột liệt nửa ngƣời và đột ngột nói khó là những biểu hiện cảnh báo của đột quỵ não lần lƣợt là 47% và 50,1%. Điều đó cho thấy rằng sự hiểu biết của ngƣời dân về các dấu hiệu cảnh báo thƣờng gặp của đột quỵ não trong nghiên cứu chúng tôi ở mức quá thấp. Điều này có thể liên quan đến trình độ dân trí, sự quan tâm đến sức khỏe của ngƣời dân trong cộng đồng cũng nhƣ công tác tuyên truyền, hƣớng dẫn ngƣời dân về khía cạnh kể trên. Rõ ràng, điều này trở nên vô cùng quan trọng khi đột quỵ ngày càng phổ biến. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, cứ mỗi 40 giây có 1 trƣờng hợp đột quỵ não xảy ra [27]. Còn tại Việt Nam, theo Lê Văn Thành, mỗi năm có khoảng 200.000 bệnh nhân đột quỵ não [14]. Chính vì thế, cần nâng cao công tác tuyên truyền kiến thức đột quỵ não cho ngƣời dân, bao gồm cả dấu hiệu cảnh báo. Trong đó, vai trò của y tế tuyến cơ sở là hết sức quan trọng.

4.1.1.3. Các nguồn thông tin giúp ngƣời dân hiểu biết về đột quỵ não.

Qua khảo sát, ngƣời dân đã sử dụng nhiều nguồn thông tin khác nhau để hiểu biết về những kiến thức đối với đột quỵ não. Trong đó, nguồn thông tin từ ngƣời thân và ngƣời xung quanh chiếm tỷ lệ cao nhất (41,2%), kết tiếp theo là từ ti vi, nhân viên y tế, Internet, và sách báo (với các giá trị lần lƣợt 29,3%, 12,1%, 8,8% và 6,1%), và thấp nhất là radio (0,3%). Kết quả này có điểm tƣơng đồng, có điểm khác biệt với một số nghiên cứu khác trên thế giới. Theo Eric Sampane và cs, các nguồn thông tin mà bệnh nhân sử dụng để có đƣợc kiến thức về đột quỵ não chiếm tỷ lệ lần lƣợt là: 45% từ gia đình, 40% từ Radio, 33% từ nhân viên y tế, 32% từ ti vi, 9% từ internet, 9% từ báo chí [31]. Trong khi đó, theo báo cáo của tác giả Nakibuuka và cs thì có đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhận thức về các nguy cơ và biểu hiện cảnh báo đột quỵ não của người dân tại phường sơn tây thành phố pleiku tỉnh gia lai năm 2016 (Trang 55 - 64)