Mối liên quan giữa một số yếu tố và sự nhận thức của ngƣời dân về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhận thức về các nguy cơ và biểu hiện cảnh báo đột quỵ não của người dân tại phường sơn tây thành phố pleiku tỉnh gia lai năm 2016 (Trang 64 - 79)

tố nguy cơ của đột quỵ não

Trong nghiên cứu này, tuổi và giới tính không có liên quan với sự nhận thức của ngƣời dân về các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não với các giá trị p lần lƣợt 0,45 và 0,214. Kết quả tƣơng tự cũng có trong nghiên cứu của Monaliza và cs với các giá trị p lần lƣợt 0,276 và 0,333 [42]. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Julie Billett và cs cũng góp phần ủng hộ luận điểm này [25].

Tuy nhiên, chúng tôi lại tìm thấy mối liên quan độc lập giữa nghề nghiệp và sự nhận thức của ngƣời dân về các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não qua phân tích hồi quy đa biến. Trong đó, những ngƣời dân là công nhân viên chức có nhận thức tốt hơn rất nhiều lần khi so với những ngƣời dân có nghề còn lại với p < 0,001. Kết quả tổng quan y văn cho thấy chƣa có nhiều dữ liệu từ những nghiên cứu khác để có thể so sánh và phân tích sâu hơn. Mặc dù vậy, kết quả này đƣợc xem nhƣ là những ghi nhận ban đầu của nghiên cứu chúng tôi và có thể đƣợc lý giải là những ngƣời làm công chức viên chức thƣờng có trình độ học vấn cao, cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn thông tin khác nhau tốt hơn và đi khám sức khỏe định kỳ thƣờng xuyên hơn. Chính những điều đó đã làm cho hiểu biết của họ về bệnh tật nói chung, đột quỵ não nói riêng tốt hơn nhiều so với những đối tƣợng còn lại.

Bên cạnh yếu tố nghề nghiệp, trình độ học vấn cũng đã đƣợc chứng minh là có liên quan độc lập với sự nhận thức đạt của ngƣời dân về các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não qua phân tích hồi quy đa biến. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Monaliza và cs. Theo các tác giả này, những ngƣời dân có trình độ học vấn cao hơn sẽ có nhận thức tốt hơn về các yếu tố nguy cơ đột quỵ não với p = 0,001 [42]. Mặt khác, một nghiên cứu khác của

Afshin Borhani và cũng đã nhấn mạnh rằng trình độ học vấn không những ảnh hƣởng đến nhận thức mà còn ảnh hƣởng đến cả thái độ của của ngƣời dân (p = 0,038) [19]. Ngoài ra, bằng chứng tƣơng tự còn đƣợc đƣa ra bởi Anne Hickey và cs (p < 0,001) [20]. Luận điểm này, một lần nữa, cho thấy giáo dục con ngƣời là vấn đề vô cùng quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có cả sự nhận thức về bệnh tật. Rõ ràng, ngƣời có học vấn cao thì sẽ có nhiều cơ hội tìm hiểu về kiến thức đột quỵ não hơn và khả năng phân tích, ghi nhớ thông tin sẽ tốt hơn.

Cùng với 2 yếu tố trên, thu nhập bình quân cũng có liên quan độc lập với nhận thức của ngƣời dân về yếu tố nguy cơ của đột quỵ não. Cụ thể, những ngƣời dân có thu nhập bình quân ở mức thấp có nhận thức không tốt bằng so với những ngƣời dân có thu nhập bình quân từ mức trung bình trở lên với OR = 11,54 và p < 0,001. Kết quả này tƣơng đồng với kết quả trong nghiên cứu của Monaliza và cs. Theo đó, thu nhập hàng tháng càng cao thì nhận thức của ngƣời dân về các yếu tố nguy cơ đột quỵ não càng tốt với p = 0,006 [42].

Hơn thế nữa, luận điểm này còn đƣợc củng cố chắc chắn hơn bởi các bằng chứng tƣơng tự có từ các nghiên cứu của Afshin Borhani và cs (p = 0,003) [19]. Điều này cũng phù hợp với thực tế rằng một khi mức thu nhập còn thấp thì ngƣời dân chỉ tập trung vào việc mƣu sinh nhằm thỏa mãn cơ bản về nhu cầu “ăn, mặc, ở”. Do vậy, họ sẽ ít quan tâm và chú ý nhiều đến vấn đề nâng cao kiến thức về sức khỏe nói chung, đột quỵ não nói riêng mặc dù sức khỏe là thứ quý giá trong cuộc sống mỗi con ngƣời. Đó là một nghịch lý nhƣng vẫn cứ tồn tại từ trƣớc cho đến nay. Ở đây, điều quan trọng là chính mỗi ngƣời chúng ta cũng cần phải nhận thức lại vấn đề này đồng thời trao đổi, hƣớng dẫn thêm cho ngƣời dân để họ có thể nhận ra và điều chỉnh kịp thời.

Qua đây ta thấy việc xác định đƣợc yếu tố nào có liên quan mật thiết với nhận thức của ngƣời dân về các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não sẽ giúp chúng ta có những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao kiến thức, hiểu biết của ngƣời dân. Từ đó, việc dự phòng đột quỵ não sẽ hiệu quả hơn nhiều. Đó cũng là kết quả cuối cùng mà ai cũng mong đợi trong công tác chăm sóc sức khỏe ngƣời dân.

4.2.2Mối liên quan giữa một số yếu tố và sự nhận thức của ngƣời dân về các biểu hiện cảnh báo của đột quỵ não hiện cảnh báo của đột quỵ não

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tuổi và giới tính cũng không có liên quan với sự nhận thức của ngƣời dân về các biểu hiện cảnh báo của đột quỵ não với các giá trị p lần lƣợt là 0,9 và 0,889. Kết quả tƣơng tự cũng đã đƣợc báo cáo bởi tác giả Julie Billett và cs [25] và Monaliza và cs [42]. Điều này cho thấy chúng ta cần quan tâm đến mọi nhóm tuổi, mọi giới tính khi thực hiện việc nâng cao nhận thức của ngƣời dân về đột quỵ não.

Trái lại với 2 yếu tố kể trên, nghề nghiệp lại có liên quan độc lập với sự nhận thức của ngƣời dân về dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ não. Trong đó, tƣơng tự nhƣ nhận thức về các yếu tố nguy cơ, ngƣời là công nhân viên chức có nhận thức tốt hơn so với những nhóm nghề còn lại (p < 0,001). Vì vậy, chúng ta cần tập trung hƣớng dẫn, giáo dục thêm cho những ngƣời dân là nông dân, công nhân, tiểu thƣơng,… về những kiến thức của đột quỵ não nói chung.

Cùng với yếu tố nghề nghiệp, trình độ học vấn cũng đã đƣợc xác định là có liên quan (mặc dù không độc lập) với nhận thức về dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não. Luận điểm tƣơng tự cũng đã đƣợc đƣa ra bởi Jane Nakibuuka và cs qua một nghiên cứu lớn trên 1616 đối tƣợng với OR = 4,29 (khoảng tin cậy 95%: 2,13 - 8,62) [37] và một số tác giả khác trên thế giới [20].

Cũng theo chính tác giả Jane Nakibuuka thì kiến thức về đột quỵ ở Uganda còn quá nghèo nàn và do vậy chiến lƣợc giáo dục nhằm nâng cao kiến thức cho ngƣời dân cần đƣợc tiến hành càng sớm càng tốt [37]. Rõ ràng, điều tƣơng tự cũng đúng với đất nƣớc chúng ta, đặc biệt là đối với những tỉnh miền núi, thuộc khu vực Tây Nguyên nhƣ Gia Lai của chúng tôi.

Mặt khác, trong nghiên cứu này, thu nhập bình quân cũng có tác động độc lập đến nhận thức của ngƣời dân về các biểu hiện cảnh báo của đột quỵ não. Cụ thể là những ngƣời dân có thu nhập thấp có nhận thức không tốt bằng so với nhóm có thu nhập trung bình trở lên với p = 0,001 qua phân tích hồi quy logistic đa biến. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Afshin Borhani và cs. Theo các tác giả này, có mối tƣơng quan rõ ràng giữa mức thu nhập và nhận thức của ngƣời dân về các dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ não với p = 0,012 [19]. Nhƣ vậy, thu nhập bình quân không những ảnh hƣởng đến nhận thức về các yếu tố nguy cơ mà còn ảnh hƣởng đến cả nhận thức về các biểu hiện cảnh báo của đột quỵ não. Những lý giải cho mối liên quan này cũng tƣơng tự nhƣ phần nhận thức về các yếu tố nguy cơ. Điều cốt lõi là chúng ta cần phải tiến hành ngay việc nâng cao kiến thức nhằm cải thiện sự hiểu biết đúng đắn của ngƣời dân về các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não. Từ đó họ nhập viện sớm hơn và cơ hội điều trị thành công sẽ cao hơn.

Tóm lại, việc xác định đƣợc các yếu tố liên quan kể trên có ý nghĩa quan trọng trong công tác dự phòng và điều trị hiệu quả đột quỵ não. Tuy rằng nghiên cứu này còn có một số hạn chế nhất định và chƣa thể đại diện đầy đủ cho cộng đồng nhƣng những kết quả thu đƣợc nhƣ là những tiếng chuông cảnh báo đầu tiên về thực trạng nhận thức của ngƣời dân đối với đột quỵ não. Đồng thời nó cũng mở ra những hƣớng nghiên cứu mới trong tƣơng lai về đột quỵ não ở Tây Nguyên nói riêng và cả nƣớc nói chung.

Chƣơng 5. KẾT LUẬN

Trong nghiên cứu này, nhận thức của ngƣời dân về yếu tố nguy cơ và biểu hiện cảnh báo đột quỵ não còn hạn chế

- Nhận thức của ngƣời dân về yếu tố nguy cơ đột quỵ não: Tỷ lệ ngƣời dân có nhận thức không đạt, đạt, và tốt về các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não trong cộng đồng lần lƣợt là 51,3% , 48,9% và 42,9%.

- Nhận thức của ngƣời dân về dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não: Tỷ lệ ngƣời dân có nhận thức không đạt, đạt, và tốt về các biểu hiện cảnh báo của đột quỵ não trong cộng đồng lần lƣợt là 58,8%, 41,2% và 12,4%.

- Một số yếu tố liên quan độc lập với nhận thức của ngƣời dân về các yếu tố nguy cơ và các dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ não

 Có 3 yếu tố liên quan độc lập với nhận thức của ngƣời dân về các yếu tố nguy cơ đột quỵ não, bao gồm nghề nghiệp, thu nhập bình quân và trình độ văn hóa.

 Có 2 yếu tố liên quan độc lập với nhận thức của ngƣời dân về biểu hiện cảnh báo đột quỵ não, bao gồm nghề nghiệp, thu nhập bình quân.

Chƣơng 6. Khuyến nghị

Dựa vào phần bàn luận và kết luận, chúng tôi xin có kiến nghị sau: Cần nâng cao nhận thức của ngƣời dân trong cộng đồng hơn nữa để họ hiểu rằng đột quỵ não là một bệnh phổ biến hiện nay và có thể phòng ngừa cũng nhƣ điều trị đƣợc nếu phát hiện sớm đồng thời nên tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng để ngƣời dân hiểu biết nhiều hơn nữa về các yếu tố nguy cơ, các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não giúp ngƣời dân phòng ngừa đột quỵ não thông qua nhiều kênh thông tin truyền thông khác nhau, đặc biệt là từ nhân viên y tế, bao gồm cả y tế tuyến cơ sở.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dƣơng Đình Chính, Nguyễn Văn Chƣơng và cộng sự (2011), Một số đặc điểm dịch tế học tai biến mạch máu não tại Nghệ An 2000-2007,

tạp chí Y Học Thực Hành.

2. Nguyễn Văn Chƣơng (2010,), "Đại cƣơng đột quỵ não", Bộ môn nội thần kinh, Học viện quân y

3. Dƣơng Đình Chính và Nguyễn Văn Hƣơng (2011), "Kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc bệnh nhân bị đột quỵ não tại cộng đồng tỉnh Nghệ An.", Y học thực hành. 5, tr. 763.

4. Địa giới hành chính Pleiku. (2012), "Danh sách các đơn vị hành chính thuộc Pleiku", https://vi.wikipedia.org/wiki/Pleiku.

5. Quyết Định (2015), Mức chuẩn nghèo mới trong giai đoạn 2016- 2020, Văn phòng chính phủ Việt Nam.

6. Lê Thanh Hải, Nguyễn Đức Hoàng và CS (2005), Nghiên cứu Bilan lipid ở bệnh nhân nhồi máu não, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, đại hôi nội tiết và đái thái đƣờng việt nam lần thứ ba.

7. Hoàng Khánh (1996), 6 nghiên cứu mối liên quan giữa thời tiết và tai biến mạch máu não ở người trưởng thành tại thừa thiên huế, luận án tiến sĩ khoa học y dƣợc, Đại học y Hà Nội.

8. Hội Thần Kinh Học TP. Hồ Chí Minh (2014), Hội nghị về đột quỵ khu vực châu Á Thái Bình Dương 2014, TP. Hồ Chí Minh,.

9. Hoàng Khánh (1997), "Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu nao ở ngƣời lớn tại Huế", NC và TTYH. 1, tr. 63-68.

10. Hoàng Khánh (2009), Tai biến mạch máu não - Từ yếu tố nguy cơ đến dự phòng, Trƣờng Đại Học Y Dƣợc Huế, Nhà xuất bản Đại học Huế. 11. Vũ Anh Nhị và cộng sự (2012), Thần kinh học, Nhà xuất bản Đại học

Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Đào Ngọc Quân và Trần Thị Xuân Hòa (2011), Tìm hiểu kiến thức phòng chống bệnh tăng huyết áp của bệnh nhân tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Gia Lai, NCKH Điều dưỡng.

13. Trịnh Viết Thắng , Nguyễn Minh Hiện và công sự (2008), "Một số đặc điểm dịch tễ học đột quỵ não ở tỉnh Khánh Hòa", BÀI BÁO KHOA HỌC.

14. Lê Văn Thành (2010), "Lễ phát động Ngày Đột quỵ thế giới tổ chức ngày 14/10 tại TP HCM".

15. Ngọ Xuân Thành, Hoàng Khánh và CS (2000), " Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tai biến mạch máu não", Tạp chí y học thực hành. 8(385), tr. 21-27.

16. Nguyễn Văn Triệu và cộng sự (2007), "Đánh giá tình trạng hiểu biết của ngƣời dân Hải Dƣơng về đột quỵ", Viện Quân Y 7

17. Vũ Anh Nhị, Lê Văn Tuấn và cs (2003), "Nghiên cứu sự hiểu biết về tai biến mạch máu não trên thân nhân và bênh nhân tai biến mạch máu não.", Y học TP Hồ Chí Minh. Tập 7(1).

18. Ngo Van Quang và et al. (2012), "Symptoms and risk factors for stroke in a community-based observational sample in Viet Nam", Journal of Epidemiology and Global Health. 2012(2), tr. 155– 163.

19. Afshin Borhani Haghighi, Ali Asghar Karimi và Et al (2010), " Knowledge and Attitude towards Stroke Risk Factors, Warning Symptoms and Treatment in an Iranian Population.", Med Princ Pract

(19), tr. 468–472.

20. Anne Hickey & Ann O'Hanlon và et al (2009), " Stroke awareness in the general population: knowledge of stroke risk factors and warning signs in older adults", http://www.biomedcentral.com/1471-2318/9/35,. 21. Antonio Di Carlo ( 2009), "Human and economic burden of stroke",

Age and Ageing. 38, tr. 4–5

22. Stroke Association (2013), "Stroke Statistics", www.stroke.org.uk. 23. M.A. Barbara (2006), Seventh Report of the Joint National Committee

(JNC 7) on Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure: National Heart, Lung, and Blood Institute, National High Blood Pressure Education Program., http://www.nhlbi.nih.gov/guidelines/hypertension/jnc7full.pdf.

24. BHF (2012), "Stroke Statistics 2009 edition", British Heart Foundation.www.heartstats.org

25. Julie Billett (2001), "Knowledge about Stroke in Adults from Rural Communities", Masters Theses, tr. 582.

26. R. Collins và McMahon (1994), "Stroke prevention by practitioner- Epidemiology. Blood pressure, antihypertensive drug treatment and risks of stroke and of coronary heart disease. ", The European Stroke Initiative. 50, tr. 272- 298.

27. Dariush Mozaffarian, Emelia J và et al (2016 ), "Heart Disease and Stroke Statistics", A Report From the American Heart Association. 14, tr. 167-197.

28. DH (2007), "National Stroke Strategy.Department of Health",

http://www.dh.gov.uk/en/Publicationsandstatistics/Publications/Public

ationsPolicyAndGuidance/D.

29. Dr Kathleen Strong (2007), "Preventing stroke: saving lives around the world", the Lancet Neurology. 6(2), tr. 182-187.

30. Holly DT (2010), "Knowledge of stroke warning signs and risk factors : a survey of Irish adults [MSc Thesis]", Dublin: Royal College of Surgeons in Ireland.

31. Eric Sampane (2014), A Study of Stroke in Southern Ghana: Epidemiology, Quality of Life and Community Perceptions, Thesis Faculty of Medicine, School of Health Sciences, University of Iceland. 32. Goh Kuok Wey, Koh Mei Sim và Lim Jia Min (2013), Awareness of

stroke risk factors and warning signs among universiti tunku abdul rahman staff, thesis Bachelor of physiotherapy (hons), universiti Tunku Abdul Rahman, faculty of medicine and health sciences department of physiotherapy.

33. Goldstein LB, Bushnell CD và et al ( 2011), "Guidelines for the primary prevention of stroke: a guideline for healthcare professionals",

the American Heart Association/American Stroke Association. 42(2), tr. 517.

34. D. G. Hackam và J. D. Spence (2007), "Combining multiple approaches for the secondary prevention of vascular events after stroke: a quantitative modeling study", Stroke. 38(6), tr. 1881-5.

35. A Hickey và D. Holly (2011), "Knowledge of stroke risk factors and warning signs in Ireland: development and application of the Stroke Awareness Questionnaire (SAQ)", Int J Stroke. 7(4), tr. 298-306.

36. J. Montaner, C.Vidal và et al (2001), "Selecting the target and the message for a stroke public education campaign: A local survey conducted by neurologists", European Journal of Epidemiology. 17, tr. 581-586.

37. Nakibuuka Jane, Martha Sajatovic và . et al (2014), " Knowledge and

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhận thức về các nguy cơ và biểu hiện cảnh báo đột quỵ não của người dân tại phường sơn tây thành phố pleiku tỉnh gia lai năm 2016 (Trang 64 - 79)