HỢP CHẤT HỮU CƠ DỄ BAY HƠI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính chất nhạy hơi acetone của vật liệu zno có cấu trúc phân nhánh biến tính bề mặt bởi các hạt nano nio (Trang 57 - 59)

1.3.1.3 .Tính chất điện của vật liệu ZnO

1.6. HỢP CHẤT HỮU CƠ DỄ BAY HƠI

Hợp chất hóa học bất kì có chứa đựng tối thiểu một ngun tử cacbon (C) và một nguyên tử hiđro (H) được xem là hợp chất hữu cơ. Dựa vào tính bay hơi hợp chất hữu cơ được phân thành hợp chất hợp cơ dễ bay hơi (VOCs), hợp chất hữu cơ ít bay hơi (SVOCs) và hợp chất hữu cơ khơng bay hơi (NVOCs). Trong đó, VOCs được cục bảo vệ mơi trường của Mỹ (U.S. Environmental Protection Agency (EPA)) định nghĩa: VOCs là hợp chất hóa học hữu cơ mà sự phân hủy của chúng có thể bay hơi trong điều kiện nhiệt độ và áp suất khí quyển trong nhà bình thường. Hội đồng nghiên cứu quốc gia mô tả VOCs là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi ở nhiệt độ phòng. Một số hợp chất hữu cơ dễ bay hơi thường gặp:

Acetone (C3H6O) là chất lỏng khơng màu, có nhiệt độ sơi ở 56,5oC, nhiệt độ nóng chảy ở -94oC và mật độ 0,788 gr/cm3. Acetone là chất được sử dụng rộng rãi trong cơng nghiệp và phịng thí nghiệm. Nó là chất có hại đối với sức khỏe con người, ảnh hưởng đến mắt, mũi và cổ họng. Khi tiếp xúc với acetone khoảng 5 phút với nồng độ 300 - 500 ppm có thể gây khó chịu cho người. Ở nồng độ cao, nó có thể gây buồn nơn, chóng mặt, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của con người. Vì vậy cần phải kiểm sốt nồng độ acetone trong mơi trường để đảm bảo sức khỏe và an tồn nơi làm việc.

Ethanol (C2H5OH) là chất lỏng không màu dễ bay hơi, nhiệt độ sôi

ở 78,3oC, nhiệt độ nóng chảy là -114oC, áp suất hơi là 43 torr ở 20oC và mật độ 0,789 gr/cm3. Ethanol là hợp chất hóa học dễ cháy, là một trong những loại rượu phổ biến được sử dụng rộng rãi và có nhiều ứng dụng trong thực phẩm,

thuốc (y học), vận chuyển và cơng nghiệp hóa học. Mặc dù việc tiếp xúc với hơi ethanol khơng nguy hiểm nhưng nó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như đau đầu, hoa mắt và khó thở. Tuy nhiên, nó được sử dụng rộng rãi làm đồ uống, là một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn xe trên thế giới. Do đó, việc phát hiện nồng độ ethanol ở mức ppm là hết sức quan trọng đối với y tế và xã hội.

Methanol (CH3OH) là chất lỏng khơng màu có mùi nhẹ, nhiệt độ

sơi 65,15oC, nhiệt độ nóng chảy -93,9oC và mật độ 0,7914 gr/cm3 ở 20oC. Methanol là một dung môi hữu cơ ứng dụng rộng rãi trong nhiên liệu xe ô tô, sản suất sơn màu, thuốc nhuộm, nước hoa,…Methanol là chất rất độc, nguyên nhân gây ra sự nhiễm axit và mù lòa. Các triệu chứng của ngộ độc methanol: đau bụng, đau đầu, nhìn mờ, khó thở, chóng mặt. Người hít phải có thể gây đau đầu, buồn nơn và kích thích mắt; tiếp xúc với da kéo dài có thể gây viêm da; tiếp xúc bằng mắt có thể gây bỏng và hư mắt [1].

CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM CHẾ TẠO VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT MẪU

Trong chương này, chúng tơi trình bày tổng quan phương pháp chế tạo vật liệu ZnO có cấu trúc phân nhánh và cách lắng đọng hạt nano NiO trên bề mặt vật liệu; các dụng cụ, thiết bị phục vụ cho quá trình chế tạo mẫu; thực nghiệm chế tạo cấu trúc ZnO phân nhánh biến tính bề mặt bởi các hạt nano NiO; một số phương pháp khảo sát đặc trưng của mẫu vật liệu đã chế tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính chất nhạy hơi acetone của vật liệu zno có cấu trúc phân nhánh biến tính bề mặt bởi các hạt nano nio (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)