5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.2.3. Benzamidine ba càng chứa hợp phần α-aminoacid và phức chất của
chúng
nghiên cứu về benzamidine ba càng chứa hợp phần α-amino acid, họ đã xác định được cấu trúc, độ dài liên kết, góc liên kết của 4 phối tử benzamidine ba càng chứa hợp phần Methyl L-vanalinate và Methyl L-leucine [13]. Các phối tử này được tổng hợp từ phản ứng giữa benzamidoyl chloride với alkyl este của α-amino acid dưới sự hỗ trợ của triethylamine theo mô tả ở Hình 1.26.
Hình 1.26. Sơ đồ phản ứng điều chế các benzamidine ba càng chứa hợp phần Methyl L-vanalinate và Methyl L-leucine
Hình 1.27. Cấu trúc 4 benzamidine ba càng chứa hợp phần Methyl L-vanalinate và Methyl L-leucine [13]
Hình 1.27 trình bày cấu trúc của bốn phối tử benzamidine ba càng chứa hợp phần Methyl L-vanalinate và Methyl L-leucine được L. Beyer xác định bằng nhiễu xạ đơn tinh thể.
Trong 4 cấu trúc ở Hình 1.27, các phối tử (3v), (3v’) và (3l) có điểm chung là nguyên tử N1 không liên kết với H, nó ở dạng enamine.
Một số độ dài liên kết, góc liên kết của bốn phối tử (3v), (3v’), (3l) và (4) được trình bày ở Bảng 1.7.
Bảng 1.7. Một số độ dài liên kết, góc liên kết trong 4 phối tử benzamidine ba càng chứa hợp phần Methyl L-vanalinate và Methyl L-leucine [13] (hình 1.27)
Năm 2009, U. Abram và cộng sự công bố nghiên cứu về cấu trúc của phức chất của oxorhenium(V) với phối tử benzamidine ba càng chứa hợp phần glycine ethylester [46]. Cấu trúc của phối tử này được đưa ra ở Hình 1.28.
Hình 1.28. Cấu trúc của phối tử benzamidine ba càng chứa hợp phần glycine ethylester (HL(GlyOEt)) [46]
Phức chất của phối tử benzamidine ba càng chứa hợp phần glycine ethylester với ion kim loại Re(V)[46] đã được nghiên cứu bằng nhiễu xạ đơn tinh thể (Hình 1.29). Nghiên cứu đã chỉ ra benzamidine chứa hợp phần glycine ethylester đóng vai trò phối tử benzamidine một càng thông qua nguyên tử cho S hoặc ba càng thông qua bộ nguyên tử cho (S,N,O) khi nhóm este bị thủy phân.
[ReOCl3(HL(GlyOEt))(PPh3)] [ReOCl(LGly)(PPh3)]
Hình 1.29. Cấu trúc phức chất của Re(V) với phối tử benzamidine ba càng chứa hợp phần glycine ethylester
Năm 1999, J.J. Criado và cộng sự tiến hành nghiên cứu về hoạt tính kháng nấm của phức chất benzamidine ba càng chứa dẫn xuất vaniline và leucine với các ion kim loại Ni(II), Cu(II), Pt(II) trên dòng nấm Botrytis cinerea (gây bệnh thối xám), nấm Colletotrichum fragariae (gây bệnh thán thư), nấm Rhizoctonia solani (gây bệnh thối rễ), nấm Pleospora betae (gây bệnh thối lá). Kết quả đạt được cho thấy cả phối tử và phức chất của chúng đều có hoạt tính cao [16], [43].
Từ tổng quan đã nêu ở trên, có thể thấy hướng nghiên cứu về hóa học phối trí của (N,N-dialkylthiourea)benzamidine ba càng chứa hợp phần
α-amino acid là một hướng nghiên cứu mới với phạm vi nghiên cứu rộng và tiềm năng ứng dụng lớn. Tuy nhiên, hiện vẫn còn đang ở thời kỳ sơ khai. Việc tổng hợp, khảo sát phối tử và phức chất còn thiếu tính hệ thống. Cụ thể, chỉ có một số ít phối tử (N,N-dialkylthiourea)benzamidine ba càng chứa hợp phần α-amino acid và phức chất của chúng với Ni(II), Cu(II), Pt(II), Re(V) được khảo sát nhưng chỉ có vài cấu trúc được làm sáng tỏ bằng các phương pháp hiện đại như nhiễu xạ tia X trên đơn tinh thể. Hoạt tính sinh học tiềm năng của lớp hợp chất này chưa được quan tâm đúng mức. Hiện chỉ có 6 phức chất của Ni(II), Cu(II), Pt(II) được được khảo sát hoạt tính kháng nấm, còn các hoạt tính khác như kháng khuẩn, kháng virut, kháng tế bào ung thư… chưa được thực hiện. Những nghiên cứu nhỏ lẻ trên một vài phức chất gây hạn chế việc làm rõ mối liên hệ giữa hoạt tính sinh học và cấu trúc.
Do vậy yêu cầu đặt ra là cần nghiên cứu một cách có hệ thống cấu trúc các phức chất của (N,N-dialkylthiourea)benzamidine ba càng chứa hợp phần α-amino acid với các ion kim loại chuyển tiếp bằng phương pháp nhiễu xạ tia X đơn tinh thể, tiếp theo là khảo sát các hoạt tính sinh học như kháng nấm, kháng khuẩn, kháng virut, kháng tế bào ung thư, qua đó làm sáng tỏ mối liên hệ giữa cấu trúc và hoạt tính sinh học. Với những bài toán đặt ra ở trên,
hướng đề tài “Nghiên cứu tổng hợp và xác định cấu trúc các phức chất của phối tử (N,N-dialkylthiourea)benzamidine ba càng chứa hợp phần alanine với các ion Cu2+ và Zn2+” là cần thiết, có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn.
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, THỰC NGHIỆM VÀ TÍNH TOÁN