Phương pháp phổ khối lượng ESI-MS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tổng hợp và xác định cấu trúc các phức chất của phối tử (n, n dialkylthiourea) benzamidine ba càng chứa hợp phần alanine với các ion cu2+ và zn2+ (Trang 53 - 54)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1.3. Phương pháp phổ khối lượng ESI-MS

Phương pháp phổ khối lượng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nghiên cứu, xác định cấu trúc các hợp chất hữu cơ, vì thế phương pháp này thường được sử dụng trong các nghiên cứu về phức chất. Dựa trên các số khối thu được trên phổ, có thể xây dựng cấu trúc phân tử phức chất hoặc chứng minh sự đúng đắn của công thức cấu tạo dự kiến.

Nguyên tắc chung của phương pháp phổ khối lượng là phá vỡ phân tử trung hòa thành ion phân tử và các mảnh ion dương có số khối m/z (m là khối lượng, z là điện tích ion). Sau đó phân tách và ghi nhận các ion này theo số khối sẽ thu được phổ khối lượng của mẫu phân tích. Trên đồ thị phổ khối, trục tung là cường độ chùm ion dương đi vào detector, trục hoành là tỷ số m/z.

Có 3 yếu tố chi phối quá trình ion hóa phân tử, bao gồm: cấu tạo của phân tử, phương pháp bắn phá và năng lượng bắn phá. Có thể thực hiện quá trình bắn phá phân tử bằng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp va chạm electron (EI: electron ionization), phương pháp ion hóa phun điện tử (ESI: electrospray ionization), phương pháp ion hóa hóa học (CI: chemical ionization)… [6]

Phương pháp ESI là phương pháp ion hóa phổ biến dùng cho nghiên cứu phức chất và phù hợp với các hợp chất kém bay hơi. Phương pháp này có đặc điểm là quá trình ion hóa xảy ra êm dịu. Trong kỹ thuật ESI, các ion dương

tạo thành có thể gắn thêm một proton và các ion âm tạo thành có thể mất bớt một proton, do vậy ion dương [M + H]+ có khối lượng lớn hơn khối lượng phân tử một đơn vị và ion âm [M – H]- có khối lượng nhỏ hơn khối lượng phân tử một đơn vị. Trong nhiều trường hợp, các ion dương được tạo thành do kết hợp với các cation có sẵn trong dung dịch như Na+, K+, NH4+…tạo nên các ion dương [M + Na]+, [M + K]+, [M + NH4]+…

Dựa theo phổ của các mẫu chuẩn có thể xác định sự có mặt của các nguyên tố, phân tử có trong mẫu phân tích. Dựa theo cường độ vạch phổ của mẫu phân tích chứa nguyên tố hay chất cần phân tích, so sánh với cường độ vạch phổ của mẫu chuẩn có thể xác định được nồng độ của chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tổng hợp và xác định cấu trúc các phức chất của phối tử (n, n dialkylthiourea) benzamidine ba càng chứa hợp phần alanine với các ion cu2+ và zn2+ (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)