Quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 33 - 41)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.4. Quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học

1.4.1. Nội dung quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học.

1.4.1.1. Quản lí thực hiện quy định, chủ trương, chính sách và công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học

Việc quản lí thực hiện quy định, chủ trương, chính sách và công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học, có vai trò rất quan trọng, nhằm thực hiện theo các văn bản hiện hành, để cho việc quản lí thuận lợi dễ dàng người hiệu trưởng thực hiện các công việc như sau:

Thứ nhất, cần xác định các văn bản, cũng như các quy định, chủ trương, chính sách và công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học;

Thứ hai, xây dựng kế hoạch thực hiện quy định, chủ trương, chính sách và công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học;

Thứ ba, tổ chức quán triệt các quy định, chủ trương, chính sách và công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học;

Thứ tư, chỉ đạo đội ngũ GVCN học tập quán triệt các quy định, chủ trương, chính sách và công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học;

Thứ năm, kiểm tra, đánh giá việc triển khai, cũng như thực hiện các văn bản ở trường tiểu học, làm cơ sở đánh giá hoạt động CNL ở trường tiểu học.

1.4.1.2. Quản lí nội dung công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học

Việc quản lí nội dung công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học, bao gồm thực hiện phổ biến các văn bản, các quy định có liên quan đến công tác CNL góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động buổi sinh hoạt lớp, để thực hiện việc quản lí này hiệu trưởng cần thực hiện các việc như sau:

Thứ nhất, xác định nội dung công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học; Thứ hai, xây dựng kế hoạch quản lí nội dung công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học, cụ thể ở từng học kỳ, năm học;

Thứ ba, tổ chức quán triệt, triển khai các nội dung công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học cho đội ngũ GVCN;

Thứ tư, chỉ đạo đội ngũ GVCN và các cá nhân có liên quan thực hiện các hoạt động giáo dục có liên quan đến nội dung công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học;

Thứ năm, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nội dung công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học, làm cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ giáo dục ở trường tiểu học cho đội ngũ GVCN.

Phương pháp công tác chủ nhiệm lớp phong phú và đặc trưng, ở mỗi phương pháp có những ưu điểm và khuyết điểm của nó, để thực hiện tốt việc quản lí phương pháp công tác chủ nhiệm ở trường tiểu học, thì hiệu trưởng cần thực hiện các công việc sau:

Thứ nhất, xác định phương pháp công tác chủ nhiệm ở trường tiểu học, có hiệu quả khả thi phù hợp với đặc điểm từng khối lớp;

Thứ hai, xây dựng kế hoạch quản lí phương pháp công tác chủ nhiệm ở trường tiểu học;

Thứ ba, tổ chức triển khai các phương pháp đã được xác định ở trường tiểu học;

Thứ tư, chỉ đạo đội ngũ GVCN tích cực sử dụng các phương pháp vào quá trình sinh hoạt lớp phù hợp;

Thứ năm, kiểm tra, đánh giá mức độ hiệu quả của các phương pháp triển khai, làm cơ sở đề xuất các phương pháp phù hợp hơn.

1.4.1.4. Kiểm tra đánh giá công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học

Kiểm tra, đánh giá là hoạt động quan trọng trong chu trình quản lí, nhằm rà soát đánh giá lại quá trình thực hiện kế hoạch, làm cơ sở đều chỉnh kế hoạch phù hợp với điều kiện cụ thể, để việc quản lí kiểm tra đánh giá công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học hiệu quả, hiệu trưởng cần thực hiện các công việc sau:

Thứ nhất, xác định các nội dung kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học;

Thứ hai, lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học phù hợp với thời gian, điều kiện của từng khối lớp;

Thứ ba, tổ chức quán triệt các nội dung kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học rộng rãi cho đội ngũ GVCN;

công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học;

Thứ năm, đánh giá lại mức độ hiệu quả việc kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học, làm cơ sở đề xuất điều chỉnh các tiêu chí phù hợp.

1.4.1.5. Quản lí các điều kiện hỗ trợ công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học

Các điều kiện hỗ trợ công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học, bao gồm các văn bản, tài liệu hướng dẫn và các thiết bị nghe nhìn hỗ trợ công tác CNL, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học, để quản lí các điều kiện hỗ trợ công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học, người hiệu trưởng cần thực hiện các việc sau:

Thứ nhất, xác định các điều kiện hỗ trợ công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học;

Thứ hai, lập kế hoạch mua sắm, bổ sung trang bị các điều kiện hỗ trợ công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học, phù hợp theo từng khối lớp, đặc điểm của học sinh;

Thứ ba, tổ chức quán triệt tầm quan trọng các điều kiện hỗ trợ công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học;

Thứ tư, chỉ đạo tập huấn cho đội ngũ GVCN và các cá nhân có liên quan sử dụng có hiệu quả các điều kiện hỗ trợ công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học;

Thứ năm, kiểm tra, đánh giá mức độ hiệu quả của các điều kiện đến công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học, làm cơ sở đề xuất trang bị cho phù hợp với đặc điểm và điều kiện cụ thể từng khối lớp.

1.4.2. Phương thức quản lí

1.4.2.1. Kế hoạch hóa công tác chủ nhiệm lớp

Kế hoạch chủ nhiệm là chương trình hoạt động của GVCN được vạch ra một cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong thời gian một

năm học với cách thức, phương pháp, kỹ thuật để xác định đặc điểm của cá nhân, tập thể học sinh, môi trường giáo dục và trình tự tiến hành nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Bản kế hoạch chủ nhiệm là văn bản trong đó thiết kế cụ thể toàn bộ nội dung công tác chủ nhiệm lớp, chương trình hành động của chủ nhiệm trong từng tháng với thời gian, công việc và địa điểm cụ thể, gồm các nội dung sau:

Thứ nhất, xây dựng kế hoạch chủ nhiệm: Hiệu trưởng hướng dẫn GVCNL lập rồi phê duyệt kế hoạch, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch.

Thứ hai, xây dựng và phát triển tập thể HS theo hướng phát triển toàn diện, thân thiện, tích cực: Hiệu trưởng hướng dẫn GVCNL xây dựng kế hoạch với mục tiêu, biện pháp phù hợp đặc điểm tình hình của lớp chủ nhiệm và tổ chức kiểm tra, đôn đốc thường xuyên;

Thứ ba, tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện: Hiệu trưởng hướng dẫn xây dựng kế hoạch, kiểm tra thường xuyên nội dung, cách thức, hiệu quả thực hiện và đôn đốc uốn nắn trực tiếp, tại chỗ;

Thứ tư, phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường: Hiệu trưởng hướng dẫn, tạo điều kiện, kiểm tra kết quả thực hiện của GVCNL;

Thứ năm, đánh giá kết quả giáo dục HS: Hiệu trưởng hướng dẫn, tập huấn việc vận dụng các qui định đánh giá, tổ chức đánh giá, kiểm tra và duyệt kết quả đánh giá HS của GVCNL;

Thứ sáu, ứng dụng tin học vào việc thực hiện nhiệm vụ: Hiệu trưởng tổ chức đánh giá, kiểm tra khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong QL lớp của GVCNL;

Thứ bảy, đánh giá, phân loại đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp: về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, về năng lực công tác, về phẩm chất đạo đức;

Thứ tám, xác định mục tiêu cần đạt: Nâng cao năng lực của đội ngũ GVCN lớp;

Thứ chín, xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp;

Thứ mười, xác định các nguồn lực đảm bảo cho việc triển khai tốt công tác bồi dưỡng.

1.4.2.2. Tổ chức lực lượng tham gia công tác chủ nhiệm lớp

Các hoạt động giáo dục trong giờ chính khóa bao gồm các môn học theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các hoạt động giáo dục này thường do GVCN dạy và một số giao viên chuyên dạy các môn chuyên. GVCN lớp cần tổ chức hoạt động học tập cho học sinh nhằm phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, năng lực tư duy sáng tạo ở học sinh. Để đạt được mục tiêu đó, GVCN lớp cần đề ra yêu cầu cụ thể về học tập đối với học sinh, xây dựng thái độ và động cơ học tập đúng đắn cho học sinh, hướng dẫn học sinh tìm tòi các phương pháp học tập tích cực, phù hợp với bản thân nhằm đạt được kết quả học tập cao nhất, hướng dẫn cho học sinh lớp chủ nhiệm tổ chức các nhóm học tập, trao đổi kinh nghiệm tự học, thảo luận, thực nghiệm khoa học… nâng cao khả năng thực hành và vận dụng kiến thức vào cuộc sống cho học sinh, bao gồm các nội dung sau:

Thứ nhất, xây dựng cơ cấu tổ chức: Phân công cụ thể các thành viên trong ban giám hiệu phụ trách từng mảng công việc. Thành lập tổ chủ nhiệm, chỉ định tổ trưởng tổ chủ nhiệm, các nhóm trưởng chủ nhiệm của các khối lớp.

Thứ hai, xác lập mối quan hệ và cơ chế hoạt động: Xây dựng cơ chế phối kết hợp, hoạt động giữa BGH, tổ chủ nhiệm, các GVCN, Đoàn thanh niên,...

Thứ ba, tổ chức, triển khai công tác bồi dưỡng theo kế hoạch.

thể..

Thứ năm, thực hiện chương trình thể thao; Tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe;

Thứ sáu, tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, các trò chơi dân gian; Thứ bảy, tổ chức cho HS sáng tác tiểu phẩm và trình diễn tiểu phẩm đề cao các giá trị sống, rèn luyện các kỹ năng sống;

Thứ tám, tổ chức cho HS các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt theo chủ đề, trao đổi và chia sẻ ý nghĩ với nhau (hướng nghiệp, kĩ năng sống, học tập…);

Thứ chín, tổ chức cho HS quyên góp giúp đỡ bạn khó khăn; Tổ chức cho HS đi thăm hỏi bạn ốm đau, thăm hỏi gia đình bạn có việc buồn;

Thứ mười, tổ chức các diễn đàn, tọa đàm, thảo luận về tình cảm bạn bè, thầy cô, mái trường;

Thứ mười một, tổ chức các diễn đàn, tọa đàm, thảo luận, trao đổi, chia sẻ về phương pháp học tập;

Thứ mười hai, tổ chức các hoạt động giáo dục các giá trị sống và kỹ năng sống đối với HS.

1.4.2.3. Chỉ đạo thực hiện công tác chủ nhiệm lớp

Trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường, căn cứ vào tình hình cụ thể của lớp, chỉ đạo GVCN xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm - sinh hoạt lớp, các chương trình ngoại khóa… GVCN cần tổ chức các hoạt động này một cách có hệ thống, vừa sức với học sinh, đảm bảo hiệu quả, mang tinh tần vừa học vừa chơi giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động; Tổ chức cho học sinh tự đánh giá kết quả đạt được và rút kinh

nghiệm, bao gồm các công việc sau:

Thứ nhất, thực hiện quyền chỉ huy, giao việc và hướng dẫn triển khai công tác bồi dưỡng;

Thứ hai, đôn đốc, động viên, khích lệ đội ngũ GVCN lớp tích cực tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

Thứ ba, giám sát, đảm bảo công tác bồi dưỡng có hiệu quả, chất lượng; Thứ tư, GV phải có phẩm chất, đạo đức tốt ;

Thứ năm, GV đó phải trực tiếp giảng dạy tại lớp GV phải có số tiết ở lớp nhiều;

Thứ sáu, bố trí luân phiên các giáo viên dạy cùng một lớp; Thứ bảy, giáo viên thiếu giờ thì làm công tác chủ nhiệm; Thứ tám, giáo viên cùng địa bàn, am hiểu học sinh; Thứ chín, GVCN phải có năng lực chuyên môn tốt; Thứ mười, GV phải có uy tín, được HS tin yêu;

Thứ mười một, GV có khả năng ứng xử, giao tiếp tốt;

Thứ mười hai, GV làm công tác chủ nhiệm liên tục tại 1 lớp từ đầu đến cuối cấp;

Thứ mười ba, thay đổi GVCN hàng năm;

Thứ mười bốn, GV phải có phẩm chất, đạo đức tốt.

1.4.2.4. Giám sát kiểm tra đánh giá công tác chủ nhiệm lớp

Đánh giá là một nội dung không thể thiếu trong công tác của GVCN lớp trong nhà trường. Đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, phát triển nhân cách của HS đòi hỏi sự khách quan, chính xác, công bằng của người GVCN lớp. Mục đích của đánh giá là nhằm thúc đấy sự cố gắng vươn lên của HS, kích thích ở các em động cơ phấn đấu đúng đắn, hình thành niềm tin vào khả năng của bản thân, vào tập thể và thầy cô giáo, bao gồm các công việc sau:

kế hoạch đã đề ra hay chưa, có đi đúng hướng và đạt được mục tiêu hay không?;

Thứ hai, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác bồi dưỡng; Thứ ba, chỉ kiểm tra hồ sơ công tác chủ nhiệm;

Thứ tư, chỉ kiểm tra hoạt động của học sinh; Thứ năm, chỉ nghe GVCN báo cáo;

Thứ sáu, kiểm tra hồ sơ GVCN và kiểm tra trực tiếp các hoạt động của HS;

Thứ bảy, kiểm tra hồ sơ GVCN, các hoạt động của HS và nghe GVCN báo cáo;

Thứ tám, thông qua kế hoạch và báo cáo thường xuyên; Thứ chín, thông qua các tổ chức đoàn thể và các GV bộ môn; Thứ mười, thông qua họp giao ban các GVCN;

Thứ mười một, thông qua phiếu thông tin của GVCN; Thứ mười hai, thông qua sổ điểm, sổ đầu bài;

Thứ mười ba, thông qua ý kiến của cha mẹ HS; Thứ mười bốn, thông qua ý kiến của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)