7. Phương pháp nghiên cứu
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp được đề xuất ở trên, dựa trên cơ sở của các chức năng quản lí trong chu trình quản lí, đó là: Xác định mục tiêu, lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
Khi đề xuất các biện pháp, chúng tôi đã đi sâu vào từng chức năng quản lí và cụ thể hóa chúng trong quản lí công tác chủ nhiệm lớp. Các biện pháp có mối quan hệ biện chứng với nhau, là một thể thống nhất, giống như một chu trình quản lí.
Mỗi biện pháp được đề xuất đều có những ưu, nhược điểm nhất định, do đó khi thực hiện cần phải kết hợp một cách đồng bộ, có hệ thống. Không có biện pháp nào là vạn năng, vì vậy trong quá trình quản lí chỉ đạo phải vận dụng phối hợp linh hoạt nhiều biện pháp để giải quyết nhiệm vụ. Phải tùy theo từng trường, từng lớp, từng hoàn cảnh điều kiện, không gian, thời gian, con người cụ thể để lựa chọn các biện pháp thích hợp. Song đối chiếu với thực tiễn giáo dục của trường tiểu học trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định, nếu cần phải nêu ra biện pháp nào là mấu chốt, quan trọng hơn cả thì chúng tôi sẽ chọn biện pháp “Tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ công tác chủ nhiệm lớp công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học” làm đột phá. Bởi vì xét cho cùng, mọi hoạt động đều do con người thực hiện, công tác GVCN lớp cũng vậy, đều do GVCN lớp thực hiện và kết quả của công tác này phần lớn là do nỗ lực phấn đấu và năng lực của mỗi GVCN lớp quyết định.