Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 91 - 93)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Tất cả các quản lí công tác CNL ở trường tiểu học trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định phải được xây dựng thống nhất để có được kết quả cuối cùng, đó là sự quan tâm đầu tư vật lực, trí lực và sự thống nhất đồng bộ của các lực lượng tham gia công tác chủ nhiệm lớp. Nhà trường cần có sự chỉ đạo đồng bộ về các văn bản tạo thành cơ sở pháp lý để thống nhất về nội dung, chương trình, hình thức tổ chức và cách thức tiến hành công tác chủ nhiệm lớp. Vì vậy, khi lựa chọn mục tiêu phải đảm bảo rõ ràng và được quán triệt tới mọi thành viên của trường.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp đề xuất để quản lí công tác CNL ở trường tiểu học trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định phải thực sự cần thiết để thực hiện cả trước mắt và lâu dài, đồng thời phải có khả năng thực hiện được. Các biện pháp được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện về nguồn lực của trường. các biện pháp này phải mang lại kết quả cuối cùng cho HS đó là vốn kiến thức về công tác chủ nhiệm lớp và khả năng thực hành nhất định và có tính khả thi cao thì công tác việc quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học mới thực sự mang lại hiệu quả mong đợi.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Hệ thống quản lí là một chỉnh thể bao gồm các bộ phận hợp thành có quan hệ tương tác, gắn bó hữu cơ với nhau, chỉ một biện pháp quản lí không

thể có tác động hiệu quả đến tất cả các bộ phận, các mối quan hệ trong hệ thống biện pháp, mỗi biện pháp quản lí có những mặt mạnh và hạn chế nhất định. Nếu sử dụng đơn lẻ từng biện pháp quản lí thì hiệu quả không cao, nhưng nếu sử dụng kết hợp các biện pháp quản lí có tính đồng bộ thì các biện pháp sẽ hỗ trợ lẫn nhau, bổ sung cho nhau và phát huy được hết thế mạnh. Vì thế, khi đề xuất biện pháp quản lí phải đảm bảo tính đồng bộ, cũng không nên quá đề cao hay xem nhẹ biện pháp nào mà phải kết hợp các biện pháp chung với biện pháp mang tính đặc thù sao cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Để đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp, người nghiên cứu cần phải xem xét toàn bộ những yếu tố có thể ảnh hưởng đến các biện pháp, mối quan hệ giữa những yếu tố này khi tác động đến quá trình thực thi các biện pháp, sao cho các biện pháp mới khi thực hiện một cách đồng bộ sẽ phát huy được hết thế mạnh của từng biện pháp và sự tương hỗ giữa các biện pháp với nhau đồng thời các biện pháp phải tác động vào các yếu tố, các khâu của hoạt động chủ nhiệm, phải phát huy được vai trò quản lí của nhà trường, phát huy được tính tích cực hoạt động của các chủ thể đặc biệt là người GVCN.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Chất lượng và hiệu quả của công tác quản lí công tác CNL ở trường tiểu học trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định được xét trên quy chế đánh giá, xếp loại HS; thước đo của hiệu quả chính là lượng giáo dục ở các trường tiểu học.

Chất lượng là vấn đề quan trọng và ưu tiên lựa chọn của công tác giáo dục, là vấn đề sống còn của quản lí; chất lượng và hiệu quả của các biện pháp là một trong những tiêu chí chính để xem xét và đánh giá kết quả hoạt động quản lí. Vì vậy, việc lựa chọn các biện pháp quản lí công tác CNL ở trường tiểu học trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định phải tuân theo nguyên tắc chất lượng và hiệu quả; chất lượng và hiệu quả của công tác chủ nhiệm

lớp, ngoài việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của đơn vị, của ngành giáo dục, nó còn góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ tương lai của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)