Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước an nhơn (Trang 36 - 41)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Nhân tố khách quan

Đối với những nước có Luật ngân sách thì Luật này luôn quy định vai trò và trách nhiệm của KBNN trong các nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, kiểm soát thu – chi và kế toán NSNN. Luật NSNN là yếu tố pháp lý, tạo nền tảng cho việc phát triển các nghiệp vụ KSC NSNN.

- Chiến lược tài chính:

Chiến lược tài chính giai đoạn 2001 – 2010 đã xác định tám nhóm giải pháp chính, trong nhóm giải pháp thứ tám đã nhấn mạnh: Đẩy mạnh cải cách quản lý tài chính công nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính công, tăng cường chất lượng, hiệu quả chấp hành, sử dụng NSNN, tăng cường sự gắn kết giữa chi NSNN với việc thực hiện các mục tiêu chính trị - văn hoá - kinh tế - xã hội, cải thiện số lượng và chất lượng các dịch vụ công cộng. Hiện đại hoá công nghệ tài chính, công nghệ KSC tại KBNN, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong quản lý tài chính - NSNN phù hợp với tiến trình hội nhập.

- Dự toán NSNN:

Dự toán NSNN là một trong những cơ sở quan trọng nhất để KBNN thực hiện kiểm soát các khoản chi của đơn vị sử dụng NSNN; do đó dự toán phải được xây dựng kịp thời chính xác, chi tiết về nội dung, định mức chi, phù hợp với tình hình thực tế, bao quát được hết các nhu cầu chi của đơn vị trong năm ngân sách. Điều đó giúp cho công tác KSC thường xuyên NSNN của KBNN được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng và chặt chẽ.

- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN:

Hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN là căn cứ quan trọng trong việc xây dựng, phân bổ và KSC NSNN. Vì vậy, nó phải đảm bảo tính chính xác, phù hợp với tình hình thực tế; tính thống nhất giữa các ngành, các địa phương, đơn vị thụ hưởng NSNN và tính đầy đủ, bao quát tất cả các nội dung chi phát sinh trong thực tế.

- Các chính sách, chế độ tài chính:

Các chính sách, chế độ tài chính - kế toán liên quan đến KSC NSNN như: Kế toán nhà nước, Mục lục NSNN, Định mức phân bổ NSNN, Định mức chi NSNN, Dự toán chi NSNN, Hợp đồng mua sắm tài sản công, Công cụ thanh toán, Kế toán NSNN.

- Ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN: Đối với các đơn vị sử dụng NSNN nếu thủ trưởng đơn vị và đội ngũ cán bộ tài chính, kế toán có trình độ về quản lý tài chính và ý thức trong việc quản lý chi NSNN thì khi đó các khoản chi đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi, đáp ứng các yêu cầu về trình tự, hồ sơ, thủ tục đối với các khoản chi. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ KSC thường xuyên NSNN của cơ quan KBNN trong quá trình kiểm soát, thanh toán đối với các khoản chi, rút ngắn được thời gian giao dịch, thanh toán của ĐVSDNS do không phải chờ đợi lâu hay phải bổ sung, hoàn thiện hồ sơ chứng từ trước khi chi đảm bảo các khoản chi được kiểm soát, thanh toán kịp thời, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chi của đơn vị. Do đó cần tăng cường ý thức chấp hành luật NSNN và các văn bản quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN đối với các đơn vị sử dụng kinh phí từ NSNN. Qua đó để họ thấy rõ KSC là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị và cá nhân liên quan đến quỹ NSNN chứ không phải chỉ là công việc riêng của ngành Tài chính, KBNN. Các ngành, các cấp cần nhận thấy vai trò của mình trong quá trình quản lý quỹ chi NSNN từ khâu lập dự toán, phân bổ dự toán, thông báo hạn mức kinh phí cấp phát thanh toán, kế toán và quyết toán các khoản chi NSNN.

- Cơ chế phối hợp trong KSC NSNN giữa các cơ quan quản lý tài chính: Sự kết hợp giữa cơ quan Tài chính, Thuế, KBNN chưa có sự thống nhất, đồng bộ, chặt chẽ, hỗ trợ nhau trong công tác quản lý thu, chi quỹ NSNN trên địa bàn.

Ngoài ra, việc KSC NSNN qua KBNN muốn đạt kết quả cao cũng cần đòi hỏi tới một số điều kiện khác như hiện đại hoá công nghệ KBNN, hoàn thiện hệ thống kế toán và quyết toán NSNN, hiện đại hoá công nghệ thanh toán của KBNN và của cả nền kinh tế..

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Công tác KSC qua KBNN có vai trò quan trọng, là một bước trong quy trình kiểm soát nhằm đảm bảo cho việc chi tiêu đúng định mức, chế độ, tiêu chuẩn do nhà nước quy định góp phần quan trọng trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo đường lối, chiến lược mà Đảng và Nhà nước đề ra trong bối cảnh bội chi NSNN và nợ công ngày càng tăng cao. Chi thường xuyên NSNN là một bộ phận của chi NSNN. Cũng như các khoản chi NSNN khác, chi thường xuyên NSNN cũng tuân theo một chu trình chi NSNN: từ giai đoạn lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN. KSC thường xuyên NSNN được thực hiện trong cả ba giai đoạn của chu trình này, trong đó gồm nhiều cơ quan, đơn vị tham gia vào quá trình KSC. Từ việc xác định vai trò của KBNN trong KSC thường xuyên NSNN, đề tài đã phân tích nội dung, phương pháp KSC thường xuyên thực hiện tại KBNN. Đồng thời đề tài cũng nêu lên những nhân tố ảnh hưởng đến công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN, làm cơ sở lý luận cho việc phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN An Nhơn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ

NƯỚC AN NHƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước an nhơn (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)