1. Thơ và cảm hứng chủ đạo trong thơ
2.1. Cảm hứng yêu nƣớc
Nói đến cảm hứng là nói đến trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm, gắn với một tƣ tƣởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của ngƣời tiếp nhận. Cảm hứng yêu nƣớc là cảm hứng đƣợc khơi dậy từ quê hƣơng đất nƣớc, từ tình cảm yêu thƣơng chân thành dành cho quê hƣơng đất nƣớc. Ớ mỗi thời kì khác nhau, cảm hứng này lại có sự biểu hiện khác nhau.
Cảm hứng yêu nƣớc đƣợc biểu hiện đa dạng, phong phú trong văn học. Đó là tình yêu thiên nhiên, phong cảnh quê hƣơng, yêu những nét đẹp văn hóa, phong tục của dân tộc. Hay cảm hứng này thể hiện rõ nhất khi đất nƣớc có giặc ngoại xâm. Chính là lòng căm thù giặc, tinh thần xả thân, hi sinh bảo vệ tổ quốc, âm hƣởng hào hùng trong những ngày tháng chiến đấu và cả sự ngợi ca, trân trọng, biết ơn đến những bậc anh hùng. Đó là ý chí chống xâm lăng vì khát vọng ấm no, hạnh phúc, đƣợc sống trong tự do, độc lập, hoà bình bền vững. Đó là niềm tự hào về truyền thống lịch sử, truyền thống văn hiến Việt Nam lâu đời, giàu bản sắc. Đó còn là ý thức tự lập, tự cƣờng, xây dựng và bảo vệ đất nƣớc muôn đời giàu đẹp. êu nƣớc là cảm hứng không bao giờ ngƣng trong dòng chảy của văn chƣơng dân tộc suốt bao thế kỉ qua.
Khi nói đến đặc điểm sâu sắc, nổi bật của tâm hồn Việt Nam, ngƣời ta thƣờng nhắc đến lòng yêu nƣớc và tinh thần tự hào dân tộc. Mà lịch sử văn học của một dân tộc cũng chính là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Chính vì thế, cảm hứng yêu nƣớc là một nét đặc sắc về nội dung mang tính chất truyền thống của văn học Việt Nam. Với sự biểu hiện đa dạng trong thể tài, cảm xúc,
dạng thức nhƣ vậy, cảm hứng yêu nƣớc trở thành một nội dung lớn, xuyên suốt trong Văn học Việt Nam nói chung. Nhƣng dù biểu hiện đa dạng bao nhiêu thì cảm hứng yêu nƣớc ấy tựu trung lại vẫn chỉ đƣợc thể hiện trong hai hoàn cảnh chính: hoàn cảnh đất nƣớc có chiến tranh và hoàn cảnh đất nƣớc thái bình. Tuỳ từng hoàn cảnh, tình cảm ấy đƣợc biểu hiện ở những xúc cảm, mức độ và dạng thức khác nhau.
Về phƣơng diện nội dung, xét trên những nét lớn, văn học thế kỉ X - thể kỉ XIV mang nội dung yêu nƣớc với âm hƣởng hào hùng.Các tác phẩm
nhƣ Vận nước (Quốc lộ) của Pháp Thuận, Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn
hà) của Lí Thƣờng Kiệt, Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sƣ) của Trần Quang Khải, Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) của Trƣơng Hán Siêu,… đã mở đầu cho dòng văn học yêu nƣớc. Cũng nhƣ mảng thơ văn đời Lý, văn học đời Trần tập trung xoáy mạnh vào đề tài chống quân Nguyên xâm lƣợc với cảm hứng chủ đạo là lòng yêu nƣớc và tinh thần tự hào dân tộc. Tác phẩm của họ mang âm hƣởng chung hào hùng của “hào khí Đông A”, ca ngợi khí phách, chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Các nhà thơ thƣờng tập trung miêu tả hào khí Ðông A bằng những hình ảnh đẹp đẽ, kỳ vĩ cùng với ý thức trách nhiệm của mỗi ngƣời công dân trong công cuộc chiến đấu chung của toàn dân tộc: “Hoành sóc giang san cáp kỷ thu/ Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu/ Nam nhi vị liễu công danh trái/ Tu thính
nhân gian thuyết Vũ hầu[38]. Cảm hứng yêu nƣớc trong giai đoạn này đƣợc
phát triển theo hƣớng phản ánh mới, nội dung mới, sắc thái mới nhƣng ngƣời đọc vẫn nhận ra đƣợc những trăn trở, những tự hào, những băn khoăn, lo lắng, những tình yêu nồng nàn, sâu sắc… của ngƣời viết đối với đất nƣớc trên từng ý văn, lời thơ với nhiều dạng thức biểu hiện khác nhau.
Cảm hứng yêu nƣớc cũng có thể đƣợc thể hiện dƣới dạng thức niềm tự hào về những chiến công lẫy lừng, hiển hách của cha anh trong cuộc đấu
tranh chống giặc ngoại xâm, ngợi ca quá khứ hào hùng nhƣ trong thơ Trƣơng Hán Siêu đối với cuộc đại thắng quân Nguyên Mông của dân tộc ta chẳng khác gì huyền sử xƣa: “Trận Xích Bích, quân Tào Tháo tan tác tro bay/ Trận
Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi/ Đến nay nước sông tuy chảy hoài/
Mà nhục quân thù khôn rửa nổi” [39].
Lòng yêu nƣớc nhƣ đã nói ở trên là đặc điểm sâu sắc nhất trong tâm hồn Việt Nam. Tình cảm ấy đƣợc bùng lên mãnh liệt trong hoàn cảnh nƣớc nhà có nạn ngoại xâm. Ý thức tự tôn, tự hào dân tộc đƣợc đề cao, nhiều khi đƣợc nâng lên thành lẽ sống chết của cá nhân. Ngƣời nghệ sĩ làm thơ vì nhu cầu của cuộc chiến đấu, để cổ vũ mọi ngƣời và vì cảm xúc của chính mình. Họ sáng tác trong mọi hoàn cảnh: lúc tự do, lúc trong tù, lúc ra pháp trƣờng…Tất cả đều thể hiện một tấm lòng yêu nƣớc sắt son, chung thuỷ và sẵn sàng quên mình vì nghĩa lớn, vì nhân dân, vì dân tộc.
Nhƣng cảm hứng yêu nƣớc, với sự biểu hiện đa dạng, không chỉ có trong các tác phẩm giàu tính chiến đấu và hào sảng nhƣ vậy. Đất nƣớc có chiến tranh, nhân dân lầm than nô lệ, truyền thống phong tục của cha ông bị chà đạp, giày xéo, vinh nhục của bản thân là vinh nhục của quốc gia, trong khi sức mình còn yếu mà giặc ác cuồng loạn cƣớp bóc, hoành hành bạo ngƣợc… Những dòng cảm xúc bi thƣơng, sầu tủi và buồn đau da diết, những tâm sự của bản thân nghệ sĩ với hoàn cảnh đất nƣớc tối tăm trong nô lệ nhƣng đồng thời muốn khẳng định niềm tin sắt son vào tƣơng lai, vào chính nghĩa, cũng đƣợc ghi lại đầy đủ trong văn học, đặc biệt là giai đoạn thế kỉ XVIII-XIX. Đó là nỗi niềm của nhà thơ Tú Xƣơng đối với vận mệnh non sông, đất nƣớc: “Nhân tài đất Bắc nào ai đó/
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà” [40].
Cảm hứng yêu nƣớc đƣợc thể hiện trực tiếp nhất, đa dạng nhất, nhiều nhất là trong thơ Nguyễn Đình Chiểu. Tất cả những sáng tác của ông đều có chung một cảm hứng là yêu nƣớc, căm thù, vạch trần tội ác của giặc ngoại
xâm, kịch liệt lên án bọn tay sai bán nƣớc cầu vinh, ca ngợi các anh hùng nghĩa sĩ hi sinh vì nƣớc vì dân, xót xa trong cảnh quê hƣơng, dân tình ngơ ngác chạy loạn trong khói lửa chiến tranh:“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy/ Mất ổ
bầy chim dáo dác bay/ Bến Nghé của tiền tan bọt nước/ Đồng Nai tranh ngói
nhuốm màu mây[40].
Nhiều nhà nho thời ấy đều biết nỗi nhục nhã khi phải sống trong cảnh ngoại bang xâm lăng, sự vô nghĩa khi giá trị của nền học vấn cũ giờ đây đã không còn phù hợp. Đó là tâm trạng chung của các văn nghệ sĩ ở những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Nhƣng để viết nó ra một cách đầy khảng khái, khí chất chỉ có ở Phan Bội Châu. Cách ông hình tƣợng hóa hiện thực đất nƣớc rất chân thực: “non sông đã chết”[41]. Nó không đơn thuần còn là lẽ sống vinh nhục, mà là nỗi đau của nƣớc mất nhà tan. Tất cả đều đƣợc thể hiện trong Lưu biệt khi xuất dương. Ngƣời chí sĩ yêu nƣớc nhƣ nhân vật trữ tình trong bài thơ này thật khiến ngƣời ta thán phục. Cái tráng lệ trong tinh thần không chỉ toát ra từ ý thức cá nhân đầy mạnh mẽ mà ở cả nhận thức đã hoàn toàn chuyển mình.
Đặc biệt trong thời kỳ kháng chiến sau 1945, cảm hứng yêu nƣớc nồng nàn của các nhà thơ đƣợc thể hiện sâu sắc, đằm thắm. Trong hoàn cảnh đất nƣớc bị xâm lƣợc, nguồn mạch này càng trở nên mãnh liệt, để lại trên mảnh đất văn học những dấu ấn rực rỡ, không thể nào quên.
Thơ ca thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp giàu lòng yêu nƣớc và tinh thần căm thù giặc. Có rất nhiều tác phẩm đã trở thành đỉnh cao, là những bài thơ tiêu biểu mà suốt chặng đƣờng thơ sau này không dễ gặp lại. Có thể kể tác phẩm nhƣ: Đất nước của Nguyễn Đình Thi; Quang Dũng với Tây Tiến,… Và nói đến thời kỳ này, chúng ta không thể quên Tố Hữu mà tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là Việt Bắc. Tất cả đã đem lại sự chuyển mình mạnh mẽ trong thơ ca; làm nên một bƣớc đi dài nối tiếp cảm hứng yêu nƣớc
Đất nƣớc Việt Nam tƣơi đẹp, trù phú trở thành suốì nguồn sáng tạo cho ngƣời nghệ sĩ. Nhƣng lịch sử của dân tộc Việt Nam còn là lịch sử chống giặc ngoại xâm. Bên cạnh một đất nƣớc đẹp tƣơi còn là một đất nƣớc chìm trong đau thƣơng chiến tranh, một đất nƣớc với bao gian lao, vất vả, hi sinh, mất mát. Đó là sự hi sinh tuy đau khổ nhƣng đầy vĩ đại. Ngƣời lính Tây Tiến, những chàng trai Hà thành dũng cảm nhƣng cũng không kém phần hào hoa, tinh nghịch. Họ tìm thấy hạnh phúc của mình trong cuộc chiến đấu, dù là có hi sinh, dù là mất mát: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ/ Chiến trường đi
chẳng tiếc đời xanh/ Áo bào thay chiếu anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc
độc hành[42]. “Những cánh đồng thơm mát, những ngả đường bát ngát,
những dòng sống đỏ nặng phù sa”[43] giờ đây thay thế bằng gam màu của
đau thƣơng, chết chóc: “Ổi những cánh đồng quê chảy máu/ Dây thép gai
đâm nát trời chiều”[43]. Có lẽ cũng chính vì lẽ đó mà chiến thắng đến với dân
tộc Việt Nam nhƣ một tất yếu. Lòng yêu nƣớc còn đƣợc thể hiện trong sự ngợi ca đất nƣớc trong vinh quang và chiến thắng: “Nước Việt Nam từ máu
lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng loà”[43].
Cảm hứng yêu nƣớc bắt nguồn từ những điều hết sức giản dị. Bao trùm lên cả bài thơ Việt Bắc là nỗi nhớ. Nỗi nhớ của cả ngƣời ở lại và ngƣời ra đi. Trong tâm thức của ngƣời ra đi, nỗi nhớ về Việt Bắc hiện lên với những cung bậc đa dạng, nhiều chiều: nhớ con ngƣời, cuộc sống Việt Bắc; nhớ thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc; nhớ về cuộc kháng chiến anh hùng và nhớ cả những ngày đầu độc lập. Qua đó, ngƣời đọc có thể cảm nhận đƣợc mối quan hệ và sự gắn bó keo sơn, cá nƣớc giữa nhân dân Việt Bắc với những ngƣời cán bộ cách mạng. Nhƣng Tố Hữu không chỉ miêu tả khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến mà còn đi sâu lí giải những cội nguồn sức mạnh đã dẫn tới chiến thắng. Đó là sức mạnh của lòng căm thù: "Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng
bùi"[42], sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, của sự hoà quyện gắn bó giữa con ngƣời với thiên nhiên - tất cả tạo thành hình ảnh đất nƣớc đứng lên.
Cảm hứng yêu nƣớc đã trở thành tiếng đồng vọng từ thơ dội vào lòng muôn thế hệ. Bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi thể hiện những cảm nhận về đất nƣớc Việt Nam và dân tộc Việt Nam hiền hòa, đẹp tƣơi, trong đau thƣơng đã quật khởi đứng lên anh dũng chiến đấu và chiến thắng với sức mạnh phi thƣờng tạo nên vẻ đẹp hào hùng, tráng lệ về con ngƣời Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Bài thơ đã khái quát đƣợc sức vƣơn dậy thần kỳ của dân tộc Việt Nam chúng ta.
Chúng ta tìm thấy vô vàn tình yêu thƣơng khi nhà thơ viết về quê hƣơng đất nƣớc Có khi sau mỗi vần thơ là một dòng nƣớc mắt, lại có khi là một nụ cƣời, nhƣng có lúc là nụ cƣời trên môi mà nƣớc mắt đong đầy. Dọn về làng (Nông Quốc Chấn) là bài thơ thấm đƣợm cảm xúc và tình yêu thiết tha nồng nàn của tác giả đối với dân bản, với đất nƣớc. Ông trân trọng và đồng cảm cho những khó khăn, vất vả, những nỗi đau thƣơng mất mát mà nhân dân phải gánh chịu, đồng thời ông cũng bày tỏ lòng căm hờn trƣớc tội ác tày trời của quân giặc hung hãn. Và rồi, sau tất cả, chiến thắng lại về tay nhân dân, mọi ngƣời sơ tán nay đƣợc trở về làng bắt đầu lại cuộc sống yên bình nhƣ thuở xƣa. Không gì đau thƣơng bằng chiến tranh, và cũng không gì sung sƣớng hơn khi cuộc chiến tranh giành thắng lợi. Vƣợt bao gian nan vất vả, bao hi sinh xƣơng máu, nhân dân hai miền Cao – Lạng đã hoàn toàn giải phóng.
Trong điều kiện đất nƣớc hoà bình thì cảm hứng yêu nƣớc đƣợc bộc lộ trong thơ văn thƣờng là ý thức tự cƣờng, tự tôn dân tộc; là niềm khát vọng xây dựng đất nƣớc hoà bình hạnh phúc; là yêu giống nòi, tiếng nói, cảnh trí của non sông gấm vóc và yêu cả nền văn hoá của dân tộc. Câu thơ của Đỗ Pháp Thuận
“Vô vi cư điện các/ Xứ xứ tức đao binh”[ 38] khi trả lời vua về vận nƣớc đã
âu lo cho hƣớng đi, tƣơng lai của đất nƣớc, của dân tộc. Cảm hứng yêu nƣớc không chỉ đƣợc thể hiện trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống xâm lƣợc mà còn phát triển trên những khía cạnh tình cảm phong phú của nhà thơ. Có khi, đó là nỗi nhớ nhà thầm lặng nhƣng mãnh liệt của một nhà Nho xa quê hƣơng:
“Dâu già lá rụng tằm vừa chín/ Lúa sớm nở hoa cua béo ghê/ Nghe nói quê
nhà nghèo vẫn tốt/ Giang Nam vui thú chẳng bằng về[38].
Cảm hứng yêu nƣớc còn đƣợc thể hiện dƣới dạng thức một tình yêu một vùng quê, danh thắng nào đó của đất nƣớc hoặc tình cảm sâu sắc đối với phong tục, văn hoá dân tộc, thể hiện ý thức dân tộc trong việc gìn giữ những bản sắc văn hoá của cha ông. Nói đến làng quê Việt Nam, nói đến một làng quê thanh bình là nói đến những con đò, những dòng sông êm đềm trôi, nói đến những luỹ tre xanh ngát, giản dị mà rất đẹp. Cảnh sắc quen thuộc thân thƣơng đó đã đi vào thơ Nguyễn Khuyến: “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo/
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo/ Sóng biếc theo làm hơi gợn tí/ Lá vàng trước
gió khẽ đưa vèo..” [40]. Nhà thơ đã cảm nhận đƣợc những nét đẹp riêng của
làng quê Việt Nam. Dƣờng nhƣ nhà thơ cảm thấy thƣ thái, thanh thản trƣớc cảnh sắc bình dị nhƣng cũng rất đẹp, rất thơ của Việt Nam.
Đó có thể là một danh lam thắng cảnh trong Hương Sơn phong cảnh ca (Chu Mạnh Trinh). Mƣời chín câu thơ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên xinh đẹp và nên thơ về phong cảnh Hƣơng Sơn. Đây là một bài thơ vịnh cảnh và thể hiện tâm sự. Không chỉ vẽ cảnh đẹp, mà còn vẽ lòng ngƣời, đó là tâm sự yêu nƣớc, tự hào với cảnh đẹp quê hƣơng đất nƣớc của nhà thơ.Đó có thể là bức tranh Chiều xuân (Anh Thơ) bình dị, đơn sơ mộc mạc của làng quê Bắc Bộ nhƣng ẩn chứa tình yêu làng quê, đất nƣớc sâu sắc và thiết tha. Hay đó là cảm hứng về một vũ trụ vô cùng vô tận và sự nhỏ nhoi của kiếp ngƣời với nỗi sầu thiên cổ trong Tràng giang (Huy Cận). Trong bài thơ, cảnh thiên nhiên đất nƣớc đƣợc gợi lên bằng những hình ảnh thơ mộng, buồn và đẹp. Không
nặng tình với non sông đất nƣớc, không thể viết nên những vần thơ trĩu nặng cảm xúc nhƣ vậy.
Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ Dạ hiện lên một cách gần gũi, giản dị cùng chút mơ hồ, kì bí đặc trƣng của xứ Huế qua góc nhìn, trí nhớ của Hàn mặc Tử trong Đây thôn Vĩ Dạ. Bài thơ thể hiện tình cảm tác giả đối với cảnh thiên nhiên tinh khôi cùng ngƣời cô gái nơi thôn Vĩ Dạ. Từ đó, cảm xúc của tác giả hiện lên một cách chân thực, mãnh liệt với tình yêu quê hƣơng, yêu thiên nhiên, yêu con ngƣời xứ Huế mộng mơ và yêu cuộc sống tƣơi đẹp.
Ta lại tiếp tục gặp lại cảm hứng ấy trong sáng tác của ngƣời nghệ sĩ