1. Thơ và cảm hứng chủ đạo trong thơ
3.4. Cảm hứng lãng mạn và ngôn ngữ đậm chất trữ tình
Nhìn chung, sự thay đổi từ quan niệm đến sự sáng tạo và sử dụng ngôn từ là một trong những thay đổi quan trọng của văn học và xu hƣớng của văn học là
bản thân nó cũng phải trở thành một khám phá. Khác với lời nói tự nhiên hàng ngày ngƣời ta có thể diễn đạt nhiều cách để nói một ý, lời văn nghệ thuật là một cách nói duy nhất có lựa chọn và tổ chức đặc biệt, hầu nhƣ không thể khác. Chẳng hạn lời thơ, câu văn trong tác phẩm đều đã đƣợc trau chuốt, thẩm định, sửa đi, sửa lại đến mức tối ƣu về ý tứ , tình cảm, nhịp điệu,…
Ngôn từ hay nhƣng phải là thứ hay diễn đạt cái hay cái đẹp của sự vật cảm nhận đƣợc từ quan sát, từ cảm xúc trong tƣ duy, trên nền tri thức, nền văn hóa của ngƣời phát ngôn và cả những ứng xử linh hoạt có tầm văn hóa trong giao tiếp, ngôn ngữ đậm chất trữ tình đều hấp dẫn với ngƣời nghe, ngƣời đọc. Thông qua phƣơng tiện ngôn ngữ đậm chất trữ tình, cảm hứng lãng mạn đƣợc ngƣời nghệ sĩ thể hiện cho những đứa con tinh thần của mình. Trƣớc khi có thơ mới ra đời, cảm hứng lãng mạn cũng đã đƣợc không ít các nhà thơ thuộc nền văn học trung đại khơi nguồn.
Chỉ là tả về Cảnh ngày hè nhƣng Nguyễn Trãi đã thể hiện đƣợc rõ nét những nét riêng của phong cách trong thơ ông: “Hòe lục đùn đùn tán rợp
giương/ Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ/ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
[38]. Cảnh vật nhƣ cổ tích có lẽ bởi nó đƣợc nhìn bằng con mắt của một thi sĩ đa cảm, giàu lòng ham sống với đời. Ở đó ngƣời đọc bắt gặp không chỉ tâm hồn nồng hậu với thiên nhiên, con ngƣời, cuộc sống, những xúc cảm tinh tế, nhạy bén mà còn một hồn thơ với ngôn ngữ rất mực phóng khoáng. Chỉ một đôi nét nhẹ nhàng, kín đáo, ý nhị, nhƣng đủ cho ngƣời đọc cảm nhận đƣợc con ngƣời anh hùng ấy cũng là một khách đa tình có tâm hồn si mê mãnh liệt và dạt dào rung động.
Cảm hứng lãng mạn đƣợc khơi nguồn từ nhiều yếu tố nhƣng tình yêu đƣợc coi là yếu tố hàng đầu cho sự ra đời của những tác phẩm bất hủ. Dù là chịu chi phối của lễ giáo Phong kiến nhƣng tình yêu qua lăng kính của đại thi hào Nguyễn Du vẫn rất đẹp. Lễ giáo phong kiến quan niệm "nam nữ thụ thụ
bất thân", nữ nhi cũng không phải ngƣời có thể quyết định tình yêu, hôn nhân của mình.Ấy vậy mà Thúy Kiều trong đoạn trích Thề nguyền(Truyện Kiều) lại khác. Giữa đêm khuya, nàng băng lối vƣờn khuya để tìm đến với tình yêu của mình, tự tay quyết định tình yêu và cuộc đời của mình. Những từ ngữ nhƣ
"vội", "xăm xăm" đều diễn tả sự vội vã, sự nhanh chóng, khẩn trƣởng của
Kiều khi sang nhà Kim Trọng. Nàng "băng lối vườn khuya một mình" mà chẳng hề sợ hãi. Nàng phá bỏ tất thảy mọi rào cản để "băng lối" sang nhà Kim Trọng, thật quá táo bạo, thật quá liều lĩnh. Tình yêu mãnh liệt đã đƣa lối khiến nàng tìm đến thƣ phòng của chàng Kim để bày tỏ tình yêu của mình. Một hành động mà chắc chỉ có Kiều mới dám táo bạo và liều lĩnh nhƣ thế "vì
hoa nên phải trổ đường tìm hoa". Vì tình yêu nên nàng sẵn sàng vƣợt lên tất
cả mọi định kiến về lễ giáo phong kiến để tìm đến với mối tình của mình. Hai
chữ "hoa" trong một câu thơ mà nàng dùng, vốn là từ để chỉ ngƣời con gái
đẹp thì ở đây lại phiếm chỉ tình yêu son sắt của nàng dành cho Kim Trọng. Hai con ngƣời giờ đây đã chung một chữ thề "một lời song song" cùng nhau hẹn ƣớc, cùng nhau thề hẹn trăm năm bạc đầu. Nguyễn Du quả là một nhà thơ tài hoa bởi chỉ với vài dòng thơ ngắn ngủi, nhƣng ông đã vẽ lên cho chúng ta thấy đƣợc một bức tranh của đôi trai tài gái sắc cùng nhau thề nguyền. Bức tranh ấy đẹp lung linh với ánh trăng làm nền soi tỏ. Để cuối cùng khi kết lại, hai ngƣời đã cùng nhau tạc lên "một chữ đồng": đồng tâm, đồng lòng đến chết. Tình yêu của họ vƣợt lên trên tất cả những định kiến lễ giáo phong kiến, vƣợt trên cả không gian và thời gian, nguyện lòng theo đuổi một thứ tình yêu đến suốt đời, suốt kiếp.
Đối với Nguyễn Du dƣờng nhƣ ngôn ngữ thơ lí tƣởng bao giờ cũng phải kết hợp với âm nhạc hoặc hội họa. Cái khó của nhà nghiên cứu ngôn ngữ Truyện Kiều là khó cho câu nào hay hơn câu nào. Ngôn từ là một trong số các yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của kiệt tác Đoạn trường tân
thanh của Nguyễn Du. Đọc Chí khí anh hùng(Truyện Kiều), có thể thấy khi miêu tả những suy nghĩ, hành động của nhân vật luôn biểu đạt cho ngƣời anh hùng có lí tƣởng cao đẹp, hùng tráng, phi thƣờng, mang tầm vóc vũ trụ. Những từ ngữ này đã góp phần khắc họa tính cách anh hùng của nhân vật Từ Hải. Bằng chất liệu ngôn từ, hình ảnh Từ Hải xuất hiện nhƣ một vị thần cứu vớt, che chở cho đời Thúy Kiều. Khi kết duyên cùng Kiều, Từ Hải thực sự là một ngƣời đa tình. Song dẫu đa tình, Từ Hải không quên mình là một tráng sĩ còn trọng trách với đất nƣớc.
Ngôn từ văn học không chỉ miêu tả sự vận động và động tác của sự vật hiện tƣợng mà còn tái hiện đời sống, trạng thái tinh thần của toàn bộ sự vật và con ngƣời trong những thời khắc nhất định. Với bản lĩnh của một ngƣời khát khao đƣợc sống và sống mãnh liệt, với cặp mắt quan sát sắc sảo và biết chọn lọc, ngôn ngữ trong thơ Xuân Hƣơng sinh động, góc cạnh, luôn chuyển động chứ không chết dí một chỗ.Điều này đƣợc thể hiện rõ nét trong Tự tình (II). Ngay nhƣ “rêu, mặt đất, hòn đá, núi, chân mây” chúng cũng không chịu im lìm mà bung sức mạnh ra bên ngoài. Ngôn ngữ trong thơ bà không chỉ biểu đạt đƣợc cái bên ngoài mà thấy cả sự sống dâng mạnh bên trong sự vật. Qua lớp ngôn từ của mình, ngƣời đọc dƣờng nhƣ có thể thấy, nghe, đôi khi là sờ mó đƣợc, có thể thấy đƣợc một ngƣời tha thiết sống và sống mãnh liệt. Ngôn ngữ thơ Xuân Hƣơng cho ngƣời đọc con đƣờng tự do thông thoáng đó. Thơ Xuân Hƣơng không phơi trần khát vọng cuồng nhiệt. Những từ ngữ này bất kể danh từ, động từ, tính từ Xuân Hƣơng đều làm cho nó có thể in hình lên sự vật, tác động ngay vào thần kinh cảm giác của ngƣời đọc, buộc ngƣời đọc không muốn hình dung cũng phải hình dung. Cách làm thƣờng thấy nhất là Xuân Hƣơng dùng những tính từ, động từ mạnh“xiên ngang, đâm toạc”. Những động từ, tính từ này có tác dụng cột chặt ý nghĩ của ngƣời đọc vào một thế giới của trăm ngàn lời tình tự, của những đam mê ngất trời, của tâm hồn hƣơng sắc ngào
ngạt, của sự hít thở khí trời chất đầy lồng ngực, của sự khoan hoà êm ái. Với phong cách Xuân Hƣơng thì trong thơ không thể thiếu những từ này. Chúng góp phần làm nổi rõ một Xuân Hƣơng trái tính trái nết, mạnh mẽ, ngang bƣớng. Điều này chứng tỏ con ngƣời Xuân Hƣơng là con ngƣời đa chiều kích, đa phƣơng diện, sống động, và nhất là luôn hút hồn ngƣời khác bằng thứ ngôn ngữ tài tình vừa quen vừa lạ, vừa truyền thống vừa hiện đại hết sức độc đáo.
Nhìn chung, sự thay đổi từ quan niệm đến sự sáng tạo và sử dụng ngôn từ là một trong những thay đổi quan trọng của văn học, và xu hƣớng của văn học là ngôn ngữ phải trở thành công cụ khám phá thế giới của những điều chƣa biết và bản thân nó cũng phải trở thành một khám phá. Tính hiện đại của thơ trên phƣơng diện ngôn từ về cơ bản gắn liền với cốt lõi quan niệm ấy.
Hầu Trời của Tản Đà tuy vẫn dùng thể thơ thất ngôn cổ điển nhƣng đã có ý
mở rộng biên độ thành trƣờng thiên. Đúng nhƣ lời giải thích về điệu thơ, toàn bộ bài thơ chảy trôi theo một mạch thơ vô cùng phóng túng, có cảm giác không hề bị câu thúc bởi vần điệu và niêm luật, ngôn ngữ và hình ảnh cứ thế tuôn trào một cách tự nhiên theo dòng cảm xúc. Chính nguồn cảm hứng mới mẻ của Tản Đà đã kéo theo sự biến đổi tự bên trong của thể thơ, làm điệu thơ mang một sức sống mới. Không quá câu nệ vào vần luật nên mạch cảm xúc đƣợc phát triển rất tự nhiên và cái Tôi cá nhân đã thỏa sức bộc lộ và thê hiện mình. Điểm độc đáo và thành công của bài thơ còn thể hiện ở chỗ tạo ra cái cớ là tình huống hầu Trời để tự khẳng định tài năng và quan niệm của mình. Đó là một kiểu ngông rất nghệ sĩ, vui vẻ và đáng yêu. Bài thơ cũng đã phác họa một chân dung thi sĩ Tản Đà với phong cách ngông độc đáo, đó là cái ngông của một nhà nho tài tử ở thời kì mà ý thức cá nhân bắt đầu đƣợc trân trọng và khẳng định.
Sau này các nhà thơ mới làm một sự chuyển dịch, từ chỗ thiên về thơ mô tả khách thể hay trình bày cảm xúc một cách trực tiếp đến chỗ họ thích
thú một lối thơ kín đáo, giàu ẩn ý, gợi ra những cảm giác, thông qua đó ngƣời đọc có thể liên tƣởng đến một thế giới sâu xa hơn hoặc những rung động tinh vi của đời sống, tạo ra hình thức ngôn ngữ mới có khả năng tác động trực tiếp vào giác quan và gợi cảm giác là một sáng tạo khá phổ biến ở nhiều nhà thơ mới. Cảm hứng lãng mạn đã khơi nguồn cho những sáng tạo độc đáo về hình ảnh và ngôn từ trong Vội vàng của Xuân Diệu. Hình ảnh thơ táo bạo, mãnh liệt “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn
vào ngươi!”. Xuân Diệu sử dụng ngôn ngữ thơ phong phú và mới lạ với cách
đảo ngữ rất tân kì “Của ong bướm này đây tuần tháng mật/ Này đây hoa,..”,
phép điệp và phép đối đƣợc phát huy triệt để trong cấu trúc câu thơ làm tăng sức biểu hiện “Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non,
nghĩa là xuân sẽ già,...”. Giọng thơ đắm say, sôi nổi đã truyền đƣợc trọn vẹn
cái đắm say trong tình cảm của nhà thơ. Và nhƣ vậy, bài thơ đã tìm đƣợc con đƣờng ngắn nhất đến với trái tim ngƣời đọc. Câu thơ đâu phải là gió sáo cứ cuốn ta đi trong âm điệu dữ dội, ào ạt đến vậy. Điệp từ “tôi muốn” đặt lên đầu câu thơ đi trở lại nhƣ ƣớc nguyện tha thiết của ngƣời thi sĩ say đắm cuộc đời. Câu thơ ngắn, nhịp thơ liền mạch, không ngừng, không nghỉ nhƣ cuộc chạy đua miệt mài của Xuân Diệu với thời gian. Nhập sâu vào câu chữ, thấy thi nhân đang vút bay giữa đất trời cây cỏ. Thơ Xuân Diệu mang tâm bão của sự cuồng nhiệt. Từng câu từng chữ nhƣ cũng vội vã, xô đẩy cho kịp dòng cảm xúc tuôn trào với nhịp thơ dào dạt xôn xao. Cách sắp xếp hình ảnh sóng đôi cùng cấu trúc nhịp nhàng “này đây”khiến câu chữ, tạo vật nhƣ cùng hòa mình vào vũ điệu của mùa xuân. Câu chữ tạo thành một không gian rộng mở, lấp lánh ánh sáng, cuồn cuộn dòng nhựa sống, nồng nàn hơi thở yêu thƣơng. Lƣớt cùng câu chữ, ngƣời đọc nhƣ đƣợc lƣớt cùng mùa xuân, lƣớt cùng ong bƣớm.Có khi câu thơ dài, ngậm ngùi nhƣ hơi gió thở than, nhƣ tiếng thở dài không nén nổi. Lại những câu thơ vừa cực tả vẻ đẹp, sức sống của mùa xuân,
vừa cực tả lòng yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt, say mê của nhà thơ. Để diễn tả những điều đó, nhà thơ dùng những từ ngữ, hình tƣợng thiên về cảm giác và hành động, hệ thống từ ngữ tăng cấp nhƣ: “ôm, riết say, thâu”. Các động từ mạnh nhƣ muốn xô lệch cả con chữ. Cảm xúc tràn ra ngoài câu chữ, thấm vào lòng ngƣời đọc, thổi bùng lên ngọn lửa của lòng yêu sống. Động từ
“cắn” vào mùa xuân của cuộc đời, thể hiện một xúc cảm mãnh liệt và cháy
bỏng, đỉnh cao của sự đam mê cuồng nhiệt. Câu chữ thơ Xuân Diệu sống động nhƣ chính sự sống. Cách liên tƣởng, so sánh mới lạ với những ngôn ngữ thơ độc đáo, giàu sức gợi cảm, gợi hình: “Tháng giêng ngon, mùi tháng
năm…”. Không dừng lại ở đó, tác giả còn sử dụng một hệ thống từ ngữ cực tả
sự tận hƣởng: “Chếnh choáng, đã đầy, no nê..” diễn tả niềm hạnh phúc đƣợc sống cao độ với cuộc đời. Nhƣng nhà thơ cũng rất biết giới hạn niềm say mê nồng nhiệt của mình, không để rơi vào sự rồ dại, thác loạn. Nhịp thơ ở đây cũng biến đổi uyển chuyển, linh hoạt theo dòng cảm xúc. Khi diễn tả sự đắm say, sôi nổi thì nhịp điệu trở nên dồn dập, khi cần triết luận thì nhịp thơ giãn ra, lắng lại, những đoạn cao trào nhịp điệu lại đƣợc đẩy lên mạnh mẽ, sôi nổi. Cảm hứng đƣợc tuôn trào, cựa quậy trên trang giấy để bứt phá, đạp tung những khuôn khổ bó buộc của câu chữ, khiến thành trì chữ nghĩa phải lung lay. Thơ Xuân Diệu thấm đẫm một bầu cảm xúc, một niềm yêu đời mãnh liệt. Mỗi vần thơ nhƣ kết tinh từ những cảm xúc đắm say đến cuồng nhiệt ngây ngất của nguời nghệ sĩ đối với cuộc sống này. Nhƣ vậy ta có thể thấy ngôn ngữ thơ trong Vội vàng là rất mới, rất lạ, rất Xuân Diệu. Hình ảnh và ngôn ngữ thơ rất mới lạ và táo bạo, nhƣng chính cái táo báo ấy mới giúp tác giả thể hiện cái tôi trữ tình, mới bày tỏ hết sự nồng nàn say đắm của lòng yêu.
Mỗi câu chữ viết ra là máu thịt không thể tách rời của nhà thơ. Không có nguồn cảm hứng dạt dào sẽ không có những câu thơ khỏe khoắn với cảm quan nhân sinh. Nếu nhƣ Vội vàng của Xuân Diệu băng mình trong khúc ngẫu
hứng của thể thơ tự do thì Tương tư của Nguyễn Bính lại sâu chảy trong thể thơ lục bát dân tộc ngọt ngào, lắng sâu với giọng điệu than thở, kể lể.Với lối ngôn ngữ dung dị, hồn nhiên, dân dã nhƣng Tương tư vẫn đậm chất lãng mạn, thơ mộng mang tính chất biểu cảm nồng nàn. Hệ thống ẩn dụ, hoán dụ đặc sắc và sáng tạo. Hình ảnh sóng đôi: “trầu - cau, bến - đò, hoa - bƣớm, thôn Đoài - thôn Đông”, Nguyễn Bính đã nêu bật quan niệm về tình yêu gắn bó, thủy chung. Âm điệu câu thơ ngọt ngào, đầy mong ƣớc, đầy tƣởng tƣợng. Lời thơ lấp lửng nhƣng cũng đầy gợi mở về một sự mong ngóng, hi vọng. Nguyễn Bính đã viết về trạng thái tƣơng tƣ hết sức tha thiết, nồng nàn bằng một giọng điệu lục bát dịu ngọt giàu tính nhạc. Cách nói bóng gió đã tạo đƣợc hiệu quả không ngờ là hai miền không gian đang nhớ nhau. Nghệ thuật dùng thành ngữ, dùng số từ, cách nói ví von, ẩn dụ, cách tổ chức lời thơ độc đáo đã gợi dƣợc những phong vị của hồn quê và thể hiện đƣợc giọng điệu kể lể rất phù hợp với việc bộc bạch nỗi niềm tƣơng tƣ.
Thế giới trong cách cảm nhận của ngƣời hiện đại không chỉ là thế giới đƣợc nhìn thấy mà còn là thế giới đƣợc nhận ra, một thế giới của những chiều sâu thẳm, đầy bí ẩn. Quyền năng của thơ, vì vậy, không thể chỉ là sự miêu tả, kể lể hời hợt, mà quan trọng hơn là sự khải thị về một thế giới chƣa từng biết, thế giới của tinh thần, huyền diệu và linh động. Diễn đạt thế giới ấy là bất khả đối với thứ ngôn từ của trí năng và là cơ hội cho ngôn từ của sự liên tƣởng đầy tính trực giác, thần cảm của nhà thơ. Tràng Giang của Huy Cận là một bài thơ nhƣ thế.Toàn bài thơ luôn duy trì một âm điệu trầm buồn, sâu lắng rất