1. Thơ và cảm hứng chủ đạo trong thơ
2.2. Cảm hứng nhân đạo
Cảm hứng nhân đạo là cảm hứng của tình thƣơng con ngƣời theo từng giai đoạn, thời điểm. Cốt lõi của cảm hứng nhân đạo là tình yêu, lòng thƣơng nhân loại. Bản chất của cảm hứng nhân đạo là chữ tâm đối với con ngƣời.Cảm hứng nhân đạo trong văn học Việt vừa bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo của con ngƣời Việt Nam, từ cội nguồn văn học dân gian, vừa chịu ảnh hƣởng tƣ tƣởng nhân văn tích cực vốn có của Phật giáo, Nho giáo, Đạo
giáo. Cảm hứng nhân đạo trong thơ Việt cũng rất phong phú, đa dạng, biểu hiện ở lòng thƣơng ngƣời, lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con ngƣời; khẳng định, đề cao con ngƣời về các mặt phẩm chất, tài năng, những khát vọng chân chính nhƣ khát vọng về quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền tự do, khát vọng về công lí, chính nghĩa; đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa ngƣời với ngƣời.
Văn học do con ngƣời sáng tạo nên và tất yếu nó phải phục vụ trở lại cho con ngƣời. Vì vậy, tinh thần nhân đạo là một phẩm chất cần có để một tác phẩm trở thành bất tử đối với nhân loại. Trong xu hƣớng phát triển chung của văn học nhân loại, văn học trung đại Việt Nam vẫn hƣớng tới việc thể hiện những vấn đề của cảm hứng nhân đạo. Một trong những nhà thơ tiêu biểu đó là Nguyễn Trãi. Tƣ tƣởng cốt lõi xuyên suốt cuộc đời hành động cũng nhƣ sự nghiệp văn chƣơng của Nguyễn Trãi là yêu nƣớc thƣơng dân, luôn lấy nguyện vọng của nhân dân làm gốc: “Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng/
Dân giàu đủ khắp đòi phương(38). "Dân giàu đủ", cuộc sống của ngƣời dân
ngày càng ấm no, hạnh phúc là điều mà Nguyễn Trãi từng canh cánh và mong ƣớc. Những mơ ƣớc ấy chứng tỏ Nguyễn Trãi là nhà thơ vĩ đại có một tấm lòng nhân đạo cao cả.
Cảm hứng cho những vần thơ không chỉ đƣợc khơi dậy từ những cảm xúc êm đềm, dịu dàng, không chỉ làm ta quặn đau trƣớc những nỗi “đoạn trƣờng”, thơ ca đồng thời phải mang chức năng thức tỉnh phải khiến con ngƣời biết căm giận và biết ƣớc mơ. Có những lúc thơ ca biến thành một vũ khí độc đáo giúp con ngƣời đấu tranh với cái ác để bảo vệ chính nghĩa và cái đẹp của cuộc đời. Hình nhƣ đã trở thành một quy luật phổ biến là bất cứ một nền văn học nào khi ra đời một trào lƣu nhân đạo chủ nghĩa thì vấn đề ngƣời phụ nữ lại đƣợc đặt lên hang đầu, đƣợc nhấn mạnh.Trong xã hội phong kiến, ngƣời phụ nữ là ngƣời bị áp bức nặng nề nhất. Họ không những bị áp bức về
phƣơng diện giai cấp, mà còn bị áp bức về phƣơng diện giới tính. Không phải chỉ ngƣời phụ nữ nghèo mới khổ, mà nhiều khi ngƣời phụ nữ xuất thân trong tầng lớp giàu có vẫn khổ. Họ không phải chỉ khổ về vật chất, mà nhiều khi khổ nhục cả về tinh thần, về tình cảm.
Văn học Việt Nam nửa cuối XVIII - nửa đầu XIX nói về phụ nữ thì trƣớc tiên là nói đến cuộc đời đau khổ của họ. Trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn là tiếng kêu thƣơng của ngƣời phụ nữ chờ chồng, nhớ thƣơng chồng đi chinh chiến phƣơng xa.Trong Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều là sự lên án chế độ cung tần mĩ nữ trong cung vua phủ chúa ngày xƣa, là nỗi đau của ngƣời cung nữ bị Vua ruồng bỏ. Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là số phận của nàng Kiều - ngƣời con gái tài sắc nhƣng số phận bất hạnh: “Đã cho lấy chữ hồng nhan/ Làm cho cho hại cho tàn cho cân”. Trong Độc Tiểu Thanh kí là nàng Tiểu Thanh lấy lẽ một ngƣời, bị vợ cả ghen hành hạ đến chết khi còn quá trẻ. Trong Tự tình của Hồ Xuân Hƣơng là tâm trạng phẫn uất của ngƣời phụ nữ giữa đêm khuya thanh vắng…
Các nhà thơ nói đến nỗi đau khổ của ngƣời phụ nữ với tất cả sự xúc động, với lòng đồng cảm, xót thƣơng và trân trọng nên gây ấn tƣợng sâu sắc. Tuy vậy nếu cho rằng hình ảnh ngƣời phụ nữ trong văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX là hình ảnh những ngƣời phụ nữ đau khổ và chỉ nhấn mạnh mặt ấy thì hoàn toàn không đúng. Cảm hứng về ngƣời phụ nữ trong văn học giai đoạn này không chỉ có đau khổ, mà hơn thế họ là ngƣời có tài, có tình, có ý chí và có nghị lực. Thúy Kiều của Nguyễn Du không phải chỉ có cuộc đời hoạn nạn bất hạnh mà còn là một con ngƣời rất giỏi thi họa ca ngâm. Thúy Kiều Là một con ngƣời luôn có ý thức về mình và về xung quanh, biết tình yêu là ánh sáng trong xã hội đầy bong tối, đồng thời cũng biết hi sinh tình yêu vì một lẽ cao quý hơn. Còn ngƣời phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hƣơng thì lúc nào cũng nhƣ thách thức với xã hội với
bản lĩnh cá nhân. Đối với các nhân vật phụ nữ trong văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, thái độ của các nhà thơ nói chung là đồng cảm, bênh vực và ca ngợi. Họ không phải chỉ ca ngợi ngƣời phụ nữ ở mặt đảm đang chịu khó, chung thủy với tình yêu hay có hiếu với bố mẹ mà còn ca ngợi ngƣời phụ nữ ở những đức tính nhiều khi đối lập gay gắt với xã hội phong kiến.
Cảm hứng nhân đạo còn đƣợc thể hiện rõ ở trào lƣu đòi giải phóng tình cảm. Cuộc sống có trăm nghìn cái xấu xa, dơ bẩn, cần phải tố cáo lên án, cần phải tiêu diệt. Họ mơ ƣớc một xã hội công bằng, con ngƣời sống có hạnh phúc và nhân phẩm, tài năng đƣợc tôn trọng. Xuân Hƣơng là một nhà thơ yêu con ngƣời, yêu cuộc sống. Đối với phụ nữ, Xuân Hƣơng không phải chỉ có cảm thông và bênh vực. Đặc biệt hơn nữa là nhà thơ còn hết sức đề cao và ca ngợi họ. Xuân Hƣơng tìm thấy vẻ đẹp thật sự chân chính của họ. Chúng ta biết Hồ Xuân Hƣơng là một con ngƣời tài hoa, yêu đời và giàu sức sống mà cuộc đời luôn luôn bị chèn ép, câu thúc về tinh thần, về tình cảm, mà cả về đời sống bản năng, về hạnh phúc ái ân của trai gái. Điều đó càng cho bà thêm rạo rực, khao khát. Với Xuân Hƣơng, ngƣời phụ nữ bình dân đƣợc đƣa vào trong văn học thành văn. Đó là những con ngƣời có cuộc đời riêng đầy đau khổ, nhiều chua xót, nhƣng tiềm tàng một sức sống mãnh liệt. Bài Tự
tình [40] nói lên bi kịch tình yêu, gia đình của ngƣời phụ nữ trong xã hội
phong kiến xƣa. Đồng thời đó là tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trƣớc duyên phận éo le và cuộc sống, số phận cay đắng của họ, dù đã gắng gƣợng vƣơng lên nhƣng vẫn rơi vào bi kịch của cuộc đời. Tâm sự của bà cũng là nỗi lòng, tiếng nói của ngƣời phụ nữ lúc bấy giờ. Khao khát yêu đƣơng, khao khát vƣơn lên, khao khát sống hạnh phúc là mong muốn của mọi phụ nữ. Một nhà thơ chân chính là phải đi sâu vào hiện thực để nghe tâm hồn của thời đại. Nỗi đau trong mỗi vần thơ là nỗi đau đầy nhân đạo, khi sẻ chia, khi vẫy
gọi con ngƣời, vƣợt lên những mất mát, những gì xấu xa để vƣơn tới cái đẹp của chân, thiện, mỹ. Ngƣời đọc đối diện với nỗi đau trong mỗi câu thơ, làm trào ra những giọt nƣớc mắt thanh lọc và nhân đạo hóa tâm hồn. Cùng thời với Hồ Xuân Hƣơng, Nguyễn Du cũng có cách nhìn nhận khách quan về tài hoa và số phận của của ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến. Bài thơ Độc
Tiểu Thanh kí [38] là tiếng nói tri âm của một cá nhân dành cho một cá nhân.
Nguyễn Du xót xa, thƣơng cảm cho Tiểu Thanh - một kiếp hồng nhan bạc mệnh, một tài năng thi ca đoản mệnh, mất trong nỗi cô đơn, buồn tủi đồng thời cũng là sự cảm thƣơng cho những kiếp hồng nhan, tài tử đa truân nói chung trong xã hội. Nguyễn Du thấu hiểu sâu sắc cho nỗi khổ của Tiểu Thanh - ngƣời con gái sống khác dân tộc, khác thời đại. Bài thơ mở đầu bằng câu thơ nói về quy luật nghiệt ngã của cuộc đời: “Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư”. Dòng đời lạnh lùng chảy trôi, cuốn theo bao con ngƣời, bao số phận, tàn phá bao cảnh sắc. Đó là quy luật tự nhiên sao ta không khỏi day dứt. Đôi khi sự hiện diện của một con ngƣời chỉ là những vần thơ còn sót lại. Cả cuộc đời Tiểu Thanh hiện lên qua hai từ: “chi phấn” và “văn chương”. Nàng là ngƣời nhan sắc tài năng vẹn toàn nhƣng cuộc đời lại là chuỗi ngày đau khổ. Nhà thơ đã thổi hồn vào son phấn, văn chƣơng để chúng cất lên tiếng nói bi thƣơng thống thiết. Tiểu Thanh đau khổ, bao con ngƣời đau khổ chính bởi nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã. Thƣơng ngƣời rồi mới thƣơng mình. Thƣơng ngƣời càng sâu sắc thì thƣơng mình càng da diết. Bài thơ kết thúc mà nỗi đau cứ khắc khoải, đau đáu khôn nguôi. Thời gian trôi qua, năm tháng trôi qua nhƣng những day dứt ám ảnh của kiếp tài hoa bạc mệnh vẫn ngày đêm nhói lên trong sáng tác của nguyễn Du. Tiếng thơ ông dành tặng cho cuộc đời Tiểu Thanh ngỡ còn ngân lên ai oán nhƣ nhịp tơ lòng ứa máu nơi cảm nhận ngƣời đọc: “Cổ kim hận sự thiên nan vấn/ Phong vận kỳ oan ngã tự cư/ Bất tri tam
Lòng yêu thƣơng, ƣu ái đối với con ngƣời và thân phận của nó từ trƣớc đến nay vẫn là sự quan tâm hàng đầu trong cảm hứng sáng tạo của nghệ thuật.
Truyện Kiều của Nguyễn Du chính là sự ƣu ái đặc biệt của Nguyễn Du dành
cho một kiếp tài hoa mà đa truân nhƣ nàng Kiều. Dẫu cuộc đời chìm tận đáy bùn nhơ, thân thể bị dập vùi tan tác, nhƣng bản chất con ngƣời của Thúy Kiều không hề thay đổi. Phải chăng trong mƣời lăm năm đoạn trƣờng có lúc nàng tƣởng nhƣ gục ngã không thể gƣợng đƣợc, nhƣng rồi nàng cũng gƣợng đứng đậy và một chút lòng ham sống đã đã trở về nhen nhóm. Bi kịch cuộc đời đã tiếp tục đè nặng lên đôi vai đã dầu dãi phong trần của nàng. Bi kịch với nghĩa thông thƣờng là những đau thƣơng, bất hạnh vƣợt quá mức bình thƣờng. Các trích đoạn Trao duyên, Nỗi thương mình, Chí khí anh hùng, Thề nguyền trong chƣơng trình sách giáo khoa ngữ văn lớp 10 [38] tái hiện một phần trong toàn bộ cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du trong truyện Kiều.
Nguyễn Du đến với đời không chỉ bằng tài năng của ông mà chính là bằng tấm lòng của ông trƣớc cuộc đời: nỗi đau đớn trƣớc số phận con ngƣời bị chà đạp, sự căm giận trƣớc kẻ tàn ác bất công… Chính vì sự thấu hiểu và cảm thông sâu sắc của mình, bằng tâm hồn cao cả và tài năng bậc thầy của mình, ông đã để lại cho đời một kiệt tác bất hủ. Ở đó ngƣời đọc đồng cảm và xót xa cho Kiều bao nhiêu lại càng căm phẫn xã hội phong kiến bạo tàn bấy nhiêu.
Dù ở khía cạnh nào thời đại nào thì đi nữa thì cảm hứng nhân đạo trong sáng tác của mỗi tác phẩm văn chƣơng cũng đều đóng vai trò then chốt. Đọc một tác phẩm là đọc những cuộc đời, những tâm trạng , là tự soi mình vào để sống sao cho đẹp hơn. Ngƣời Việt Nam ta vẫn có câu: “nghĩa tử là nghĩa tận”. Cái chết đột ngột của Dƣơng Khuê đã thật sự để lại một nỗi đau lớn cho Nguyễn Khuyến. Lúc ấy, quên hết mọi điều, ông chỉ còn biết một điều duy nhất: ông đã mất một ngƣời bạn thân, mất một nguồn tình cảm quý giá không thế lấy gì thay thế đƣợc. Chỉ có nỗi đau, nỗi đau chân thành, trọn vẹn, tự mình
thể hiện ra thành lời. Có điều là, với nỗi đau, Nguyễn Khuyến không thét lên, tiếng khóc của ngƣời là khóc với mình, khóc cho tự mình nghe, tiếng khóc lắng vào lòng. Bài thơ Khóc Dương Khuê [40] mang một nỗi niềm tiếc nuối sâu sắc về một tình bạn tri kỉ, góp phần khẳng định về tình cảm giữa những con ngƣời với nhau.
Cũng là khóc ngƣời ra đi nhƣng trong Bác ơi! [42]của Tố Hữu nó không còn là tiếng khóc của một cá nhân dành cho một cá nhân nữa. Bài thơ nhƣ một tiếng khóc tiễn biệt, một điếu văn bi hùng bằng thơ. Đọc bài thơ Bác ơi!, câu, chữ nào cũng làm ngƣời đọc xúc động, ứa nƣớc mắt. Xúc động nhƣng không bi quan, chán nản mà giúp chúng ta biến đau thƣơng, nhớ tiếc thành hành động cách mạng.Thông qua tiếng khóc đau xót, bài thơ đã khắc hoạ hình tƣợng Bác Hồ. Một con ngƣời sống có lí tƣởng cao cả, giàu tình nhân ái, ân nghĩa, sống khiêm tốn, giản dị và quên mình “một đời thanh bạch
chẳng vàng son”.
Trong bài thơ Đò lèn, Nguyễn Duy đã viết về ngƣời bà ngoại của mình với tất cả lòng kính trọng và yêu thƣơng sâu sắc. Đò Lèn của tác giả đã gợi lên những kí ức đẹp về thời thơ ấu và hình ảnh ngƣời bà tảo tần, bày tỏ tấm lòng yêu quý, kính trọng rất mực của ngƣời cháu đối với ngƣời bà đã mất. Là sự ân hận muộn màng của ngƣời cháu về thời thơ ấu vô tƣ, vô tâm, sống bằng ảo tƣởng đẹp mà không thấu hiểu cuộc sống cơ cực của bà: “Tôi đi lính, lâu
không về quê ngoại/ dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi/ khi tôi biết thương bà
thì đã muộn/ bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!” [42]
Thơ ca khơi dậy trong lòng ta lớp lớp những đợt sóng cuộn trào của muôn vàn cung bậc tình cảm: yêu thƣơng, căm giận, xót xa, nghẹn ngào, xao xuyến, bâng khuâng. Bài thơ Chạy giặc [40]là nỗi niềm chất chứa của Ngyễn Đình Chiểu trƣớc cảnh nƣớc mất nhà tan. Cảnh chạy giặc của nhân dân đƣợc tác giả miêu tả chi tiết mà đau xót biết nhƣờng nào: “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy/
Mất ổ bầy chim dáo dác bay”[40]. Câu thơ nhuốm màu bi thƣơng. Tiếng súng phát ra nhƣ báo trƣớc một điều không hay sẽ xảy đến: chết chóc, hoang tàn. Đám trẻ con chạy không định hƣớng vì không có ngƣời dẫn dắt. Hiện lên trƣớc mắt ngƣời đọc còn là cảnh tƣợng chết chóc, điêu tàn: “Bến Nghé của
tiền tan bọt nước/ Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”[40]. Những tội ác
của thực dân Pháp đã đƣợc diễn đạt qua hai câu thơ có sức khái quát lớn. Nhƣng những tang tóc, đau thƣơng nhân dân ta phải gánh chịu còn nhiều hơn thế gấp nhiều lần. Ẩn chứa đằng sau bức tranh "Chạy giặc" là tấm lòng yêu nƣớc thƣơng dân sâu nặng của nhà thơ mù.
Nguồn gốc của thơ là cuộc sống. Ngƣời nghệ sĩ có đi sâu vào thực tiễn của cuộc sống và góp phần làm cho cuộc sống ấy phải là một cuộc sống yên lành hạnh phúc, để cho tâm hồn con ngƣời rộng mở, phong phú, thanh cao hơn. Chính thơ ca đã làm giàu thêm tình cảm của con ngƣời.Thơ ca sở dĩ trƣờng tồn vì bao giờ nó cũng nói lên đƣợc tâm hồn, nỗi niềm, những gì thuộc về thế giới bên trong của con ngƣời, của nhân loại. Nếu thiếu đi trái tim đầy tình yêu thƣơng của nhà thơ thì cái hiện thực kia sẽ mãi mãi nằm trong yên lặng. Chiều tối (Mộ) [41]của Hồ Chí Minh là một tác phẩm nhƣ thế. Hình tƣợng thơ vận động rất tự nhiên, bất ngờ, khỏe khoắn: từ lạnh lẽo, hắt hiu đến ấm nóng, sum vầy, từ tối đến sáng, từ buồn sang vui. Đó là điểm đặc sắc trong phong cách thơ của Bác, thể hiện niềm tin yêu cuộc đời dù đang ở trong những tháng ngày đau khổ nhất. Khi bắt gặp hình ảnh cuộc sống con ngƣời giữa miền sơn cƣớc, tình yêu và niềm vui đã tràn ngập cõi lòng. Không phải