1. Thơ và cảm hứng chủ đạo trong thơ
3.2. Cảm hứng nhân đạo và ngôn ngữ đậm chất nhân văn
Cảm hứng nhân đạo là cảm hứng của nhà văn về những giá trị, quan điểm, tƣ tƣởng cao đẹp của con ngƣời.Cảm hứng nhân đạo trong văn chƣơng đã thể hiện rất rõ nét những phẩm chất tốt đẹp, trí tuệ sáng ngời cùng với những vẻ đẹp trong sáng, cao thƣợng của con ngƣời đƣợc gìn giữ qua bao
nhiêu thế kỷ. Nói về cảm hứng nhân đạo là nói đến lòng thƣơng ngƣời, lòng tốt của nhân loại và cả ý thức đấu tranh mãnh liệt để gìn giữ cho sự tiến bộ của loài ngƣời. Dƣới những ngòi bút tài hoa, con chữ đƣợc nhảy múa lung linh và huyền ảo, nó để cho ngƣời đọc thỏa sức tìm kiếm, thỏa sức suy nghĩ và trí tƣởng tƣợng của ngƣời đọc cũng sâu sắc hơn.
Ngôn từ là chất liệu của văn chƣơng, mà thứ chất liệu ấy trong thơ ca càng đặc biệt hơn vì thơ không đƣợc phép dùng từ ngữ thoáng đạt nhƣ trong câu văn mà nhà thơ phải chọn ra trong từ điển của mình những từ đẹp nhất, đắt nhất sao cho từ thì ít nhƣng ý lại thật nhiều. Thế mới là nhà thơ. Đặng Trần Côn đã chiếu ngòi bút của mình xuống những nỗi đau của ngƣời phụ nữ trong chiến tranh để cất lên tiếng nói của con ngƣời thời đại, tiếng nói oán ghét chiến tranh phi nghĩa, tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc qua khúc tự tình trƣờng thiên Chinh phụ ngâm. Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, qua nỗi niềm của ngƣời chinh phụ có chồng ra trận, tác giả đã đã để cho ngƣời đọc cảm nhận nỗi đau thƣơng trong chiến tranh của cả hai phía ngƣời ra trân và ngƣời ở lại. Ẩn sau những từ ngữ hoa mĩ, trau chuốt, cao nhã là ý nghĩa sâu xa bên trong nó. Đó là một tâm trạng yếu đuối cần sự chở che, là một sự khao khát cần đƣợc thỏa mãn, không phải là sự dằn vặt cần đƣợc giải tỏa. Rõ ràng Chinh phụ đã quá đau khổ, đã quá cô đơn, đã quá khao khát cho nên trƣớc khung cảnh gợi nhớ, không kìm lòng đƣợc nàng đã bật lên tiếng nói thầm kín nhất của lòng mình. Chinh phụ ngâm là một loại văn chƣơng tập cổ. Tập cổ tức là góp nhặt những lời hay ý đẹp trong sử sách thơ ca thời xƣa. Chính vì vậy mà từ ngữ cũng là một khía cạnh quan trọng trong nghệ thuật dịch. Cách dùng từ ngữ của dịch giả cũng đã chứng tỏ một trình độ rất tinh vi, nhạy bén. Bằng nghệ thuật điêu luyện, tác giả đã dùng những từ ngữ mang sắc thái cảm xúc sao cho nó mang đầy đủ âm thanh, màu sắc dân tộc và nhất là gắn vào đó cái hồn Việt Nam.
Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người Chinh phụ (trích Chinh phụ
ngâm) [38] thể hiện rất rõ cảm hứng nhân đạo của Đặng Trần Côn. Cảm
hứng nhân đạo của tác phẩm đƣợc thể hiện ở tiếng nói cảm thƣơng cho tâm trạng nhớ thƣơng của ngƣời chinh phụ gửi tới chồng ở miền xa. Tình yêu đôi lứa và hạnh phúc gia đình đã không còn trong tầm tay. Phải xa chồng, càng xa nàng càng nhớ và càng thƣơng, càng khao khát hạnh phúc. Nhƣng trái ngang thay, nàng càng khao khát bao nhiêu thì lại thấy cay đắng, cô độc và đau đớn bấy nhiêu. Những nỗi niềm trăn trở của ngƣời chinh phụ đƣợc nhà thơ miêu tả bằng các từ ngữ miêu tả hành động bồn chồn, lặp đi lặp lại: “dạo, ngồi, rủ,
thác”. Nỗi lòng của ngƣời chinh phụ không còn chỉ là tâm trạng của một
ngƣời mà là tiếng nói thay cho bao ngƣời phụ nữ cùng chung số phận nhƣ nàng.Với nghệ thuật lấy động tả tĩnh đã đẩy tâm trạng ngƣời chinh phụ lên một nấc thang mới, khiến nó đau đớn hơn, cô độc hơn, dày vò nàng hơn. Từ tính từ “phất phơ” đến động từ “rủ”, tất cả mang sắc thái chán chƣờng, ủ rũ. Ngoài ra, chỉ thêm hai từ láy “dằng dặc” và “đằng đẵng” nhƣng sự chán chƣờng, mệt mỏi kéo dài vô vọng của ngƣời chinh phụ trở nên thật cụ thể, hữu hình và có cả chiều sâu trong đó. Nỗi buồn khổ cứ triền miên không dứt làm cho ngƣời chinh phụ làm việc gì cũng nhƣ là vô nghĩa, mọi việc đều bị chi phối bởi sầu muộn. Tác giả thấu hiểu điều đó nên đã dùng những từ “gƣợng” trƣớc hành động của nàng: “gượng đốt, gượng soi, gượng gảy”. Điệp từ “gượng” cho thấy sự cố gắng gƣợng gạo, chán nản ở ngƣời chinh phụ, nàng vùng vẫy trong nỗi cô đơn nhƣng lại bị chính nỗi cô đơn bóp chặt. Cho tới khi nỗi nhớ da diết, sâu thẳm và mênh mang, vời vợi. Với các từ láy
“thăm thẳm, đau đáu, thiết tha” kết hợp với từ ngữ có tính tƣợng trƣng ƣớc lệ
nhƣ “gió đông, non ên” gợi nhớ gợi thƣơng, day đi dứt lại trong tâm can ngƣời chinh phụ. Sắc thái nỗi nhớ tăng tiến, rộng mở từ những suy tƣởng dõi theo ngƣời chồng nơi phƣơng xa đến sự dồn nén cảm xúc thành nỗi xót xa,
đắng cay nối dài bất tận.Tác giả còn sử dụng biện pháp so sánh bất ngờ để cực tả nỗi sầu muộn và cảm giác lạnh lẽo trong lòng ngƣời phụ nữ. Chỉ với một
chữ “thốc” rất mạnh trong câu "Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên" đã báo
hiệu sự chuyển sang một tâm trạng mới ở ngƣời chinh phụ. Đến đây, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đã đạt đến mức điêu luyện. Có thể nói, đoạn thơ trên đã thể hiện hết sức tế nhị những khao khát thầm kín và mãnh liệt của ngƣời chinh phụ – đó cũng là những khát vọng trần thế và nhân bản của con ngƣời. Qua tất cả những sự đồng cảm ấy, tác giả đã lên án chiến tranh phi nghĩa, chia cắt đôi vợ chồng chinh phu - chinh phụ. Không chỉ xuất sắc về mặt nội dung, tác phẩm còn là kết tinh của giá trị nghệ thuật đặc sắc. Cụ thể ở đây, bản dịch của Đoàn Thị Điểm đã khéo léo sử dụng hàng loạt từ láy: “gà eo óc, hòe phất phơ, khắc giờ đằng đẵng, mối sầu dằng dặc, hồn mê mải, lệ châu chan, trời
thăm thẳm, nhớ đau đáu...”[38]. Ngoài ra, nhà thơ đã phát huy một cách tài
tình nhạc điệu trầm bổng, du dƣơng của thể song thất lục bát giống nhƣ những đợt sóng dào dạt diễn tả tâm trạng ngƣời chinh phụ hết nhớ lại thƣơng, hết thƣơng lại nhớ trong tình cảnh lẻ loi đơn chiếc. Đó cũng chính là nỗi xót thƣơng đến tột cùng mà nhà thơ dành cho những ngƣời chinh phụ.
Thơ là cuộc đời nên thơ không chỉ khơi dậy những cảm xúc êm đềm, dịu dàng êm ái mà còn làm ta quặn đau trƣớc những nỗi đoạn trƣờng.Thƣơng ngƣời rồi mới thƣơng mình. Thƣơng ngƣời càng sâu sắc thì thƣơng mình càng da diết. Bài Độc Tiểu Thanh kí [38] của Nguyễn Du viết theo thể thơ Đƣờng luật cô đúc, hàm súc nhƣng phảng phất giọng điệu bi phẫn do rất nhiều thanh trắc, dấu nặng gợi cảm giác trĩu nặng, ngƣng đọng. Bài thơ kết thúc mà nỗi đau cứ khắc khoải, đau đáu khôn nguôi. Chỉ với một từ “khấp” thôi cũng đủ để Nguyễn Du biểu đạt đƣợc biết bao nỗi niềm giành cho ngƣời và giành cho chính mình. “Khấp” là khóc không thành tiếng, nghĩa là nƣớc mắt chảy ngƣợc vào trong ngƣng đọng, kết tụ thành nỗi hận , nỗi u uất khôn nguôi. Nhà văn
không sử dụng tiếng “khốc” mà lại là tiếng “khấp” bởi đó là tiếng nức nở trong tâm hồn, mặn xót tái tê nên ngàn năm còn thƣơng còn xót. Bài thơ đẫm nƣớc mắt trong giọng điệu bi phẫn, sầu tủi, nghẹn ngào. Tiếng “ khấp” của thi hào vĩ đại Việt Nam vẫn vang vọng hằng bao thế kỉ, đi giữa lòng ngƣời để nói về nỗi đau đời chất chứa trong tim. Ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí kết hợp với giọng điệu buồn thƣơng, cảm thông, chia sẻ đã khiến cho Độc Tiểu Thanh kí
không chỉ là sự đồng cảm với số phận của nàng Tiểu Thanh nói riêng, những con ngƣời tài hoa, tài tử bất hạnh nói chung mà đó còn là lời tâm sự của chính Nguyễn Du về cuộc đời của mình. Độc Tiểu Thanh ký nhƣ một giọt nƣớc, nhỏ xuống mặt hồ thời đại, để rồi làm vang động mãi về sau. Nguyễn Du tựa hồ viết một câu chuyện riêng, kể lại một cuộc đối thoại riêng, nhƣng đối tƣợng không chỉ có nàng Tiểu Thanh, dƣờng nhƣ trong từng vần thơ đó còn có cả chính thi nhân nữa. Cảm hứng nhân đạo của nhà thơ không chỉ dừng lại ở ngƣời phụ nữ, nó dƣờng nhƣ còn khắc hoạ cả một vấn đề thời đại. “Cổ kim hận
sự thiên nan vấn” - Nguyễn Du đã mở rộng ra bằng cách xuyên suốt lịch sử
một vết thƣơng lòng rỉ máu ấy. Dù đập tay vào cánh cửa cuộc đời để tìm lấy một lối ra, một giải thoát, Nguyễn Du không hẳn là ngƣời đầu tiên nhƣng cái nghẹn ngào, uất giận đến bây giờ, với Nguyễn Du, nó nhƣ đặc quánh lại. “Cổ
kim hận sự…” mạch thơ nhƣ một dòng chảy nối tiếp nhau những con sóng dài
sóng ngắn, nó dồn toa và đến đó bỗng tắc đƣờng. “Thiên nan vấn” chính là sự tắc đƣờng ấy. Cái va đập của câu thơ nhƣ diễn ra ở vào một nơi chốn vô hình, nhƣng nó dội lại, sâu xát vào lòng ngƣời bao nhiêu là nỗi đau máu thịt. Nguyễn Du viết nên một hiện thực rõ ràng, một hiện thực qua những vần thơ không lên án gay gắt, nhƣng đau đớn đến mức tột cùng. Án mệnh cho những con ngƣời cống hiến tài năng, cống hiến sức lực, văn chƣơng nhƣng khi họ gánh cái án oan của thời đại, nỗi đau lớn nhất họ phải chịu đựng là những tinh thần, chất xám của họ rỉ máu trong sự vùi dập của định kiến xã hội.
Nói tới ngôn ngữ của Nguyễn Du là nói đến trình độ trác việt đồng thời lại hết sức giản dị, dễ hiểu, gần gũi với đại đa số quần chúng nhân dân và đặc biệt rất giàu tính nhân văn. Ở Truyện Kiều, chỉ bằng một câu thơ, Nguyễn Du có thể khắc họa sắc nét chân dung ngoại hình của nhân vật, hay miêu tả một biến cố, một cảnh ngộ, một sự di chuyển về không gian, hay một sự vận động về thời gian. Cũng nhƣ vậy, Nguyễn Du có thể bằng một vài từ hay chỉ một từ có thể bộc lộ đƣợc tất cả những thái độ đánh giá của ông đối với một con ngƣời hay một hiện tƣợng nào đó, nhƣng đi vào thơ hết sức tự nhiên chân thật, đồng thời diễn đạt đầy đủ nhất chính xác nhất. Và với một nội dung nhất định, chỉ có cách nói nhất định không thể thay thế từ nào khác mới diễn tả đầy đủ và sâu sắc các ý tƣởng của nhà thơ. Ngôn ngữ của Truyện Kiều không những giàu hình ảnh mà còn đậm tính nhân văn. Quả thực, trong mọi thành công của Truyện Kiều thì ngôn ngữ là một trong những phƣơng diện làm nên vị trí bậc thầy của Nguyễn Du trong nền văn học dân tộc. Qua một số đoạn trích trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 10, chúng ta có thể cảm nhận đƣợc trọn vẹn vẻ đẹp ngôn từ của Truyện Kiều.
Trong đoạn trích Trao duyên [38], Nguyễn Du đã sử dụng linh hoạt khá nhiều từ ngữ Hán Việt “tương tư, mệnh bạc, dạ đài, tình quân, Kim lang”. Với Truyện Kiều, vốn từ vựng tiếng Việt đƣợc mở rộng nhờ năng lực sáng tạo từ ngữ tuyệt vời của Nguyễn Du. Căn cứ vào đặc điểm về âm thanh và ngữ điệu, nhiều khi nhà thơ đã dịch những từ ghép gốc Hán và những thành ngữ gốc Hán ra thành những từ ngữ Hán Việt. Chẳng hạn, trong câu thơ “Chị
dù thịt nát xương mòn/ Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”, từ Hán Việt
“tuyền đài” đã đƣợc tác giả dịch thành “chín suối”. Hoặc có khi ông tự ghép
các từ ngữ lại với nhau, tạo thành những từ ngữ mới để gọi tên cho các sự vật
nhƣ “mảnh hương nguyền” (mảnh trầm hƣơng đốt trong buổi Thúy Kiều thể
thủy chung của Kim – Kiều). Bằng những cách tân trong việc sử dụng từ ngữ nhƣ thế, Nguyễn Du đã làm giàu thêm cho ngôn ngữ tiếng Việt đồng thời thể hiện đƣợc sự đồng cảm sâu ắc nhất của mình đén với cảnh ngộ nhân vật.
Bên cạnh việc sử dụng từ Hán Việt tài tình, Nguyễn Du còn rất thành công trong việc sử dụng từ ngữ thuần Việt. Trong Trao duyên, ông đã rất tinh tế khi để Kiều dùng từ “cậy, chịu lời”. Đó không phải là một lời nhờ vả đơn thuần mà nó mang theo ẩn ý về cả một bi kịch: Yêu mà phải phụ tình, đau đớn mà không dám thổ lộ cùng ai, chỉ biết lấy tình máu mủ để giãi bày ruột gan. Bấy nhiêu ƣớc nguyện của nàng với Thúy Vân vừa là sự trông cậy, vừa là lời nhắn nhủ em, vừa là điều nàng cầu cho mình. Kiều trao duyên cho em trong sự nghẹn ngào lẫn ngậm ngùi, tủi hổ cho phận mình.
Tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du còn đƣợc thể hiện ở việc sử dụng tài tình lời thơ lục bát cổ điển. Toàn bộ Truyện Kiều đƣợc viết bằng thể lục bát, trong đó tác giả có sử dụng nhiều tiểu đối, ẩn dụ, phép sóng đôi. Trong
Nỗi thương mình[38], nhà thơ đã khai thác triệt để các hình thức đối xứng
nhằm tô đậm nỗi thƣơng thân xót phận của nhân vật Thúy Kiều. Đối xứng ở cấp thấp nhất là tiểu đối trong bốn chữ: “bướm lả/ ong lơi; lá gió/ cành chim; dày gió/ dạn sương; bướm chán/ ong chường; mưa Sở/ mây Tần; gió tựa/ hoa kề”. Đây là thủ pháp chẻ những cụm từ thông thƣờng tạo thành quan hệ đối xứng nhằm nhấn mạnh mức độ cao hơn của nội dung cụm từ không có tiểu đối. So sánh bƣớm ong lả lơi với bƣớm lả ong lơi, ta thấy nếu tách hai yếu tố bƣớm - ong, lả - lơi ra và đặt ở thế đối xứng thì rõ ràng thân phận bẽ bàng của ngƣời kĩ nữ đƣợc tô đậm, nhấn mạnh hơn, tạo cảm giác xót xa hơn. Đối xứng ở cấp tiểu đối trong khuôn khổ một câu có “khi tỉnh rượu/ lúc tàn canh”, hay
“Nửa rèm tuyết ngậm/ bốn bề trăng thâu”. Đối xứng kiểu này có giá trị nhấn
mạnh sự liên tục, kéo dài của sự việc hay cái mênh mông của không gian. Trong đoạn trích, chúng ta còn bắt gặp lối đối xứng tạo nên giữa hai câu thơ
lục/bát: “Khi sao phong gấm rủ là/ Giờ sao tan tác như hoa giữa đường”. Đó là sự đối lập gay gắt giữa quá khứ êm đêm hạnh phúc và hiện tại đầy nghiệt ngã, “Mặt sao dày gió dạn sương/ Thân sao bướm chán ong chường
bấy thân!”. Đó là sự nhấn mạnh có ý so sánh: thân thể còn đau khổ khổ hơn
là sự bẽ bàng chua chát trên về mặt. Hay “Mặc người mưa Sở mây Tần/
Những mình nào biết có xuân là gì” là sự đối lập: ngƣời/ ta. Các hình thức đối
này có chức năng khác nhau tuỳ theo mỗi cặp đối, nhƣng đều có tác dụng nhấn mạnh ý cần nói, tạo điều kiện nhìn nỗi niềm thƣơng thân xót phận của nhân vật từ nhiều góc nhìn khác nhau.
Tính truyền cảm cũng là đặc trƣng chung của ngôn ngữ trong tác phẩm văn chƣơng, bởi tác phẩm văn học là sản phẩm của cảm xúc của ngƣời nghệ sĩ trƣớc cảnh đời, cảnh ngƣời, trƣớc thiên nhiên. Cho nên, ngôn ngữ trong tác phẩm văn chƣơng phải biểu hiện đƣợc cảm xúc của tác giả và phải truyền đƣợc cảm xúc của tác giả đến ngƣời đọc, khơi dậy trong lòng ngƣời đọc những cảm xúc thẩm mĩ. Tuy nhiên, do đặc trƣng của thơ là tiếng nói trực tiếp của tình cảm, trái tim nên ngôn ngữ thơ ca có tác dụng gợi cảm đặc biệt. Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Sáng tác của ông không chỉ
có Truyện Kiều nhƣng chỉ với tác phẩm này thôi, thông qua vẻ đẹp của ngôn
từ, chúng ta cũng có thể hình dung đƣợc tài năng nghệ thuật của thi nhân. Phải có một vốn liếng ngôn từ phong phú, một năng lực sáng tạo và sử dụng