Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 72)

7. Kết cấu luận văn

2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

* Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, công tác phân cấp quyết định phê duyệt hồ sơ xây dựng cho cấp xã là chưa phù hợp với tình hình thực tế ở cơ sở, chưa phù hợp với khả năng, năng lực của đội ngũ cán bộ cấp xã. Công tác hướng dẫn xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm chưa phù hợp với thời điểm xây dựng kế hoạch của UBND cấp xã.

Thứ hai, trình độ năng lực của cán bộ xây dựng nông thôn mới còn hạn chế (Trình độ học vấn THPT là 88,8%, THCS là 11,2%; trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học 60,4%, cao đẳng 7,8%, trung cấp, cao đẳng và sơ cấp: 31,9%; có chứng chỉ quản lý dự án, đấu thầu 30%).

Thứ ba, một bộ phận nhân dân còn ỷ lại, trông chờ vào nhà nước, chưa xác định xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm, nghĩa vụ của nhân dân, chưa nhận thức đúng quan điểm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

* Nguyên nhân khách quan.

Thứ nhất, do điều kiện tự nhiên là một huyện miền núi, địa hình bị chia cắt phức tạp, giao thông khó khăn, mật độ dân cư thưa thớt, phân bố không tập trung, người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao; quy mô nền kinh tế nhỏ, cùng với đó là tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến bất thường cũng ảnh hưởng trực tiếp đến công tác xây dựng nông thôn mới.

Hai là, cơ chế chính sách quản lý đầu tư xây dựng của Chính phủ, của Tỉnh còn chưa linh động tạo quyền chủ động cho địa phương vận dụng phù hợp với tình hình thực tế.

Chƣơng 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN AN LÃO,

TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.1. Định hƣớng xây dựng nông thôn mới và quản lý vốn trong xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định

3.1.1. Định hướng xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định tỉnh Bình Định

Theo báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; phương hướng nhiệm vụ giải pháp thực hiện giai đoạn 2020-2025, huyện An Lão xác định xây dựng nông thôn mới tiếp tục là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội và nhân dân, là quá trình khó khăn, lâu dài, là cuộc vận động toàn diện trên tất cả lĩnh vực, là giải pháp đưa huyện An Lão phát triển bền v ng. Với mục tiêu t ng quát: Xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức t chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn mới đô thị hóa; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, n định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ, quốc phòng - an ninh được gi v ng. Phấn đấu đến năm 2025 có thêm 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng t ng số xã đạt chuẩn 04 xã; duy trì và nâng cao chất lượng đối với xã nông thôn mới kiểu mẫu và phấn đấu thêm 01 đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025, phấn đấu đến năm 2025 số xã đạt từ 15-18 tiêu chí, là 07 xã; không có xã đạt dưới 15 tiêu chí.

3.1.1. Định hướng quản lý vốn trong xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định huyện An Lão, tỉnh Bình Định

Để đạt được nh ng mục tiêu về XDNTM đến năm 2025 cảu huyện An Lão đưa ra, đòi hỏi phải huy động sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong XDNTM. Vì vậy, quản lý vốn đầu tư công nói chung và quản lý vốn trong chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM ở huyện An Lão được định hướng như sau:

Một là, tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công. Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của huyện An Lão.

Hai là, nâng cao hiệu quả sử dụng của nguồn vốn, bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí.

Ba là, phát hiện nh ng bất cập trong chế độ, chính sách, tính không đồng bộ và nh ng bất cập trong việc quản lý vốn ngân sách nhà nước trong chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới để kịp thời kiến nghị, sửa đ i.

Bốn là, nâng cao chất lượng trong công tác quy hoạch, kế hoạch, thiết kế, thẩm định, đấu thầu, thanh quyết toán vốn, giảm thiểu nhũng nhiễu, phiền hà, không để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản, tiết kiệm NSNN trong đầu tư, nâng cao chất lượng các công trình trong xây dựng Nông thôn mới.

Năm là, tăng cường bồi dưỡng các nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý NSNN trong chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới; có cơ chế, chính sách khen thưởng và xử lý nghiêm minh nh ng vi phạm trong quá trình thực hiện gây lãng phí, thất thoát ngân sách nhà nước.

Sáu là, nâng cao năng lực giám sát, kiểm tra, thanh tra công tác quản lý NSNN trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Tăng cường quản lý vốn NSNN là hoạt động có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đến sự phát triển của mỗi địa phương, nó góp phần tạo lập hạ tầng kinh tế - xã hội, điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc của chủ đầu tư, nhà thầu và sự tham gia của cộng đồng dân cư.

Thứ bảy, trong sử dụng ngồn vốn XDNTM cần chú ý:

Một là, ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn. Tập trung đầu tư cho các xã dưới 10 tiêu chí và các xã đạt 15 tiêu chí để phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới; chú trọng đầu tư các xã chưa hoàn thành các công trình hạ tầng cơ bản (giao thông, thủy lợi, trường học, điện, y tế, nước sạch…)

Hai là, trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân b vốn ngân sách trung ương, của Tỉnh hỗ trợ, kịp thời thông báo kế hoạch trung hạn và hàng năm cho cấp xã để làm căn cứ xây dựng kế hoạch hàng năm.

Ba là, chủ động cân đối bố trí nguồn vốn đối ứng của NSĐP, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế, khả năng cân đối ngân sách cấp mình, mục tiêu kế hoạch hàng năm và nằm trong kế hoạch giai đoạn 2020 – 2025.

Bốn là, rà soát, phân kỳ đầu tư, ưu tiên tập trung đầu tư, tránh dàn trải, nợ đọng, bảo đảm quy định của Luật Đầu tư công.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý vốn trong xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định thôn mới tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định

3.2.1. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Con người luôn là nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của bất cứ lĩnh vực, chương trình nào. Trong thực hiện XDNTM và đặc biệt là trong quản lý vốn trong XDNTM, nhân tố con người càng có ý nghĩa quan

trọng. Đặc điểm của quản lý vốn XDNTM là diễn ra trong khoảng thời gian dài, qua nhiều khâu quản lý, liên quan đến nhiều chủ thể, đối tượng quản lý khác nhau. Trong mỗi khâu của quá trình quản lý, sai phạm của mỗi cá nhân đều có thể gây ra thất thoát, lãng phí, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Do đó, nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ thực hiện xây dựng nông thôn mới là giải pháp quan trọng, có tác dụng lâu dài đến nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong XDNTM, cụ thể: Một là, tăng cường tập huấn chế độ, chính sách mới về quản lý dự án cho các cán bộ liên quan đến công tác quản lý, trong đó tập trung quan tâm mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu, giám sát đầu tư cho các cán bộ cấp xã, đặc biệt là các xã còn hạn chế, còn thiếu các chứng chỉ liên quan đến nghiệp vụ đấu thầu, giám sát đầu tư.

Hai là, kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động quản lý xây dựng nông thôn mới, đảm bảo chuyên môn phù hợp với công việc quản lý và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, bố trí nh ng cán bộ có chuyên môn phù hợp với công tác quản lý NSNN trong xây dựng nông thôn mới.

Ba là, xây dựng cơ chế khen thưởng, xử phạt công minh, tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, theo dõi, quản lý cán bộ công chức làm cơ sở đánh giá chất lượng hàng năm, kịp thời ngăn chặn phát sinh tiêu cực gây thất thoát lãng phí.

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác lập quy hoạch, kế hoạch

Thứ nhất, rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đề án XDNTM cấp xã làm cơ sở nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch hàng năm.

Theo quy định của Luật Đầu tư công năm 2019, các dự án đầu tư trong kế hoạch trung hạn phải có trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời, trong giai đoạn 2020 - 2025, về quan điểm, mục tiêu,

nhiệm vụ chương trình xây dựng nông thôn mới sẽ có điều chỉnh so với giai đoạn 2016 -2020, hơn n a các quy hoạch, các đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã qua 05 năm đã có nhiều bất cập, sẽ không còn phù hợp với tình hình mới… Do đó việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch và đề án XDNTM là hết sức cần thiết, làm căn cứ để xác định danh mục dự án, lập kế hoạch đầu tư trung hạn, hàng năm theo các tiêu chí về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Để nâng cao chất lượng công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã cần tuân thủ các nội dung sau:

Căn cứ các văn bản pháp lý về quản lý các loại quy hoạch như: quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng…. các quy hoạch cần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đảm bảo tính đồng bộ, là cơ sở cho việc triển khai thực hiện dự án.

Rà soát quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới cần bám sát các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, cơ chế quản lý đầu tư, việc cân đối nguồn lực trong chương trình xây dựng nông thôn mới.

Các cơ quan chuyên môn cấp huyện như Phòng Kinh tế - Hạ tầng, phòng Tài nguyên - Môi trường, phòng Tài chính – Kế hoạch, Văn phòng Điều phối chương trình mục tiêu Quốc gia XDNTM cần phối hợp chặt chẽ trong công tác tham mưu cho UBND huyện hướng dẫn các xã t chức rà soát quy hoạch, đề án đảm bảo chất lượng, tính khả thi, hiệu quả, kịp thời.

UBND cấp xã chủ động tích cực phát huy quyền làm chủ của nhân dân để hướng dẫn các thôn xóm và các t chức chính trị - xã hội trong công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch XDNTM.

Thực hiện công bố công khai và rộng rãi quy hoạch và đề án, thời gian thực hiện nhiệm vụ quy hoạch để nhân dân và các cơ quan chuyên môn cấp huyện theo dõi, giám sát thực hiện.

kịp thời, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch.

Thứ hai, tích cực hướng dẫn quy trình lập kế hoạch cấp xã có sự tham gia của cộng đồng

Giao cho cơ quan thường trực Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM hướng dẫn UBND cấp xã lập kế hoạch cấp theo quy trình đã quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-BKHĐT ngày 14/02/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn quy trình lập kế hoạch đầu tư cấp xã thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó tập trung hướng dẫn các nội dung như:

-Nguyên tắc lập kế hoạch:

+ Có sự tham gia của các t chức và cộng đồng dân cư trên địa bàn thôn, xã.

+ Thực hiện dân chủ, công khai và minh bạch.

+ Đảm bảo khả năng cân đối nguồn lực của các cấp, khả năng đóng góp nguồn lực của cộng đồng.

- Đơn vị lập kế hoạch:

T kế hoạch thôn (thôn hoặc đơn vị tương đương làng, khu dân cư,...) có từ 3 đến 5 thành viên, do Trưởng thôn làm T trưởng và đề xuất thêm các thành viên khác. Nếu đã có các t chức tương đương được công nhận thì t chức này là T kế hoạch thôn. Sau khi được thành lập, T trưởng T kế hoạch thôn báo cáo UBND cấp xã và thông báo danh sách thành viên của T trên hệ thống truyền thanh hoặc bằng các hình thức thông tin khác tới người dân trong thôn. Ban quản lý cấp xã là đơn vị lập kế hoạch cấp xã.

- Quy trình lập kế hoạch:

Căn cứ thông báo của UBND cấp huyện về dự kiến nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ XDNTM cho cấp xã, Ban quản lý xã thông tin cho T kế hoạch thôn về dự kiến ngân sách của xã, dự kiến mức hỗ trợ cho thôn;

được gửi tới các thôn bằng văn bản và được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã. Hướng dẫn cho T kế hoạch thôn về cách thức lựa chọn, ưu tiên các dự án đầu tư, cách thức t chức các cuộc họp đối với người dân nhằm đảm bảo các nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư cấp xã có sự tham gia của cộng đồng.

- Xây dựng kế hoạch cấp thôn:

+ Căn cứ hướng dẫn của Ban quản lý xã, T kế hoạch thôn t chức họp thôn với thành phần là đại diện các hộ dân, cơ quan, t chức đóng trên địa bàn hoặc có liên quan.

+ Cuộc họp thôn được t chức để đánh giá tình hình thực hiện, xác định nhu cầu và lựa chọn dự án đầu tư trên địa bàn thôn, lập Danh mục dự án đầu tư của thôn gửi Ban quản lý xã t ng hợp vào kế hoạch đầu tư cấp xã.

+ Dự án đầu tư đề xuất được sắp xếp thứ tự ưu tiên, lập thành danh mục dự án đầu tư có các nội dung: Tên dự án, quy mô, thời gian khởi công- hoàn thành, địa điểm thực hiện, t ng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn NSNN và nguồn vốn khác, hình thức thực hiện.

+ T kế hoạch thôn chuẩn bị nội dung các cuộc họp, dự kiến các dự án đầu tư đề xuất; khái toán và phân tích sơ bộ về mục tiêu, sự cần thiết của các dự án đầu tư để người dân có cơ sở lựa chọn và sắp xếp thứ tự ưu tiên.

+ Cuộc họp thôn quyết định về Danh mục dự án đầu tư hợp lệ khi: Có trên 50% t ng số đại diện hộ dân của thôn hoặc đại diện được hộ dân ủy quyền tham dự cuộc họp; Có trên 50% t ng số thành viên tham dự cuộc họp đồng ý đối với Danh mục dự án đầu tư.

+ Trường hợp không t chức được cuộc họp thôn, T kế hoạch thôn phát phiếu lấy ý kiến về Danh mục dự án đầu tư tới các hộ dân và đảm bảo có trên 50% t ng số hộ dân của thôn đồng ý. Sau khi kết thúc họp thôn, T kế hoạch thôn gửi Danh mục dự án đầu tư, biên bản cuộc họp và các tài

liệu khác kèm theo về Ban quản lý xã. - Xây dựng kế hoạch đầu tư cấp xã:

+ Dựa trên căn cứ, nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư cấp xã và đề xuất của các thôn, Ban quản lý xã dự thảo kế hoạch đầu tư cấp xã và đề xuất b sung các dự án liên thôn (nếu cần).

+ Họp kế hoạch cấp xã: Cuộc họp kế hoạch cấp xã được t chức nhằm lựa chọn, sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án và hoàn thiện kế hoạch đầu tư cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)