7. Kết cấu luận văn
1.2.2. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý
Nguồn nhân lực nói chung và đội ngũ cán bộ quản lý nói riêng là yếu tố quyết định việc thực hiện chương trình XDNTM và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả trong XDNTM. Xác định được vấn đề này, Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM và nhiều địa phương đã chú trọng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tốt cho Chương trình XDNTM.
Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nguồn vốn trong XDNTM này đòi hỏi phải có tư duy khoa học, khả năng nghiên cứu và am hiểu các văn bản chính sách, pháp luật của Nhà nước, có kinh nghiệm thực tế. Bên cạnh đó, cán bộ làm công tác quản lý phải có lập trường v ng vàng, tuân thủ các quy định, chính sách và pháp luật của Nhà nước như vậy quản lý mới
có hiệu quả. Nếu cán bộ quản lý thiếu năng lực nên giải quyết công việc chủ yếu dựa theo kinh nghiệm thiếu căn cứ khoa học, thiếu trình độ kỹ năng nghề nghiệp dẫn đến giải quyết công việc còn chậm, hiểu biết các quy định, chính sách, pháp luật của Nhà nước hạn chế dẫn đến thực thi sai và không thống nhất trong thực hiện các văn bản pháp luật dẫn đến sai phạm trong quản lý và sử dụng không hiệu quả nguồn vốn trong XDNTM.
1.2.3. Điều kiện làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý
Điều kiện làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý bao gồm điều kiện vật chất, kỹ thuật phục vụ cho quản lý ảnh hưởng đến khả năng làm việc và sức khỏe của cán bộ quản lý trong quá trình làm việc. khi điều kiện lao động được đảm bảo, sức khỏe và chất lượng làm việc của cán bộ quản lý sẽ được tăng lên, giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Do vậy, điều kiện làm việc có ý nghĩa quan trọng để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ quản lý trong cơ quan nhà nước. Một số yếu tố về điều kiện vật chất có thể ảnh hưởng đến chất lượng công việc của cán bộ quản lý là: Bố trí, sắp xếp phòng làm việc hợp lý, trang bị máy móc, thiết bị chuyên môn để làm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho công chức giảm được thời gian thực thi công vụ, nâng cao năng suất làm việc cho cán bộ. Khi sắp xếp, bố trí phòng làm việc, lưu ý tới yêu cầu chuyên môn, tính chất công việc của cán bộ, để bố trí cho thích hợp, đủ diện tích và trang thiết bị làm việc. Tuy nhiên cần phải quán triệt quan điểm trang thiết bị hiện đại phải phù hợp với trình độ đội ngũ cán bộ để tránh lãng phí và để phát huy hiệu quả kinh tế của chúng. Đồng thời cũng phải tôn trọng nguyên tắc bình đẳng, công bằng trong công vụ, trang thiết bị thông tin liên lạc để phục vụ công việc. Vị trí công việc nào cần liên lạc trao đ i, xử lý thông tin nhanh và thường xuyên thì phải trang bị cho vị trí công việc đó, tránh tình trạng chỗ cần trang thiết bị thì không được trang bị và ngược lại.
Hiện nay, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật làm việc cho cán bộ quản lý nguồn vốn trong XDNTM vẫn còn nhiều bất cập, trong khi khối lượng công việc nhiều, thời gian có hạn, vì vậy cần phải chú trọng điều kiện vật chất, kỹ thuật nhằm thực hiện công việc nhanh, đảm bảo thời gian, tiến độ cũng như tính chính xác và thống nhất.
1.3. Nội dung quản lý nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới từ ngân sách nhà nƣớc
1.3.1. Lập kế hoạch nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới từ ngân sách nhà nước
Lập kế hoạch nguồn vốn XDNTM luôn gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương. Trên cơ sở các nguồn lực tài chính cùng với quy hoạch, kế hoạch XDNTM của từng địa phương, UBND tỉnh, UBND huyện xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ nguồn vốn XDNTM từ NSNN một cách đồng bộ, kịp thời và phù hợp với đặc thù ở từng địa phương.
Trong kế hoạch vốn NSNN thực hiện xây dựng nông thôn mới phải đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư cấp xã giai đoạn trước. Trong đó tập trung t ng hợp số lượng, nội dung các dự án đang triển khai trên địa bàn; tình hình lồng ghép các chương trình, dự án; t ng số vốn: Ngân sách nhà nước (ghi cụ thể nguồn vốn cấp trên hỗ trợ và nguồn vốn ngân sách xã), vốn huy động khác; kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân; Xác định rõ mục tiêu, định hướng đầu tư trong quy hoạch, kế hoạch, khả năng huy động và cân đối các nguồn vốn thực hiện; cơ cấu bố trí vốn cho các dự án do thôn đề xuất và các dự án do xã đề xuất; dự kiến số dự án, số vốn triển khai; Xây dựng giải pháp cụ thể để thực hiện các mục tiêu đồng thời kiến nghị với các cấp có thẩm quyền để hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương; Dự kiến danh mục dự án đầu tư trong năm kế
hoạch bao gồm các dự án chuyển tiếp, các dự án khởi công mới, dự kiến quy mô, địa điểm thực hiện, thời gian thi công hoàn thành, t ng mức đầu tư, lũy kế vốn đã bố trí, dự kiến vốn năm kế hoạch (trong đó ghi rõ NSNN và nguồn huy động của nhân dân), hình thức thực hiện và các nội dung khác.
Lập kế hoạch nguồn vốn XDNTM bao gồm: Một là, lập kế hoạch đầu tư
Việc lập kế hoạch đầu tư thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về XDNTM cấp xã thực hiện theo Thông tư số 01/2017/TT-BKHĐT ngày 14/02/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cụ thể: Căn cứ dự kiến nguồn vốn NSNN, nguồn vốn khác hỗ trợ xã thực hiện XDNTM được cấp huyện thông báo, Ban quản lý xã thông tin cho T kế hoạch thôn bằng văn bản và được niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã. T kế hoạch thôn t chức họp thôn với thành phần là đại diện các hộ dân, cơ quan, t chức đóng trên địa bàn hoặc có liên quan để lấy ý kiến về danh mục dự án đầu tư đề xuất được sắp xếp thứ tự ưu tiên và gửi về Ban Quản lý xã. Căn cứ đề xuất của các thôn, Ban quản lý xã dự thảo kế hoạch đầu tư cấp xã và được thông qua trong cuộc họp kế hoạch cấp xã. Dự thảo kế hoạch đầu tư cấp xã được Ban quản lý xã báo cáo UBND xã, sau đó công bố công khai tại trụ sở UBND xã; gửi tới các T kế hoạch thôn để t chức họp với các hộ dân, các t chức, đoàn thể xã hội trong thôn nhằm thảo luận, lấy ý kiến đóng góp. UBND xã xem xét dự thảo kế hoạch đầu tư cấp xã và trình HĐND xã thôngqua và gửi UBND cấp huyện t ng hợp.
Sau khi UBND cấp huyện t ng hợp, gửi UBND cấp tỉnh, Sở Kế hoạch - Đầu tư thẩm định, phê duyệt và báo cáo Bộ Kế hoạch & Đầu tư để t ng hợp, bố trí nguồn vốn.
Hai là, chuẩn bị thủ tục đầu tư
Công tác chuẩn bị dự án đầu tư phải được thực hiện trong năm kế hoạch trước, dự án đủ điều kiện bố trí vốn phải hoàn thiện thủ tục chuẩn bị
đầu tư và được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư trước ngày 31/10 năm trước của năm kế hoạch. Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với các dự án thuộc các chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, đối với các dự án thuộc chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thì chỉ cần hoàn thiện thủ tục đầu tư trước khi dự án được giao vốn chi tiết.
Ba là, phân b chi tiết kế hoạch vốn ngân sách nhà nước
Sau khi dự toán ngân sách nhà nước được Quốc hội và Chính phủ thông qua, căn cứ dự toán được giao, UBND tỉnh trình HĐND cấp tỉnh thông qua phương án phân b vốn ngân sách Trung ương, ngân sách Tỉnh hỗ trợ các huyện thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và thông báo cho các huyện.
Trên cơ sở nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, ngân sách Tỉnh và nguồn vốn ngân sách huyện cùng nguồn vốn huy động, lồng nghép, UBND huyện trình HĐND huyện thông qua phương án phân b nguồn vốn thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới chi tiết từng xã, từng công trình và thông báo cho cấp xã, để làm căn cứ cho UBND xã báo cáo HĐND cấp xã.
1.3.2. Triển khai thực hiện kế hoạch nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới
Thứ nhất, tổ chức lựa chọn nhà thầu và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu
Theo Luật Đấu thầu năm 2013 và Nghị định 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ, việc thực hiện lựa chọn nhà thầu được thực hiện thông qua 02 hình thức sau:
hiện của cộng đồng: Hình thức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu thực hiện bởi cộng đồng được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu là: tham gia thực hiện của cộng đồng.
Cộng đồng dân cư, t chức đoàn thể, t , nhóm thợ tại địa phương được coi là có tư cách hợp lệ để tham gia thực hiện các gói thầu khi người dân thuộc cộng đồng dân cư hoặc t , nhóm thợ, t chức đoàn thể sinh sống, cư trú trên địa bàn triển khai gói thầu và được hưởng lợi từ gói thầu; Người đại diện của cộng đồng dân cư, t chức đoàn thể, t , nhóm thợ phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật, không thuộc đối tượng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, được cộng đồng dân cư, t chức đoàn thể, t , nhóm thợ lựa chọn để thay mặt cộng đồng dân cư, t chức đoàn thể, t , nhóm thợ ký kết hợp đồng.
Quy trình lựa chọn nhà thầu là cộng đồng dân cư, t chức đoàn thể, t , nhóm thợ:
Ban quản lý xã dự thảo hợp đồng trong đó bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, chất lượng, tiến độ công việc cần đạt được, giá hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên;
Ban quản lý xã niêm yết thông báo công khai (tối thiểu 3 ngày làm việc) về việc mời tham gia thực hiện gói thầu tại trụ sở UBND xã và thông báo trên các phương tiện truyền thông cấp xã, các nơi sinh hoạt cộng đồng để các cộng đồng dân cư, t chức đoàn thể và t , nhóm thợ trên địa bàn biết. Thông báo cần ghi rõ thời gian họp bàn về phương án thực hiện gói thầu;
Cộng đồng dân cư, t chức đoàn thể, t , nhóm thợ quan tâm nhận dự thảo hợp đồng để nghiên cứu và chuẩn bị đơn đăng ký thực hiện gói thầu hoặc dự án gồm: Họ tên, độ tu i, năng lực và kinh nghiệm phù hợp với tính chất gói thầu của các thành viên tham gia thực hiện gói thầu; giá nhận thầu và tiến độ thực hiện;
Ban quản lý xã xem xét, đánh giá lựa chọn cộng đồng dân cư hoặc t chức đoàn thể tốt nhất và mời đại diện vào đàm phán và ký kết hợp đồng. Chỉ giao t , nhóm thợ địa phương thực hiện khi cộng đồng dân cư, t chức đoàn thể không có đơn đăng ký thực hiện gói thầu, dự án hoặc không đáp ứng yêu cầu; Thời gian tối đa từ khi thông báo công khai về việc mời tham gia thực hiện gói thầu đến khi ký kết hợp đồng là 30 ngày.
Hình thức thứ hai, lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu quy định của Luật Đấu thầu năm 2013. Hình thức này được áp dụng đối với các dự án có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp.
Người quyết định đầu tư phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu do mình quyết định.
Thứ hai, tổ chức giám sát thi công xây dựng
Công tác giám sát thi công xây dựng bao gồm: Giám sát chủ đầu tư, đơn vị tư vấn giám sát độc lập, ban giám sát cộng đồng. Chủ đầu tư lựa chọn đơn vị tư vấn có đủ năng lực giám sát thi công xây dựng công trình.
Ban giám sát cộng đồng gồm đại diện của HĐND cấp xã, Mặt trận T quốc xã, các t chức xã hội và đại diện của cộng đồng dân cư hưởng lợi công trình do dân bầu thực hiện giám sát các công trình cơ sở hạ tầng xã theo quy định hiện hành về giám sát đầu tư của cộng đồng tại Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/09/2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư.
Thứ ba, nghiệm thu, thanh toán, quyết toán và bàn giao, khai thác sử dụng công trình
Chủ đầu tư t chức nghiệm thu công trình, thành phần gồm: đại diện UBND xã, Ban quản lý xã; Ban giám sát đầu tư của cộng đồng xã; đại diện cộng đồng dân cư, t chức đoàn thể, t , nhóm thợ thi công; các thành phần có liên quan khác do Chủ đầu tư quyết định.
tư số 349/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định về thanh toán, quyết toán nguồn vốn đầu tư từ NSNN thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016-2020.
Bàn giao, khai thác sử dụng công trình: Sau khi được nghiệm thu, hoàn thành các thủ tục quyết toán, chủ đầu tư phải bàn giao toàn bộ công trình, hồ sơ, tài liệu liên quan đến công trình cho UBND cấp huyện, UBND cấp xã để giao cho đơn vị, cá nhân có trách nhiệm quản lý, sử dụng.
1.3.3. Kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới
Kiểm tra là nội dung quan trọng của quản lý nguồn vốn XDNTM từ NSNN. Mục tiêu của kiểm tra quản lý nguồn vốn XDNTM từ NSNN là nhằm đảm bảo cho các luật, pháp lệnh và các quy định về quản lý nguồn vốn XDNTM từ NSNN được thi hành một cách nghiêm minh và công bằng. Kiểm tra quản lý nguồn vốn XDNTM từ NSNN còn nhằm tăng cường vai trò giám sát, trách nhiệm của các chủ thể quản lý nhà nước nhằm hạn chế, đẩy lùi các hành vi tham nhũng, thất thoát, lãng phí nguồn lực quốc gia. Qua kiểm tra, cơ quan có thể xác định được tính đúng đắn, hợp lý của các chính sách, cơ chế quản lý nguồn vốn XDNTM từ NSNN đầu tư của cơ quan quản lý, đồng thời có thể phát hiện nh ng hạn chế, bất cập trong chính sách và cơ chế quản lý nguồn vốn XDNTM từ NSNN của các cấp. Mặc khác, kiểm tra giúp cơ quan quản lý phát hiện nh ng sai phạm của chủ thi công, của các cơ quan t chức thực thi chính sách, cơ chế quản lý nguồn vốn XDNTM từ NSNN.
Hình thức kiểm tra có thể là kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, giám sát, thanh tra, kiểm toán... Kiểm tra đối với thực hiện kế hoạch nguồn vốn XDNTM từ NSNN được thực hiện trên một số nội dung sau:
Hình thành bộ máy kiểm tra nguồn XDNTM từ NSNN từ cấp tỉnh, đến cấp huyện. Bộ máy này có thể được thành lập riêng để kiểm tra một số nội
dung, dự án quan trọng sử dụng NSNN hoặc có thể sử dụng bộ máy kiểm tra hiện có. Đó là cơ quan thanh tra (Thanh tra chính phủ, các cơ quan thanh tra chuyên ngành tại các bộ, ngành, địa phương...), cơ quan kiểm tra chi NSNN và thẩm định báo cáo quyết toán nguồn vốn XDNTM từ NSNN đầu tư phát triển hoàn thành, các cơ quan điều tra, kiểm soát, xét xử (công an, viện kiểm sát, tòa án), cơ quan kinh tế nhà nước (kiểm toán)....
Việc kiểm tra đối với nguồn vốn XDNTM từ NSNN được thực hiện toàn bộ trong quá trình đầu tư phát triển, từng giai đoạn trong chu trình của