Nhận xét và đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở thực tiễn và đề xuất một số giải pháp phát triển rừng phòng hộ tại thành phố đồng hới tỉnh quảng bình (Trang 31)

L ỜI CẢ M ƠN

2. Mục tiêu và Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài

1.2.3. Nhận xét và đánh giá chung

Tổng hợp các công trình nghiên cứu về rừng phòng hộở trên thế giới cho thấy, vấn đề nghiên cứu chức năng phòng hộ môi trường nuôi dưỡng nguồn nước, chống xói mòn, biện pháp sử dụng đất, biện pháp phục hồi rừng phòng hộ, giải pháp kinh tế - xã hội trong khôi phục bảo vệ rừng phòng hộđã được các tác giả quan tâm nghiên cứu từ

rất lâu đời, các nghiên cứu ngày càng được thực hiện theo cả chiều rộng và chiều sâu,

đi từ những nghiên cứu định tính chuyển dần sang những nghiên cứu định lượng với độ

chính xác cao, góp phần tạo cơ sở khoa học cũng như thực tiễn trong xây dựng và quản lý rừng phòng hộ.

Ở Việt Nam, các nghiên cứu có liên quan tới rừng phòng hộ mới chỉ được thực hiện mạnh mẽ từ những năm 1970 trở lại đây, tuy nhiên bước đầu cũng đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc nghiên cứu chức năng phòng hộ của rừng, cùng với nó là sự ra đời của những quy trình, quy phạm có tính pháp lý cao trong xây dựng và quản lý rừng phòng hộ. Nhà nước cũng có nhiều chính sách kinh tế - xã hội nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế và đặc biệt là người dân tham gia phát triển rừng phòng hộ. Tuy nhiên, thực tiễn ở nước ta trong những năm qua cho thấy, những giải pháp kinh tế - xã hội đã được thực hiện là chưa đủ sức lôi cuốn đối với người dân, suất

đầu tư cho các hoạt động phát triển rừng phòng hộ còn thấp, cơ chế hưởng lợi ích còn chưa rõ ràng,… dẫn tới việc phát triển rừng phòng hộ của nước ta trong thời gian qua chưa thực sự hiệu quả.

Đối với rừng phòng hộĐồng Hới cho tới nay chưa có công trình nghiên cứu về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Thực tiễn sản xuất và quản lý rừng phòng hộ tại Đồng Hới đã và đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết cả trên góc độ kỹ thuật, chính sách, kinh tế và xã hội, an ninh quốc phòng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và đề

xuất giải pháp nhằm góp phần quản lý hiệu quả khu rừng phòng hộở thành phốĐồng Hới

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cu

Rừng phòng hộ thành phốĐồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

2.1.2. Phm vi nghiên cu

- Căn cứ vào diện tích quy hoạch đất lâm nghiệp cho rừng phòng hộ thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, đề tài chọn 05 xã, phường đại diện có rừng phòng hộ làm cơ

sở cho việc điều tra nghiên cứu gồm: Thuận Đức; Đồng Sơn; Hải Thành; Quang Phú; Bảo Ninh.

- Vấn đề nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến tài nguyên rừng, những giải pháp góp phần quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng phòng hộ thành phốĐồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng rừng phòng hộ tại thành phốĐồng Hới, tỉnh Quảng Bình - Đánh giá công tác khoanh nuôi, trồng mới rừng phòng hộ trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

- Nghiên cứu một số yếu tốảnh hưởng đến phát triển rừng phòng hộ.

- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và bài học kinh nghiệm trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ tại thành phốĐồng Hới.

- Đề xuất các giải pháp Quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng phòng hộ.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Quan đim và cách tiếp cn ca đề tài

- Quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng là một vấn đề rất phức tạp, liên quan đến nhiều yếu tố từ các chính sách vĩ mô của Chính phủ cho tới các vấn đề

kinh tế, xã hội và điều kiện cụ thể của địa phương. Đồng thời để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, phải thực hiện một chuỗi hoạt động tổng hợp, đa ngành, vừa mang tính kỹ thuật, nhưng đồng thời cũng vừa mang tính kinh tế - xã hội sâu sắc.

- Đề tài tổng hợp, xem xét đánh giá công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng gắn với các chính sách về lâm nghiệp trên địa bàn; những giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng sẽ bao gồm: những giải pháp về tổ chức quản lý, về khoa học, kỹ thuật và những giải pháp về kinh tế - xã hội.

- Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững vừa phải bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên, vừa phải hướng tới cải thiện chất lượng cuộc sống con người, đặc biệt là những người dân sống gần rừng, liên quan trực tiếp đến rừng. Do đó, nghiên cứu quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phải được thực hiện theo cách tiếp cận của nghiên cứu phát triển và có sự tham gia của những người dân địa phương.

- Trong quá trình nghiên cứu, quan điểm lịch sử sẽđược quán triệt. Đề tài không chỉ quan tâm đánh giá công tác quản lý rừng hiện tại mà sẽ xem xét nó trong quá trình lịch sử từ quá khứđến hiện tại (giai đoạn 2017 đến nay), khi thu thập số liệu sẽ sử dụng phương pháp “lấy không gian thay thế thời gian” mà các cơ quan, nhân dân đã thực hiện

đểđánh giá một quá trình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Phương hướng giải quyết vấn đề của đề tài “Nghiên cứu cơ sở thực tiễn và đề xuất một số giải pháp phát triển rừng phòng hộ tại thành phốĐồng Hới” cụ thể như sau:

Hình 2.1. Các bước nghiên cứu của đề tài Quản lý tài nguyên rừng

Thu thập các thông tin, tài liệu vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu liên quan đến quản lý, bảo vệ

và phát triển rừng.

Phân tích, xử lý, đánh giá thông tin

Đề xuất một số giải pháp chủ yếu quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Thu thập các thông tin, về thực trạng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trong khu vực nghiên cứu. Tìm hiểu về thể chế, chính sách trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

2.3.2. Phương pháp nghiên cu c th

2.3.2.1. Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng của thành phốĐồng Hới

Đề tài đã kế thừa các thông tin và số liệu sau:

- Các kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Quảng Bình, thành phố Đồng Hới và các xã, phường trên địa bàn; các báo cáo sơ kết, tổng kết về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Quảng Bình và Hạt kiểm lâm thành phốĐồng Hới.

- Các số liệu về diện tích, trạng thái, bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch rừng phòng hộ thành phốĐồng Hới; thông tin về tài nguyên động vật, thực vật trong khu vực nghiên cứu, báo cáo theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp hàng năm của Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Bình.

- Xử lý số liệu và tổng hợp thông qua các bảng, hình vẽ minh họa và phân tích sự

kiện.

2.3.2.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý rừng phòng hộ tại thành phốĐồng Hới. * Thu thập số liệu thông qua phương pháp thừa kế chọn lọc số liệu từ:

Những tài liệu về thể chế, chính sách trong nông lâm nghiệp ở Việt Nam như

Luật đất đai, Luật lâm nghiệp, Chính sách giao đất lâm nghiệp, Chính sách khoán bảo vệ rừng; quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp; trách nhiệm quản lý Nhà nước các cấp về rừng và đất lâm nghiệp, vv...

Những kết quả thực hiện có liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương: Các kết quả về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường qua các báo cáo hằng năm của thành phốĐồng Hới và các xã, phường trên địa bàn; các báo cáo sơ kết, tổng kết về công tác quản lý, bảo vệ môi trường, báo cáo tác

động của môi trường của phòng Tài Nguyên và môi trường, các báo cáo liên quan của phòng Kinh tế, Chi cục thống kê thành phố và các xã. Các số liệu về diện tích, trạng thái, bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh, của thành phố; thông tin về các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn thành phố, việc khai thác phát triển ngành du lịch

* Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

Sử dụng một số công cụ của phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) cụ thể:

- Đề tài chọn 05 xã có diện tích rừng và đất rừng phòng hộ trên địa bàn thành phố

Đồng Hới.

Tiến hành phỏng vấn cán bộ xã và lựa chọn 3 thôn để tiến hành phỏng vấn: Đề

tài đã lựa chọn mỗi xã phỏng vấn 01 Lãnh đạo xã phụ trách về mảng lâm nghiệp, công cụ này được thực hiện đầu tiên khi tới xã, nhằm tìm hiểu chung về kinh tế - xã hội của xã, như: tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất lâm nghiệp, diện tích rừng các loại, tình hình giao đất, giao rừng, sự tham gia của chính quyền, các đoàn thể và người dân trong xã với công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng....Công cụđiều tra chủ yếu là bảng các câu hỏi phỏng vấn với những câu hỏi định hướng, bán định hướng và câu hỏi mở.

Bảng 2.1. Số lượng phiếu điều tra cán bộ xã và hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu Số phiếu điều tra Tổng số phiếu

Lãnh đạo xã HGĐ Thuận Đức 1 9 10 Đồng Sơn 1 9 10 Hải Thành 1 9 10 Quang Phú 1 9 10 Bảo Ninh 1 9 10 Tổng 5 45 50

- Nghiên cứu đề tài tiến hành chọn thôn, cụ thể: mỗi xã chọn 3 thôn theo phương pháp điển hình về diện tích đất lâm nghiệp:

(1) Xã Thuận Đức: Thôn Thuận Hà; thôn Thuận Ninh và thôn Thuận Phước. (2) Phường Đồng Sơn: Tổ Dân Phố 9; TDP Trạng và TDP Cồn Chùa.

(3) Phường Hải Thành: Tổ dân phố 5; TDP 6, TDP7.

(4) Xã Quang Phú: Thôn Tân Phú; thôn Đông Phú và thôn Bắc Phú. (5) Xã Bảo Ninh: Thôn Sa Động; thôn Hà Trung và thôn Cừa Phú.

- Từ các thôn chọn 03 hộ theo phương pháp ngẫu nhiên, điển hình nhằm tiến hành

điều tra phỏng vấn về: tình hình tham gia công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, khoán quản lý bảo vệ rừng phòng hộ.

- Tiến hành phỏng vấn cán bộ BQL RPH Đồng Hới, đề tài phỏng vấn 01 lãnh đạo BQL RPH về diện tích rừng các loại, tình hình giao đất, giao rừng, công tác phối kết hợp quản lý, về nhân lực và công tác chỉđạo, điều hành và chọn ngẫu nhiên 5 cán bộ lực lượng bảo vệ rừng phỏng vấn về những thuận lợi khó khăn trông công tác BVR, PCCCR …

2.3.2.3. Nghiên cứu một số yếu tốảnh hưởng đến phát triển rừng phòng hộ

Đề tài đã kế thừa các thông tin và số liệu sau:

- Các kết quả vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường qua các báo cáo hằng năm của thành phốĐồng Hới và các xã, phường trên địa bàn; các báo cáo sơ kết, tổng kết về công tác quản lý, bảo vệ môi trường, báo cáo tác động của môi trường của phòng Tài Nguyên và môi trường, các báo cáo liên quan của phòng Kinh tế, phòng Lao động và thương binh xã hội, phòng thống kê, kế hoạch thành phố.

- Các số liệu về diện tích, trạng thái, bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh, của thành phố; thông tin về các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn thành phố, việc khai thác mỏ tác động đến môi trường, ...

- Xử lý số liệu và tổng hợp thông qua các bảng, hình vẽ minh hoạ và phân tích sự

kiện.

2.3.2.4. Bước đầu đề xuất một số giải pháp chủ yếu góp phần quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ tại thành phốĐồng Hới

Dùng công cụ SWOT thúc đẩy thảo luận nhóm để xác định thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong quản lý, bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ. Về số lượng mỗi thôn chọn 5 người tham gia thảo luận, đại diện cho cả 2 giới (nam và nữ), đại diện các độ

tuổi (già, trung niên và thanh niên) tham gia cung cấp thông tin;

Trên cơ sở phân tích những khó khăn và thách thức của khu vực nghiên cứu tiến hành đề xuất giải pháp khắc phục, hạn chế; phát huy những thuận lợi và cơ hội để công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng ngày càng tốt hơn.

2.3.3. Phương pháp phân tích và x lý s liu

Các số liệu thu thập sẽđược tính toán và xử lý trên các phần mềm Excel thông dụng: SUMIFS(**;**;**); Chart wizard; COUNTIFS(**;**); COUNTA(**:**), ...

Các thông tin thu thập được trong thời gian ngoại nghiệp sẽđược thống kê, sắp xếp theo thứ tựưu tiên, mức độ quan trọng của từng vấn đề, từng ý kiến và từng quan điểm.

Sử dụng phương pháp SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) để

tổng hợp, phân tích và đánh giá. Nội dung phân tích đánh giá gồm:

- Phân tích, đánh giá các thông tin vềđiều kiện tự nhiên liên quan đến quản lý RPH. - Phân tích, đánh giá các thông tin về kinh tế - xã hội liên quan đến quản lý RPH. - Phân tích các thông tin về thực trạng quản lý RPH trong vùng nghiên cứu.

- Phân tích, đánh giá các thông tin về thể chế chính sách, những tồn tại, vướng mắc về cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển RPH.

Sau khi chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, ta mở rộng mô hình SWOT thành ma trận, đưa ra các nhận định, đánh giá nhằm phát huy các điểm mạnh, tận dụng các cơ hội, ngăn ngừa các yếu tố rủi ro và loại bỏ các điểm yếu.

- SO (maxi-maxi) nhằm tận dụng tối đa lợi thếđể tạo ra cơ hội. - WO (mini-maxi) khắc phục điểm yếu để phát huy thế mạnh. - ST (maxi-mini) sử dụng thế mạnh để loại bỏ nguy cơ.

- WT (mini-mini) giải quyết mọi giảđịnh tiêu cực và tập trung giảm thiểu nhằm hạn chế những rủi ro và ảnh hưởng tiêu cực.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá thực trạng rừng phòng hộ tại thành phốĐồng Hới

3.1.1. Din tích đất đai và tình hình s dng đất ti thành phĐồng Hi

3.1.1.1. Diện tích đất đai, tài nguyên rừng

Theo số liệu điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Quảng Bình đến năm 2020,

định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt tại Quyết định số 4534/QĐ-UBND ngày 25/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, Thành phố Đồng Hới có 5.900,75 ha được quy hoạch lâm nghiệp trên tổng số 7.137,27 ha diện tích đất tự nhiên, chiếm 82,7%. Cơ cấu các loại rừng và hiện trạng được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp thành phốĐồng Hới Đơn v tính: ha Hiện trạng Quy hoạch 3 loại rừng Tổng Phòng hộ Sản xuất Tổng 5.900,75 4.069,53 1.831,22 1. Đất có rừng 4.483,87 3.306,54 1.177,33 - Rừng tự nhiên 2.505,18 2.494,80 10,38 - Rừng trồng 1.978.69 811,74 1.166,95 2. Đất chưa có rừng 1.416.88 762,99 653,89 - Đất đã trồng nhưng chưa thành rừng 871,36 368,64 502,72

- Đất trống có cây gỗ tái sinh 148,25 148,25 -

- Đất trống không có cây gỗ tái sinh 368,82 227,93 140,89

- Đất trống khác 28,45 18,17 10,28

(Nguồn: Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Quảng Bình đến năm 2020)

Phân tích tỷ lệ các loại đất, loại rừng so với tổng diện tích tự nhiên cho thấy: - Đất Quy hoạch Lâm nghiệp chiếm 82,7 %. Trong đó:

+ Đất có rừng chiếm 62,8% (Rừng tự nhiên chiếm 35%; Rừng trồng chiếm 27,8%). + Đất chưa có rừng chiếm 19,9 %;

Có thể thấy, diện tích được quy hoạch lâm nghiệp chiếm tỉ trọng tương đối lớn so với tổng diện tích đất tự nhiên. Đặc biệt là diện tích đất quy hoạch phòng hộ 4.069,53

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở thực tiễn và đề xuất một số giải pháp phát triển rừng phòng hộ tại thành phố đồng hới tỉnh quảng bình (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)