L ỜI CẢ M ƠN
2. Mục tiêu và Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài
3.5.2. Giải pháp lâm nghiệp
3.5.2.1. Quản lý bảo vệ rừng
Đây là nhiệm vụđược thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình xây dựng và phát triển rừng. Bao gồm toàn bộ diện tích rừng hiện còn và rừng được trồng mới, trồng thay thế, nuôi dưỡng sau giai đoạn đầu tư cơ bản trên toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp. Các giải pháp thực hiện như sau:
Thực hiện đóng mốc ranh giới rừng phòng hộ với các loại đất khác trên thực địa. Xây dựng đường băng cản lửa trên các khu rừng trồng tập trung.
Xây dựng chòi canh có tầm quan sát rộng, thuận lợi cho việc phát hiện lửa rừng, sâu bệnh hại, các tác động tiêu cực vào rừng,...
Thường xuyên tuần tra, canh gác và phối hợp với các ngành, các địa phương ngăn chặn và xử lý kịp thời các tác động tiêu cực vào rừng.
Xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm Luật Lâm nghiệp, khen thưởng kịp thời những người làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng.
Tổ chức hệ thống bảo vệ rừng từ thành phố xuống các xã, phường có rừng và đất lâm nghiệp đểđảm bảo thống nhất trong công tác chỉđạo điều hành.
Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, phương tiện cho lực lượng kiểm lâm, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng tại các đơn vị chủ rừng nhằm nâng cao hiệu quả công tác, góp phần cải thiện đời sống tinh thần, vật chất cho lực lượng quản lý bảo vệ rừng. Đối với rừng được giao cho UBND cấp xã quản lý cần có cơ chế hỗ trợ
bảo vệ rừng phù hợp nhằm khuyến khích toàn dân tham gia bảo vệ rừng.
3.5.2.2. Nâng cấp chất lượng rừng a) Mục tiêu
Xây dựng rừng có cấu trúc, tổ thành loài phong phú, đa dạng phù hợp với điều kiện
đất đai, khí hậu, cảnh quan môi trường nhằm phát huy tốt nhất chức năng phòng hộ
b) Quy mô và phạm vi
Diện tích rừng thuộc xã Thuận Đức và Phường Đồng Sơn
c) Nội dung đầu tư
Gồm 2.494,8 ha rừng tự nhiên và gần 650,0 ha rừng keo thuần loài. Thực hiện các biện pháp nuôi dưỡng, làm giàu rừng đối với những diện tích rừng tự nhiên nghèo, chất lượng thấp; đối với diện tích rừng trồng Keo cần tiếp tục tỉa thưa, nuôi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng rừng và tiến tới khai thác để trồng lại cây có chức năng phòng hộ cao hơn. Việc khai thác rừng trồng đảm bảo phải tuân thủ theo quy chế quản lý rừng phòng hộ
(không quá 20% trong một chu kỳ).
Điều tra trạng thái của từng diện tích rừng để xác định đối tượng đưa vào khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung theo quy định tại Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về các biện pháp lâm sinh. Trong đó cần tập trung vào những diện tích rừng tự nhiên nghèo có khả năng thành rừng cao đểđưa vào khoanh nuôi thông qua việc điều tra tổ thành, giá trị các loài phân bố. Lựa chọn các loài cây phù hợp để
trồng bổ sung để làm giàu rừng.
đ) Xác định tập đoàn cây trồng rừng phòng hộ
Hiện nay đối với trồng rừng phòng hộ, việc chọn loài cây trồng đã được Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về các biện pháp lâm sinh quy định rất rõ, cụ thể: Đối với diện tích đất chưa có rừng thuộc rừng phòng hộđầu nguồn cần chọn những loài cây phù hợp với điều kiện lập địa; ưu tiên trồng cây bản địa, cây có tán lá rậm, thường xanh, hệ rễ phát triển, tuổi thọ của cây dài; chọn cây phù trợ để trồng xen với cây trồng chính nhưng không ảnh hưởng xấu đến cây trồng chính, gồm các loài cây sinh trưởng nhanh có tác dụng cải tạo đất hoặc cây lương thực, thực phẩm, cây đặc sản rừng, cây dược liệu, cây lâm sản ngoài gỗ.
Đối với diện tích đất chưa có rừng thuộc rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay cần chọn các loài cây có bộ rễ sâu bám chắc, ưu tiên trồng cây bản địa, sinh trưởng được trong
điều kiện lập địa khắc nghiệt và có khả năng chống chịu gió bão, sâu bệnh tốt.
Trên cơ sởđánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ qua các năm tại thành phốĐồng Hới, đã xác định khả năng sinh trưởng và phát triển của một số loài cây trồng, một số
loài cây bản địa có triển vọng để đưa vào trồng ở những vùng lập địa khác nhau (vùng
đồi núi lẫn vùng cát ven biển).
Riêng đối với rừng phòng hộđầu nguồn trồng xen các loài Keo làm cây phù trợ
là giải pháp tối ưu để che bóng cho các loài cây bản địa trong thời gian đầu của quá trình sinh trưởng.
Đối với vùng cát ven biển có thể trồng thuần loài hoặc trồng xen một số loài cây có chức năng cải tạo đất nghèo dinh dưỡng trong thời gian đầu để cải tạo đất.
Chi tiết các loài cây trồng rừng phòng hộ áp dụng tại địa bàn thành phốĐồng Hới
Bảng 3.14. Danh mục các loài cây trồng chính
TT TÊN VIỆT NAM TÊN KHOA HỌC
I Đối với rừng phòng hộđầu nguồn
1 Lim xanh Erythrophloeum fordii
2 Huỷnh Tarrietia javanica
3 Lát hoa Chukrasia tabularis
4 Trám trắng Canarium album
5 Dẻ gai Castanopsis boisii
II Đối với rừng phòng hộ ven biển
1 Phi lao Casuarina equisetifolia
2 Keo lá tràm Acacia auriculiformis
3 Keo lưỡi liềm Acacia crassicarpa