L ỜI CẢ M ƠN
2. Mục tiêu và Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài
3.5.1. Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức, vai trò, trách nhiệm
của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân
Chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng phải là có các hình thức, phương tiện tuyên truyền thích hợp có hiệu quảđể truyền đạt tới tận các địa bàn dân cư nhằm từng bước thay đổi, chuyển biến nhận thức của người dân, đưa sự nghiệp bảo vệ rừng nói chung cũng như bảo vệ rừng phòng hộ nói riêng thành sự nghiệp của hệ thống chính trị và toàn dân.
Hình thức tuyên truyền cần đa dạng, phong phú bằng nhiều hình thức như: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo chí, tập san chuyên ngành bằng cách đưa các thông tin liên quan đến công tác quản lý bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng trên địa bàn như phổ biến pháp luật, những hoạt động của công tác bảo vệ rừng, gương người tốt việc tốt,...
Tuyên truyền lưu động bằng loa phát thanh trên các vùng dân cư trọng điểm, tổ
chức họp dân để tuyên truyền, xây dựng quy ước, hương ước bảo vệ rừng, ký cam kết bảo vệ rừng.
phát cho cộng đồng dân cư.
Tổ chức các cuộc thi, hội diễn trong các giới, các đoàn thể học sinh, sinh viên để đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền.
Nội dung tuyên truyền cần tập trung và đi vào chiều sâu, đặc biệt là tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của Nhà nước có liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng, sử dụng và phát triển rừng, cụ thể: Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, Luật Lâm nghiệp, Nghịđịnh 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Lâm nghiệp, Nghịđịnh số 83/2020/NĐ-CP về sửa đổi, bổ
sung một sốđiều của Nghịđịnh số 156/2018/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn thi hành; Tuyên truyền các chính sách về quản lý bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng như Quyết
định 07/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng; Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ
tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông lâm nghiệp.
Xã hội hoá sản xuất lâm nghiệp: đây là xu hướng chung của sự phát triển kinh tế
- xã hội. Công tác xã hội hoá nghề rừng là huy động mọi nguồn lực tham gia bảo vệ và phát triển rừng đang được hết sức chú trọng. Để mọi khu rừng đều có chủ thực sự và dưới sự quản lý chung của Nhà nước. Khi người dân trong tay đã có tư liệu sản xuất, là người chủ của đất, của rừng thì họ sẽ có trách nhiệm trong việc bảo vệ rừng.