3. Thực trạng
3.1. Năng lực chuyên môn và điều kiện hạ tầng tại bệnh viện cơ sở
Dưới thời Pháp thuộc, khu vực bệnh viện hiện nay là một nhà tu, sau là nhà thương Võ Tánh. Hoà bình lập lại, nhà thương được tu sửa lại làm nơi khám, chữa bệnh cho cán bộ, công nhân viên chức các cơ quan trung ương. Ngày 19/7/1955, bác sĩ Hoàng Tích Trí, Bộ Trưởng Bộ Y tế ký Nghị định 615-ZYO/NĐ/3A quy định tổ chức các cơ quan kế cận và trực thuộc Bộ, chính thức thành lập bệnh viện “C” đặt nền móng đầu tiên cho bệnh viện Phụ - Sản Trung ương ngày nay. Ngày
hướng chuyên khoa phụ sản. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, ngày 14/5/1966 Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đã ký Quyết định số 88/CP đổi tên bệnh viện “C” thành Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh. Lần đầu tiên tại Việt Nam có một Viện chuyên ngành nghiên cứu tình trạng sinh lý, bệnh lý của phụ nữ, của các bà mẹ và trẻ sơ sinh, hướng tới mục tiêu “Bảo vệ tốt sức khoẻ phụ nữ, các bà mẹ và trẻ sơ sinh, góp phần
vào việc giải phóng phụ nữ, phát triển sản xuất, bảo vệ thế hệ tương lai của Tổ quốc”. Đến năm 2003, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe sinh sản, khám bệnh, chữa
bệnh của nhân dân ngày một lớn, đòi hỏi phải có sự chuyển đổi cả về tính chất, quy mô của Viện. Ngày 18/6/2003 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định 2212/QĐ-BYT đổi tên Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh thành bệnh viện Phụ - Sản Trung ương trực thuộc Bộ Y tế, tiếp tục thực hiện những chức năng, nhiệm vụ trước đây của Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh với những đòi hỏi cao hơn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ khám, chữa bệnh trong tình hình mới.
Bệnh viện có quy mô 1000 giường bệnh nội trú; 08 phòng chức năng; 14 khoa lâm sàng; 09 khoa cận lâm sàng; 07 trung tâm. Bệnh viện Phụ - Sản Trung ương hiện nay không chỉ là cơ sở đầu ngành của chuyên ngành phụ sản, sinh đẻ kế hoạch và sơ sinh mà còn là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học; nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến và chuyển giao công nghệ về chuyên ngành phụ sản, sơ sinh trong phạm vi cả nước. Bệnh viện có bề dày truyền thống lịch sử, có đội ngũ giáo sư, bác sĩ được đào tạo cơ bản ở trong nước và được học tập nâng cao tay nghề ở các nước tiên tiến có ngành sản phụ khoa và chăm sóc sức khỏe sinh sản phát triển (Châu Âu, Mỹ, Nhật, Úc ...) có tay nghề cao, được rèn luyện trong thực tế, tâm huyết với nghề nghiệp. Hệ thống trang thiết bị phục vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện được đầu tư theo hướng hiện đại, chuyên sâu. Các khoa, phòng, trung tâm của bệnh viện được trang bị đầy đủ các hệ thống máy xét nghiệm sinh hoá; huyết học; miễn dịch... trong đó có nhiều hệ thống xét nghiệm mới được các quốc gia có nền y học tiên tiến trên thế giới đưa vào sử dụng như hệ thống Autodelfia (xét nghiệm sàng lọc trước sinh và sơ sinh); hệ thống Tendem Mass (sàng lọc các bệnh rối loạn chuyển hoá); hệ thống Sequensing (xét nghiệm QF-PCR) đã giúp thầy thuốc của bệnh viện chẩn đoán, xử trí chính xác các trường hợp bệnh.
Từ 1955 đến cuối năm 1969 Bệnh viện thành lập khoa Phụ. Năm 1970 tách ra một bộ phận để thành lập phòng A1. Phòng có nhiệm vụ điều trị các bệnh phụ khoa (u xơ tử cung, u nang buồng trứng, chửa ngoài tử cung, sa sinh dục, vô sinh, viêm nhiễm sinh dục). Từ 1971 đến 1975 gọi là phòng Phụ I, bổ xung thêm điều trị dò bàng quang sinh dục. Từ năm 1975 đến nay lấy tên là khoa Phụ Ngoại. Tổng số nhân viên: 37 CBVC, trong đó 12 Bác sĩ; 23 Điều dưỡng, nữ hộ sinh; 02 hộ lý.
Chức năng nhiệm vụ của khoa:
- Khám điều trị, phẫu thuật các bệnh lý phụ khoa lành tính: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, polyp buồng tử cung, viêm phần phụ, dị dạng sinh dục (23/3/ 2016 Bệnh viện đã thành lập Trung tâm Sàn Chậu nên những người bệnh Sa sinh dục đã chuyển sang Sàn Chậu)….
- Điều trị, phẫu thuật các bệnh lý cấp cứu: chửa ngoài tử cung, u buồng trứng xoắn, vỡ nang buồng trứng chảy máu; u xơ tử cung, polyp buồng tử cung băng kinh thiếu máu
- Phẫu thuật nội soi như cắt tử cung, bóc u xơ, soi buồng tử cung - Phẫu thuật đường âm đạo, cắt tử cung đường âm đạo
Các thành tích đã đạt được:
- Phát triển mạnh về mặt phẫu thuật nội soi như: các phẫu thuật nội soi cắt tử cung, bóc u xơ, phẫu thuật soi buồng tử cung, các phẫu thuật đường âm đạo, các phẫu thuật trong dị dạng sinh dục, v.v.., nâng cao mức độ khó của các loại phẫu thuật. Hàng năm có khoảng > 3500 ca phẫu thuật các loại (phẫu thuật nội soi chiếm 88%).
- Chẩn đoán sớm, chính xác chửa ngoài tử cung. Áp dụng điều trị nội khoa chửa ngoài tử cung bằng Methotrexate cho 35 – 40% tổng số ca, tỉ lệ thành công đạt 90%.
- Đặc biệt trong các năm gần đây, số người bệnh chửa vết phẫu thuật và chửa ống cổ tử cung đã tăng lên nhiều so với các năm truớc: 2011 – 2012: >100 người bệnh / năm; 2013 – 2014: > 400 người bệnh / năm, năm tỷ lệ điều trị thành công lên tới 97% không phải phẫu thuật (Hút thai dưới siêu âm đơn thuần hoặc phối hợp điều trị Methotrexate).
Theo thống kê của khoa, hàng năm có khoảng 700-750 người bệnh phẫu thuật u xơ tử cung tại khoa phụ ngoại, trong đó khoảng 50 % mổ nội soi còn lại là mổ mở. Mổ mở được thực hiện khi người bệnh có các vấn đề khác phối hợp.