Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG KIẾN THỨC và THỰC HÀNH TUÂN THỦ điều TRỊ TĂNG HUYẾT áp của NGƯỜI BỆNH đột QUỴ não tại BỆNH VIỆN đa KHOA TỈNH NAM ĐỊNH năm 2021 (Trang 30)

NB đột quỵ não do THA đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Nam Định năm 2021.

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn

Người bệnh ≥ 18 tuổi.

Người bệnh đột quỵ não lần 1 được chẩn đoán do THA.

Có tiền sử THA được bác sĩ kê toa thuốc hạ HA trước khi khởi phát đột quỵ.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại

NB không có khả năng trả lời câu hỏi của phỏng vấn viên. NB tình trạng nặng phải điều trị tích cực.

NB không đồng ý tham gia vào nghiên cứu. 2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu: Khoa Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Nam Định Thời gian thu thập số liệu: Từ tháng 1/2021 đến tháng 4/2021.

2.3. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang 2.4. Cỡ mẫu

Chọn mẫu toàn bộ. NB đột quỵ não do THA được điều trị tại khoa Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. Khảo sát, mỗi tháng có khoảng 120-190 NB vào điều trị đột quỵ lần 1 do THA, trong số đó có khoảng 30% NB vào khoa trong tình trạng bệnh phải điều trị tích cực. Trong 4 tháng, nhóm nghiên cứu thu thập 252 NB. 2.5. Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu thuận tiện.

Lựa chọn theo tiêu chí lựa chọn trên. 2.6. Phương pháp thu thập số liệu

Lựa chọn đối tượng đủ điều kiện nghiên cứu theo tiêu chí chọn mẫu. Địa điểm: Buồng bệnh của NB.

Các bước tiến hành thu thập số liệu:

Bước 1: Trước khi tiến hành, nghiên cứu viên tiếp xúc với NB, giới thiệu bản thân và trình bày lý do phỏng vấn. Giải thích ngắn gọn cho NB hiểu mục đích của nghiên cứu cũng như những đóng góp của nghiên cứu cho cộng đồng.

Bước 2: Nếu NB đồng ý tham gia nghiên cứu, nghiên cứu viên mời ký vào bản đồng thuận.

Bước 3: Thu thập số liệu: Bằng phương pháp nghiên cứu viên phỏng vấn NB và điền vào phiếu điều tra, thời gian cho mỗi trường hợp khoảng 30 phút.

Bước 4: Ngay sau khi điền xong, nghiên cứu viên sẽ kiểm tra lại bộ câu hỏi để đảm bảo tất cả những thông tin liên quan không bị bỏ sót.

2.7. Công cụ thu thập số liệu

Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ kiến thức, thực hành tuân thủ điều trị THA của tác giả Nguyễn Thị Thu Thuỷ, hệ số tin cậy cronbach’s alpha cho thang đo kiến thức về bệnh – tuân thủ điều trị THA là 0,815; hệ số tin cậy cronbach’s alpha cho thang đo thực hành tuân thủ điều trị THA là 0,835 [27].

Bộ công cụ gồm 3 phần:

*Phần A: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Thông tin nhân khẩu học: Từ câu A1 đến A6 gồm tuổi, giới tính, nghề nghiệp

hiện tại, trình độ học vấn, công việc hiện tại, nguồn nhận được thông tin về bệnh THA. *Phần B: Kiến thức về bệnh THA

Kiến thức về tuân thủ điều trị bệnh: Gồm 10 câu hỏi từ B1 đến B10.

Mỗi câu hỏi có cách thức đánh giá khác nhau ở mỗi câu hỏi (phụ lục 2). Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. Tổng điểm trong phần này giao động từ 0 -10 điểm. NB được đánh giá là có kiến thức đạt khi được từ 5 điểm trở lên [27].

*Phần C: Thực hành tuân thủ điều trị tăng huyết áp: Gồm 7 nội dung từ câu C1 đến câu C27

Tuân thủ điều trị thuốc huyết áp: Gồm 10 câu hỏi từ C1 đến C10, trong đó câu

C1 và câu C10 không tính điểm, từ câu C2 đến C8: Mỗi câu trả lời không: 1 điểm, trả lời có: 0 điểm. Mức độ tuân thủ điều trị chia theo 2 mức độ: Có tuân thủ điều trị khi điểm số đạt được từ 6 điểm trở lên, dưới mức điểm đó được đánh giá là không tuân thủ điều trị [27].

Tuân thủ chế độ ăn: Gồm 8 câu hỏi từ C11 đến C18. Gồm các câu hỏi về chế độ ăn có lên quan đến lượng muối và lượng cholesterol có trong thức ăn trong 1 tuần vừa qua. Mức độ ăn mặn trong nghiên cứu được quy ước là mức độ ăn các đồ ăn chứa nhiều muối như mắm tôm, cá khô, các loại dưa/cà muối hay các loại đồ ăn chế biến sẵn (như đồ hộp, xúc xích, ...); thường phải dùng gia vị (nước mắm, tương, muối vừng) nhiều hơn các thành viên khác trong gia đình. Để đánh giá mức độ ăn thức ăn có chứa nhiều cholesterol và acid béo no nghiên cứu đưa ra mức độ người bệnh sử dụng các loại thức ăn rán/chiên/xào; mỡ và đồ chế biến bằng mỡ; các loại phủ tạng động vật; lòng đỏ trứng.

Các câu hỏi về chế độ ăn của NB được đánh giá 4 mức điểm là thường xuyên (≥4 lần/tuần): 0 điểm; thỉnh thoảng (2-3 lần/tuần): 1điểm; hiếm khi (1 lần/tuần): 2 điểm và không bao giờ: 3 điểm. Tổng số điểm đạt được ở phần này giao động từ 0 -24 điểm. Người bệnh được đánh giá là tuân thủ thực hiện chế độ ăn khi số điểm đạt được là từ 16-24 điểm [27].

Tuân thủ không hút thuốc lá/thuốc lào: Gồm 2 câu C19, C20. NB được đánh

giá là tuân thủ khi không hút thuốc lá/thuốc lào trong tuần vừa qua. Với câu hỏi về tuân thủ không hút thuốc lá/thuốc là: câu C19 trả lời có: 1 điểm; câu C20 NB trả lời chưa bao giờ hoặc có hút nhưng hiện đã dừng: 1 điểm. Tổng điểm của phần này giao động từ 0 -2 điểm. NB được đánh giá là có tuân thủ không hút thuốc lá/thuốc lào khi đạt 2 điểm [27].

Tuân thủ hạn chế uống rượu/bia: Gồm 2 câu hỏi là C21 và C22. Để đánh giá

sự tuân thủ hạn chế uống rượu/bia, nghiên cứu viên hỏi NB đã từng uống rượu/bia bao gì chưa và loại đồ uống có cồn mà ông/bà uống trong tuần qua. NB được đánh giá là tuân thủ khi không uống rượu bia trong tuần qua hoặc uống nhưng với số lượng rượu/bia cho phép là ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít hơn 2 cốc chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít hơn 9 cốc chuẩn/tuần (nữ) (1 cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương với 330ml bia, hoặc 120ml rượu vang, hoặc 30ml rượu mạnh).Với các câu hỏi về tuân thủ hạn chế uống rượu/bia: câu C21 trả lời là chưa bao giờ uống hoặc có uống nhưng hiện đã dừng: 1 điểm; câu C22 trả lời không uống hoặc có uống trong tiêu chuẩn: 1 điểm. Điểm của phần này giao động từ 0 -2 điểm. NB được đánh giá là có tuân thủ hạn chế uống rượu/bia khi được 2 điểm [27].

Tuân thủ luyện tập thể dục, thể thao: Gồm 2 câu hỏi là C23 và C24. Gồm các câu hỏi liên quan đến quá trình tập luyện hoạt động thể lực như mức độ và loại hình tập luyện hoạt động thể lực mà NB thực hiện [27].

NB được đánh giá là tuân thủ tập luyện hoạt động thể lực khi tập luyện ở mức độ vừa phải trong khoảng thời gian 30 -60 phút/ngày và ít nhất 5 lần/tuần. Với các câu hỏi về tuân thủ luyện tập hoạt động thể lực: câu C23 trả lời là có luyện tập thường xuyên (từ 5-7 lần/tuần): 1 điểm; câu C24 trả lời là tập luyện loại hình ở mức độ nhẹ hoặc vừa: 1 điểm. Tổng điểm của phần này giao động từ 0 -2 điểm. NB được đánh giá là có tuân thủ luyện tập hoạt động thể lực khi được 2 điểm [27].

Tuân thủ theo dõi huyết áp thường xuyên: Gồm 3 câu hỏi C25, C26, C27.

Gồm các câu hỏi liên quan đến việc đo và ghi số đo huyết áp vào sổ theo dõi. NB được đánh giá là tuân thủ khi việc đo huyết áp được thực hiện hàng ngày và ghi kết quả vào sổ theo dõi sau mỗi lần đo. Với các câu hỏi về tuân thủ theo dõi huyết áp thường xuyên: câu C25 trả lời có:1 điểm; câu C26: trả lời thường xuyên:1 điểm; câu C27 trả lời thường xuyên: 1 điểm. Tổng điểm của phần này giao động từ 0 -3 điểm. NB được đánh giá là có tuân thủ theo dõi huyết áp thường xuyên khi đạt 3 điểm [27].

Tổng điểm của thực hành tuân thủ điều trị tăng huyết áp giao động từ 0 - 41 điểm. NB được đánh giá có tuân thủ điều trị khi đạt được từ 21điểm trở lên, dưới 21 điểm được đánh giá là không tuân thủ điều trị [27].

*Phần D: Mức độ tự tin của NB bao gồm 20 câu hỏi từ D1 đến D20 Mức độ tự tin của NB được đo bằng thang đo “The Hypertension Self-Care Profile (HTN-SCP)”, được phát triển và đánh giá bởi Hae-Ra Han cùng CS năm 2014 [44]. Người nghiên cứu lựa chọn thang đo này bởi vì nó đáp ứng được các tiêu chí đo lường về mức độ tự tin trong thực hiện các hành vi tự chăm sóc của NB theo khuyến cáo [29]. Thang đo này gồm có 20 câu hỏi: mức độ tự tin về ăn kiêng gồm 10 câu hỏi (từ D2 đến câu D11), mức độ tự tin luyện tập 01 câu (D1), mức độ tự tin uống rượu điều độ 01 câu (D12), mức độ tự tin không hút thuốc 01 câu (D13), kiểm tra huyết áp tại nhà 01 câu (D14), kiểm soát cân nặng 01 câu (D17), kiểm soát căng thẳng 02 câu (D18, D19) và tuân thủ điều trị thuốc gồm 03 câu (D15, D16, D20). Mỗi một câu hỏi đánh giá 4 mức độ tự tin của NB bao gồm: rất tự tin, tự tin, ít tự tin và không tự tin và cho điểm đánh giá theo thứ tự là 4,3,2,1. Điểm mức độ tự tin trên từng nội dung được tính bằng cách cộng điểm của từng câu theo nội dung. Số điểm số mức độ tự tin chung của NB được

tính bằng cách tính tổng điểm của 20 câu trả lời của NB (điểm thấp nhất là 20 điểm và cao nhất là 80 điểm), tổng điểm càng cao thể hiện mức độ tự tin của NB càng cao. Mức độ tự tin của NB phân làm 2 mức độ: NB không tự tin khi có số điểm < 50% tổng số điểm; Mức độ tự tin khi có số điểm ≥50% tổng số điểm.

2.8. Các biến số nghiên cứu, cách thức đo lường

2.8.1. Nhóm biến số về nhân khẩu học

Bảng 2.1: Nhóm biến số đặc điểm chung

STT Tên biến Định nghĩa Phân loại biến Cách thức đo lường Cách thức thập 1 Tuổi Là khoảng thời gian tính từ

khi sinh đến thời điểm hiện tại (tính bằng năm) Biến rời rạc = 2021 - năm sinh Phỏng vấn 2 Giới tính Là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và nữ giới

Biến định danh Tỷ lệ người bệnh phân 2 nhóm: Nam và nữ Quan sát 3 Trình độ văn hóa Là lớp/hệ học cao nhất đã hoàn tất trong hệ thống giáo dục quốc dân mà NB đã theo học Biến thứ bậc Dưới/Tiểu học, THCS-THPT, CĐ-ĐH-SĐH Phỏng vấn 4 Nghề nghiệp hiện tại Là một việc làm có tính ổn định, đem lại thu nhập để duy trì và phát triển cuộc sống cho NB Biến định danh Vẫn đi làm, không đi làm Phỏng vấn 5 Uống thuốc khác Là NB có/ không uống thuốc khác ngoài thuốc hạ huyết áp Phỏng vấn 6 Nguồn thông tin về bệnh

Là nguồn thông tin mà NB nhận được kiến thức bệnh THA Biến phân loại Nhận thông tin đầy đủ, nhận thông tin sơ sài

Phỏng vấn

STT Tên biến Định nghĩa Phân loại biến Cách thức đo lường Cách thức thập THA

2.8.2. Nhóm biến số về kiến thức, thực hành dự phòng đột quỵ não của người bệnh tăng huyết áp

Bảng 2.2: Biến số nghiên cứu kiến thức về bệnh tăng huyết áp

Tên biến Định nghĩa

Phân loại biến Cách thức đo lường Cách thức thập Kiến thức chung về bệnh THA

Là kiến thức của NB liên quan đến bệnh THA, kiến thức về điều trị kiểm soát huyết áp Biên định danh Đạt/ không đạt Phỏng vấn

Bảng 2.3. Biến số về thực hành tuân thủ điều trị tăng huyết áp

STT Tên biến Định nghĩa Cách thức thập

1 Tuân thủ điều trị thuốc

Là thực hiện dùng đúng và đủ tất cả các loại thuốc theo đơn của bác sỹ

Phỏng vấn 2 Tuân thủ chế độ

ăn

Là hạn chế ăn mặn, hạn chế thức ăn có chứa nhiều cholesterol và acid béo no

Phỏng vấn 3 Tuân thủ không

hút thuốc lá/lào

Là không hút thuốc lá/thuốc lào Phỏng vấn 4 Tuân thủ hạn chế

uống rượu bia

Là uống ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít hơn 2 cốc chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít hơn 9 cốc chuẩn/tuần (nữ) (1 cốc chuẩn tương đương với 330ml bia,hoặc 120ml rượu vang, hoặc 30ml rượu mạnh)

Phỏng vấn

6 Tuân thủ luyện tập hoạt động thể lực

Là tập luyện tập ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30 -60 phút mỗi ngày trong ít nhất 5 lần/tuần

STT Tên biến Định nghĩa Cách thức thập 7 Tuân thủ theo dõi

huyết áp thường xuyên

Là đo huyết áp hàng ngày và ghi kết quả vào sổ theo dõi sau mỗi lần đo

Phỏng vấn

8 Tuân thủ điều trị tăng huyết áp

Là những hành động hàng ngày của NB tuân thủ điều trị thuốc, chế độ ăn, hạn chế hút thuốc lá, bia/rượu, thể dục, theo dõi huyết áp Phỏng vấn Bảng 2.4. Biến số về mức độ tự tin Tên biến Định nghĩa Phân loại biến Cách thức đo lường Cách thức thập Mức độ tự tin

Là đo lường mức độ hay sức mạnh niềm tin của NB vào khả năng của chính bản thân để có thể hoàn thành và đạt được mục tiêu trong các hoạt động tự chăm sóc của mình. Biến định danh Đạt và không đạt Phỏng vấn 2.9. Xử lý và phân tích số liệu

Sau khi thu thập xong số liệu, người điều tra mã hóa sang điểm số tương ứng. Số liệu được làm sạch sau đó được nhập, quản lý và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0.

Sử dụng các thuật toán thống kê: Tỷ lệ phần trăm, hệ số tương quan Pearson để tìm mối liên quan giữa 2 biến liên tục (hai biến đều có phân phối chuẩn), kiểm định Chi square để so sánh tỷ lệ % giữa 2 biến phân loại.

Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. 2.10. Sai số và biện pháp khắc phục sai số

- Sai số do một số ô do không điền.

Cách khống chế là hướng dẫn kỹ cho đối tượng nghiên cứu, giám sát các cộng tác viên trong quá trình thu thập số liệu.

Cách khống chế là điều tra viên, cộng tác viên hướng dẫn kỹ, rõ ràng lần lượt từng câu hỏi để đối tượng hiểu rõ câu hỏi; kiểm tra bộ câu hỏi nghiên cứu tại chỗ sau khi đối tượng trả lời xong bổ sung ngay các thông tin còn thiếu trước khi điều tra đối tượng mới.

- Sai trong quá trình nhập số liệu, đọc kết quả số liệu.

Cách khống chế là kiểm tra kỹ bộ số liệu ở từng phiếu trước khi nhập máy. Trước khi phân tích số liệu cần phải mô tả, kiểm tra, làm sạch và hoàn chỉnh bộ số liệu. Khi phân tích xong ở SPSS 20.0, lưu ý đọc kỹ số liệu, tỷ lệ %,...từ trong các bảng, biểu đồ và hình vẽ khi trình bày dạng văn viết.

2.11. Vấn đề đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện sau khi Hội đồng Đề cương nghiên cứu, Hội đồng Đạo đức của trường Đại học Điều dưỡng Nam Định và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định đồng ý cho thực hiện.

Nghiên cứu chỉ thực hiện với đối tượng đồng ý, tình nguyện tham gia trả lời, nhóm nghiên cứu đảm bảo giữ bí mật với các thông tin thu thập được, các số liệu thu thập đầy đủ, chính xác, trung thực và duy nhất chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung

Bảng 3.1. Đặc điểm chung của ĐTNC (n=252)

Đặc điểm chung Số người Tỷ lệ %

Giới tính Nam 145 57,5 Nữ 107 42,5 Trình độ học vấn Dưới/tiểu học 36 14,3 THCS-THPT 169 67,1 TC-CĐ-ĐH-SĐH 47 18,6 Đang ở với ai Cùng vợ/chồng 191 75,8

Goá/ly thân/ly hôn 61 24,2 Nguồn thông tin Nhận thông tin đầy đủ 98 38,9 Nhận thông tin sơ sài 154 61,1

Không nhận được 0 0

Tuổi <60 tuổi 28 11,1

≥ 60 tuổi 88,9 88,9

Nhận xét: Nam giới tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới chiếm 57,5%. NB trình độ học vấn dưới/tiểu học vẫn còn cao chiếm 14,3%; 75,8% NB đang ở cùng vợ/chồng; 100% NB nhận được thông tin về bệnh, trong đó 61,1% nhận thông tin về bệnh sơ sài; 88,9% NB ≥60 tuổi.

3.2. Kiến thức, thực hành tuân thủ điều trị bệnh tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG KIẾN THỨC và THỰC HÀNH TUÂN THỦ điều TRỊ TĂNG HUYẾT áp của NGƯỜI BỆNH đột QUỴ não tại BỆNH VIỆN đa KHOA TỈNH NAM ĐỊNH năm 2021 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)