Thực trạng kiến thức,thực hành tuân thủ điều trị bệnh THA của ĐTNC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG KIẾN THỨC và THỰC HÀNH TUÂN THỦ điều TRỊ TĂNG HUYẾT áp của NGƯỜI BỆNH đột QUỴ não tại BỆNH VIỆN đa KHOA TỈNH NAM ĐỊNH năm 2021 (Trang 45 - 51)

4.1.1. Thực trạng kiến thức về bệnh THA của ĐTNC

Từ bảng 3.2. cho thấy kiến thức về bệnh THA càng nhiều hạn chế: Có 68,3% NB có kiến thức đúng không hút thuốc lá/lào; 69,4% biết cần hạn chế uống bia/rượu; 53,6% có kiến thức về sử dụng thuốc hạ áp; 50,8% có kiến thức về chế độ ăn; 56% có kiến thức về mục tiêu điều trị bệnh THA; 54% có kiến thức chế độ điều trị THA. Tuy nhiên, chỉ có 8,7% có kiến thức về theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên và 17,1% biết chế độ tập luyện hoạt động thể lực, có kiến thức; 28,6% có kiến thức về biến chứng của THA. Như vậy, kiến thức của NB về bệnh THA còn khá thấp. Đặc biệt là kiến thức về tự theo dõi huyết áp tại nhà, chế độ tập thể dục hợp lý và biến chứng do bệnh THA gây ra.

Kiến thức về chỉ số giá trị THA và tự theo dõi huyết áp tại nhà giúp NB phát hiện mình có bị THA hay huyết áp bình thường, để từ đó NB kịp thời đưa ra những hướng xử trí kịp thời, đồng thời điều chỉnh về lối sống để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hợp lý. Tuy nhiên, chỉ có 31,7% kiến thức xác định trị số THA và 8,7% có kiến thức về theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên tại nhà. Điều này, ảnh hưởng lớn việc tuân thủ thực hành đo chỉ số huyết áp tại nhà và thực hiện xử trí khi huyết áp cao, tăng hậu quả biến chứng nặng nề của bệnh THA, đặc biệt là biến chứng ĐQN tái phát. Về luyện tập thể dục/thể thao, hầu hết NB đều biết cần tập luyện hoạt động thể lực, nhưng tập như thế nào là đúng, tập như thế nào là đủ thì đa số NB lại chưa hiểu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra, có một “lỗ hổng” khá lớn về kiến thức trong tập luyện hoạt động thể lực đối với NB ĐQN do THA với chỉ chiếm 17,1% có kiến thức về cần tập luyện thể dục. Hoạt động thể lực bao gồm các hoạt động thường ngày và luyện tập thể dục thể thao. Hoạt động thể lực đúng mức đều đặn được coi như một liệu pháp

hiện đại để dự phòng THA, không vận động được coi là nguyên nhân của 5 - 13% các trường hợp THA hiện nay [32].

Kết quả này thấp hơn so với một số nghiên cứu: Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thuỷ (2018): 96,4% NB biết không nên hút thuốc lá/thuốc lào; 70,0% Hạn chế uống rượu/bia; 64,5% có kiến thức sử dụng thuốc hạ áp; 76,4% có kiến thức về chế độ ăn; 52,7% có kiến thức xác định trị số HAMT; 37,3% có kiến thức về chế độ điều trị THA; 5,5% có kiến thức về theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên; 6,4% có kiến thức về tập luyện thể dục; 56,4% có kiến thức xác định trị số THA; 20,9% có kiến thức về biến chứng của THA [27]. Theo nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thanh Huyền có 71% NB biết cần phải bỏ thuốc lá, thuốc lào; 80,4% có kiến thức đúng về uống rượu bia làm THA và khi bị THA thì cần hạn chế; 70,1% có kiến thức đúng về hoạt động thể lực thường xuyên có thể kiểm soát được huyết áp [14]. Nghiên cứu của Đinh Thị Thu 83,5% NB có kiến thức uống thuốc hạ áp; 24,8% có kiến thức đúng về biến chứng; 93,25% NB có kiến thức ăn giảm muối; 96,9% ăn giảm mỡ động vật; 26,4% lao động vừa phải; 64,6% tránh căng thẳng, thay đổi nhiệt độ đột ngột [26].

Có sự khác biệt này có thể do: Trong nghiên cứu các tác giả ĐTNC là NB được chẩn đoán bệnh THA, đã và đang được điều trị ngoại trú. Còn trong nghiên cứu này, ĐTNC là NB bị đột quỵ não do THA gây ra, tức là ĐTNC đã được chẩn đoán THA và đã xảy ra biến chứng ĐQN do THA gây ra.

Kiến thức về bệnh và tuân thủ điều trị có vai trò rất quan trọng với NB THA, hiểu biết tốt những vấn đề này sẽ giúp NB có thể tuân thủ điều trị tốt hơn từ đó kiểm soát được huyết áp ngăn ngừa tối đa các biến chứng có thể xảy ra, đặc biệt là biến chứng ĐQN tái phát.

Phân loại kiến thức của ĐTNC chỉ có 29,4% NB có kiến thức về bệnh THA

đạt và 70,6% có kiến thức không đạt (Bảng 3.3). Kết quả này thấp hơn rất nhiều so với nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thanh Huyền kiến thức chung về lối sống kiểm soát đạt 67,3%, không đạt 32,7% [14]..

Như vậy, có thể thấy kiến thức về điều trị bệnh THA của NB ĐQN lần đầu do THA còn khá thấp. Khi khảo sát, có 61,2% NB đều trả lời nhận thông tin hướng dẫn về bệnh sơ sài (bảng 3.1). Đây là lỗ hổng lớn dẫn đến tuân thủ điều trị bệnh THA và kiến thức của NB thấp cũng chính là hậu quả ĐQN của NB. Do đó, NVYT nói chung, điều dưỡng nói riêng cần tăng cường tư vấn giáo dục sức khoẻ về bệnh THA cho NB,

đảm bảo NB có kiến thức vững chắc về bệnh THA, từ đó nâng cao nhận thức, giúp NB tuân thủ điều trị bệnh THA, kiểm soát HA tốt, phòng ngừa biến chứng do THA gây ra, đặc biệt là phòng ĐQN tái phát do THA. Đột quỵ có tái phát và tỷ lệ tái phát trong vòng 5 năm là 25%. Nghĩa là 4 NB đột quỵ thì trong vòng 5 năm sẽ có 1 NB tái phát. Đột quỵ tái phát khiến biến chứng nặng nề hơn, tổn thương não nặng hơn. Chính vì vậy, sau khi điều trị NB đột quỵ xong cần phải tìm nguyên nhân đột quỵ để điều trị dự phòng và hạn chế tái phát. Đồng thời tiếp tục điều trị chức năng và phòng ngừa các biến chứng sau đột quỵ. Cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ do tăng huyết áp [4].

4.1.2. Thực hành tuân thủ điều trị bệnh tăng huyết áp của ĐTNC

Tuân thủ điều trị thuốc THA của NB còn kém: Trong đó có 34,9%; NB thỉnh

thoảng quên uống thuốc hạ huyết áp; 25,8% tự ý ngừng thuốc khi cảm thấy khó chịu do thuốc; 31,0% quên mang thuốc khi đi xa 31,0%; 27,4% tự ngừng thuốc khi huyết áp hạ; 84,1% cảm thấy phiền vì ngày nào cũng phải uống thuốc; 85,3% khó khăn trong việc nhớ uống các loại thuốc 85,3%. 77,8% NB quên sử dụng thuốc trong tuần qua, 0% NB quên thuốc trong ngày hôm qua (Bảng 3.4). Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thuỷ cũng chỉ ra việc tuân thủ điều trị thuốc của NB còn hạn chế có 59,1% NB thỉnh thoảng quên uống thuốc hạ huyết áp; 79,1% tự ý ngừng thuốc khi cảm thấy khó chịu do thuốc; 74,5% quên mang thuốc khi đi xa; 56,3% tự ngừng thuốc khi huyết áp hạ 53,6%; 64,6% cảm thấy phiền vì ngày nào cũng phải uống thuốc; 65,45 khó khăn trong việc nhớ uống các loại thuốc; 74,5% quên uống thuốc hạ huyết áp trong tuần và 89,1% quên thuốc trong ngày hôm qua [27].

Thuốc hạ áp sử dụng cho NB cần điều trị đúng và đủ hàng ngày, điều trị lâu dài [2]. Việc cảm thấy phiền và khó khăn trong việc nhớ uống thuốc của NB là không thể tránh khỏi, tuy nhiên trong nghiên cứu có 25,8% NB tự ý dừng thuốc khi cảm thấy khó chịu do dùng thuốc thể hiện việc thiếu kiến thức nguy hiểm về việc điều trị bệnh THA, điều này tăng nguy cơn tăng huyết áp kịch phát, tăng biến chứng do THA gây ra. Do đó, đòi hỏi NVYT cần chú ý tư vấn tăng cường kiến thức bù đắp kiến thức hổng cơ bản của NB, ĐQN hiện tại của NB là hậu quả do không tuân thủ điều trị bệnh THA. Tuy nhiên,trong nghiên cứu chỉ ra rằng có 0% NB quên sử dụng thuốc trong ngày hôm qua, trong khi nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thuỷ có 89,1% NB quên thuốc ngày hôm qua [27], điều này là hợp lý, vì khi trong nghiên cứu của chúng tôi đối tượng nghiên cứu là NB ĐQN nằm điều trị tại khoa, hàng ngày đúng giờ uống thuốc của NB,

Điều dưỡng sẽ phát thuốc và nhắc nhỏ NB uống thuốc. Ngoài ra, trong nghiên cứu này thấy có 77,8% NB quên uống thuốc hạ áp trong tuần, đây là một con số quên uống thuốc hạ áp quá lớn, do thời điểm phỏng vấn là khi NB vừa vào viện sau 1 ngày nên đánh giá được thực tế tuân thủ sử dụng thuốc hàng ngày của NB. Việc số lớn NB không sử dụng thuốc hạ áp thường xuyên đã gây ra hậu quả ĐQN cho NB, khiến NB phải vào viện điều trị biến chứng ĐQN do THA gây ra.

Từ vấn đề này, chúng tôi đưa ra khuyến cáo, để nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc của NB, người nhà NB cần nhắc nhở NB uống thuốc đúng giờ, hoặc NB có thể sử dụng đồng hồ điện tử báo thức nhắc nhở uống thuốc, hạn chế quên sử dụng thuốc hạ áp.

Tuân thủ chế độ ăn

Chế độ ăn giảm muối: Trong nghiên cứu có 90,1 % NB thỉnh thoảng sử

dụng đồ ăn ăn mặn được bảo quản lâu (như mắm tôm, cá khô, dưa/cà muối) trong bữa ăn; 96,4% NB hiến khi và 3,6% NB thỉnh thoảng có bổ sung gia vị (như nước mắm, tương, muối vừng) nhiều hơn các thành viên khác trong gia đình (Bảng 3.5). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Hoàng Thị Minh Thái có 5,4% NB luôn luôn 53,7% thường xuyên sử sử dụng lượng muối cao [24]. Có thể thấy, chế độ ăn giảm muối của NB hạn chế. Thói quen của người Việt Nam nói chung và đặc biệt là người dân Nam Định từ xưa đến nay rất thích những thực phẩm truyền thống như dưa muối, cà muối, thịt muối, cá muối, cá khô, các loại hạt rang muối (lạc rang muối, đỗ tương rang muối, hạt điều rang muối…) đây là những thực phẩm chứa hàm lượng muối cao. Bên cạnh việc dùng các thực phẩm truyền thống nhiều muối thì người Việt còn có thói quen dùng thêm các gia vị nhiều muối trong bữa cơm hàng ngày như: nước mắm, mắm tôm, mắm tép, bột canh, xì dầu…đặc biệt với người Nam Định, là vùng ven biển nên người dân còn có thói quen tự làm nước mắm theo cách cổ truyền, khi sử dụng nước mắm tự làm thì hàm lượng muối bão hòa cao gấp nhiều lần so với các loại nước mắm công nghiệp khác. Ngoài ra, một trong những gia vị mà người dân sử dụng nhiều trong việc chế biến thực phẩm là bột ngọt (mỳ chính), đây cũng là một trong những gia vị có chứa hàm lượng Na+ cao [24] nên việc thay đổi chế độ ăn, ăn nhạt là rất khó thực hiện, đòi hỏi NB phải có sự quyết tâm cao và nhận được hỗ trợ từ các thành viên trong gia đình [28].

Hành vi chế độ ăn giảm chất béo: Có 98,8% NB thường xuyên ăn đồ rán/chiên/xào và 85,3% NB thỉnh thoảng sử dụng mỡ và đồ ăn chế biến mỡ động vật (Bảng 3.5). Kết quả quả này phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị Thanh Huyền 86,9% NB có thói quen ăn dầu, mỡ [14]… Người Việt Nam nói chung và người dân Nam Định nói riêng rất thích ăn những món ăn truyền thống như: pate, lạp xưởng, giò mỡ, phủ tạng động vật, các món canh hoặc bún, phở được chế biến từ nước dùng được hầm từ xương heo…, đây là những thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa cao, qua đó chúng ta thấy được hành vi thay thế thực phẩm nhiều chất béo truyền thống còn hạn chế [24].

Từ bỏ hút thuốc lá, thuốc lào và hạn chế uống rượu/bia: Có 46,8% NB không

uống/đã từng uống nhưng đã dừng hút thuốc lá/thuốc lào. 53,2% NB không/có uống bia rượu nhưng đã dừng (Bảng 3.6). Kết quả này tương đồng nghiên cứu Lê Thị Thanh Huyền 86,9% không hút thuốc lá/thuốc lào và 68,2% không uống hoặc có uống nhưng hiện đã dừng [14]. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh ảnh hưởng của khói thuốc và ảnh hưởng của việc lạm dụng rượu, bia lên sự phát triển của huyết áp . Theo khuyến nghị, nam giới mỗi ngày không uống quá 2 ly chuẩn (1 ly chuẩn tương đương 30ml ethanol, khoảng 330ml bia hay 120 ml rượu vang). Đối với phụ nữ và nam giới nhẹ cân, lượng rượu nên uống là không quá 1 ly chuẩn mỗi ngày.

Theo dõi huyết áp tại nhà: Chỉ có 9,1% NB tự theo dõi huyết áp tại nhà, 4% NB

thường xuyên ghi số đo HA vào sổ theo dõi sau mỗi lần đo (Bảng 3. 6). Điều này hợp lý vì chỉ 8,7% NB có kiến thức phải thường xuyên đo HA (Bảng 3.2). Khi NB có kiến thức thì NB mới có thể tuân thủ thực hành được. Việc không tự theo dõi HA tại nhà và không ghi vào sổ theo dõi HA sau mỗi lần đo, sẽ làm NB không tự theo dõi chỉ số HA, không đánh giá được kết quả điều trị bệnh cũng như không phát hiện, kiểm soát được cơn THA kịch phát, sẽ làm tăng biến chứng do THA, tăng nguy cơ đột quỵ tái phát của NB.

Tập thể dục hoạt động thể lực: Chỉ có 1,6% NB thường xuyên tập thể dục và

44,4% NB không tham gia tập thể dục (bảng 3.6). Theo Tổ chức Y tế Thế giới, luyện tập hoạt động thể lực thường xuyên có vai trò quan trọng đối với cơ thể, giúp nâng cao sức khỏe con người và đặc biệt có thể phòng chống được một số bệnh mạn tính trong đó có bệnh THA. Với NB THA, tuân thủ luyện tập thể dục/thể thao là tập luyện ở mức thích hợp, vừa phải, đều đặn khoảng 30 - 60 phút/ngày trong ít nhất 5 lần/tuần [75].

Tuy nhiên, sau khi NB ĐQN do THA thì tuỳ theo tình trạng NB, NVYT tư vấn, hướng dẫn NB có những bài tập luyện phục hồi chức năng và tập thể dục phù hợp để tăng cường sức khoẻ.

Phân loại tuân thủ điều trị: NB tuân thủ điều trị thuốc huyết áp 52,4% đạt;

Tuân thủ chế độ ăn 6,3% đạt; Tuân thủ không hút thuốc lá/lào 53,2% đạt; Tuân thủ không uống rượu bia 46,8% đạt; Tuân thủ luyện tập hoạt động thể lực 1,2% đạt; Tuân thủ theo dõi huyết áp thường xuyên 4,0% đạt; Tuân thủ điều trị tăng huyết áp 23,8% đạt (Bảng 3.7). Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Lê Thị Thanh Huyền, thực hành chế độ ăn 53,3% đạt; Tuân thủ thuốc lá /thuốc lào 86,9% đạt; Thực hành hạn chế uống rượu/bia 85,0% đạt. Thực hành hoạt động thể lực 49,5% đạt [14]. Kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Hương cho thấy tỷ lên NB tuân thủ thực hiện hành vi sử dụng thuốc điều trị THA 70,1% đạt; chế độ ăn lành mạnh 24,37% đạt; hoạt động thể chất 48,99% đạt; hạn chế rượu/bia 72,36%; theo dõi cân nặng 38,46% đạt và không hút thuốc lá 77,64% đạt [15]. Kết quả của Nguyễn Thị Thơm 79,6% NB đạt về tuân thủ điều trị và 20,4% NB chưa đạt về tuân thủ điều trị [25].

Giải thích sự khác biệt này có thể do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là NB ĐQN do THA là những người đã có biến chứng ĐQN do hậu quả THA gây ra. Khi khảo sát, nghiên cứu viên thấy nhiều NB khi phát hiện bệnh THA nhưng họ vẫn chủ quan, coi thường về bệnh, không tuân thủ chế độ ăn, nghỉ ngơi, tập luyện.

Từ đó đòi hỏi NVYT cần phải đẩy mạnh công tác truyền thông về các biến chứng của bệnh, để NB hiểu rõ hơn về bệnh, hiểu được hậu quả của không tuân thủ chế độ điều trị tốt để họ loại bỏ suy nghĩ chủ quan, đặc biệt cần tư vấn GDSK cho NB sớm vào trước thời điểm NB đã có biến chứng (ĐQN) hay nói cách khác tư vấn vào thời lần đầu NB phát hiện ra bệnh THA, để hạn chế biến chứng do THA gây ra. Chỉ khi NB hiểu biết rõ ràng về bệnh, mối nguy hiểm của các biến chứng bệnh, hậu quả của việc không tuân thủ điều trị thì NB mới thực sự tuân thủ điều trị bệnh. Để NB có được kiến thức đúng về bệnh cũng như về tuân thủ điều trị ngoại trú THA thì ngoài tuyên truyền giáo dục hàng ngày qua phương tiện truyền thông, sách báo, ti vi thì phải nâng cao ý thức tư vấn cho NB của NVYT, chứ không phải chỉ là vấn đề phát hiện bệnh và kê đơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG KIẾN THỨC và THỰC HÀNH TUÂN THỦ điều TRỊ TĂNG HUYẾT áp của NGƯỜI BỆNH đột QUỴ não tại BỆNH VIỆN đa KHOA TỈNH NAM ĐỊNH năm 2021 (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)