Xác định yếu tốliên quan đến kiến thức,thực hành tuân thủ điều trị bệnh tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG KIẾN THỨC và THỰC HÀNH TUÂN THỦ điều TRỊ TĂNG HUYẾT áp của NGƯỜI BỆNH đột QUỴ não tại BỆNH VIỆN đa KHOA TỈNH NAM ĐỊNH năm 2021 (Trang 51 - 54)

tăng huyết áp của ĐTNC

4.3.1. Xác định yếu tố liên quan đến kiến thức về bệnh tăng huyết áp của ĐTNC

Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân không có mối liên quan với kiến thức về bệnh p>0,05 (Bảng 3.9): Kết quả này không tương đồng với nghiên cứu của Đinh Thị Thu rằng tuổi không có mối liên quan với kiến thức của NB; Giới tính, trình độ học vấn có mối liên quan với kiến thức của NB với p<0,05; Nữ giới có tỷ lệ đạt kiến thức cao gấp 2,1 lần so với nhóm nam giới; NB có trình độ học vấn trên THPT có tỷ lệ kiến thức đạt phòng biến chứng bệnh THA cao gấp 3,2 so với nhóm NB có trình độ dưới THPT [26].

Nhận thông tin về bệnh có mối liên quan kiến thức về bệnh của ĐTNC với p<0,05. NB được nhận thông tin đầy đủ có kiến thức bệnh tốt hơn so với NB nhận thông tin về bệnh sơ sài (Bảng 3.9). Khi tư vấn thông tin về bệnh THA cho NB, phải đảm bảo mọi nôi dung tư vấn phù hợp và cần thiết đối NB, bao gồm cả nội dung về

kiến thức xác định chỉ số huyết áp, cách theo dõi huyết áp, kiến thức về biến chứng THA, tuân thủ điều trị thuốc hạ áp và đặc biệt là lối sống có lợi cho NB. Từ đó, giúp NB hiểu tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị bệnh THA, giúp NB không có suy nghĩ chủ quan về điều trị bệnh, tăng cường nhận thức về điều trị bệnh và giúp tuân thủ điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

Mức độ tự tin có mối liên quan thuận với kiến thức về bệnh THA của NB. NB càng tự tin thì kiến thức về bệnh càng cao p<0,01 (Bảng 3.10). Như đã biết, hành vi của con người được khởi nguồn bởi chính niềm tin mà người đó có khả năng có thể thực hiện được hành vi đó. Để cải thiện mức độ tự tin của NB với hy vọng cải thiện hành vi tự chăm sóc thì NVYT đặc biệt là điều dưỡng chăm sóc, gia đình NB và xã hội cần lắng nghe những khó khăn, cổ vũ NB làm những việc họ chưa bao giờ thực hiện; động viên, khích lệ họ tiếp tục làm những việc họ làm nhưng thất bại; giúp NB vượt qua những rào cản lo lắng và sợ hãi; ghi nhận những kết quả mà NB đạt được; để NB thấy được những nỗ lực của họ trong việc cải thiện chỉ số HA của chính mình và cùng tạo dựng niềm tin cho NB để họ tin tưởng vào chính khả năng của mình, từ đó kiến thức cũng như hành vi tự chăm sóc của NB ĐQN do THA sẽ được cải thiện. Đặc biệt trong công tác chăm sóc thì can thiệp của điều dưỡng cần quan tâm hơn nữa để cải thiện mức độ tự tin của NB làm cơ sở để họ có thể cải thiện kiến thức, hành vi tự chăm sóc của mình ngày một tốt hơn [24].

4.3.2. Xác định yểu tố liên quan đến tuân thủ điều trị bệnh tăng huyết áp của ĐTNC

Tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân không có mối liên quan với tuân thủ điều trị bệnh của NB p>0,05(Bảng 3.11). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Thu rằng tuổi, trình độ học vấn không có mối liên quan với sự tuân thủ điều trị bệnh của NB p>0,05 [26].. Tuy nhiên, theo Nguyễn Thị Thơm trình độ học vấn có ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị, ĐTNC có trình độ học vấn trên THCS có khả năng tuân thủ điều trị cao gấp 13 lần so với ĐTNC có trình độ học vấn dưới THCS, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (OR=13; p < 0,05) [25]. Có sự khác biệt này có thể do đối tượng và cỡ mẫu nghiên cứu khác nhau.

Giới tính không có mối liên quan với tuân thủ điều trị bệnh p>0,05 (Bảng 3.11). Kết quả này không tương đồng với nghiên cứu của Đinh Thị Thu giới tính có mối liên quan với thực hành p<0,05, nữ giới có thực hành đạt chiếm 65,5%, nam giới chiếm tỷ lệ này 39,8% [26]. Kết quả của Nguyễn Thị Thơm, nữ giới có khả năng tuân

thủ điều trị cao gấp 12,8 lần so với nam giới nếu các biến số độc lập khác trong mô hình là như nhau, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (OR=12,8; p< 0,05) [25].

Dù có nghiên cứu có sự mâu thuẫn về mối liên quan giới tuổi, giới tính, trình độ học vấn,tình trạng hôn nhân với sự tuân thủ điều trị bệnh THA giữa các nghiên cứu. Tuy nhiên, những yếu tố không thay đổi được.

Nhận thông tin về bệnh có mối liên quan tuân thủ điều trị bệnh của ĐTNC với p<0,05. NB được nhận thông tin đầy đủ có tuân thủ điều trị bệnh cao hơn (Bảng 3.11).

Mức độ tự tin có mối liên quan thuận với tuân thủ điều trị bệnh của NB với p<0,05. NB có độ tự tin cao thì tuân thủ điều trị càng cao (Bảng 3.12). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Hoàng Minh Thái mức độ tự tin mới có liên quan thuận với sự tuân thủ chế độ điều trị của NB [24]. Kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Hương, NB tự tin thực hiện hành vi tuân thủ thuốc tốt hơn NB không tự tin (OR=1,94; 95%CI= 1,23-3,07) [15]. Giải thích mối quan hệ giữa khả năng tự tin vào bản thân với khả năng tự chăm sóc của NB có thể là do NB có một động lực để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình, giảm căng thẳng và cải thiện tâm lý hạnh phúc (Sahar Mahmoud và cs, 2015). Ansy Paul John cho rằng bằng cách lắng nghe NB và gia đình NB trong quá trình thảo luận, NVYT sẽ đánh giá được nhu cầu và thu thập được các thông tin của người bệnh như lối sống, sinh hoạt hàng ngày, cá tính, thế mạnh và sở thích, các đối phó trong việc điều trị bệnh. Từ đó, NVYT tế sẽ xác định được các nhu cầu NB cần hỗ trợ và đưa ra các biện pháp can thiệp về tâm lý. Điều này, sẽ giúp cho người bệnh tự tin vào quá trình điều trị bệnh của mình.

4.3.3. Mối liên quan giữa kiến thức với tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh

Kiến thức của NB có mối liên quan thuận với tuân thủ điều trị bệnh THA của NB. NB có kiến thức càng tốt thì tuân thủ điều trị càng cao p<0,05 (Bảng 3.13). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Đinh Thị Thu, kiến thức có mối liên quan thực hành của NB p<0,05 [26]. Kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Hương, NB có kiến thức tốt tuân thủ hành vi thực hiện chế độ ăn lành mạnh (ít muối) hơn người bệnh kiến thức không tốt (OR=2,11; 95%CI= 1,06-4,21) [15]. Kết quả của Nguyễn Thị Thơm kiến thức ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị. ĐTNC có kiến thức đạt có khả năng tuân thủ điều trị cao gấp 5,3 lần so với ĐTNC có kiến thức không đạt, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR = 5,3 và p< 0,05 [25]..

Nhìn chung, kiến thức về bệnh là những một trong những yếu tố trung gian ảnh hưởng đến hành vi tự chăm sóc. Kiến thức về bệnh có thể giúp NB hiểu rõ hơn các vấn đề sức khỏe và phương pháp điều trị, điều này sẽ dẫn đến những thay đổi có lợi trong thực hiện các hành vi sức khỏe [43]. Kiến thức cũng là nền tảng của các hành vi tự chăm sóc. Với người mắc bệnh THA nói chung và NB ĐQN do THA, việc trau dồi kiến thức đặc biệt liên quan về bệnh THA rất quan trọng để có thể hình thành nên những hành vi sức khỏe tốt [15].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG KIẾN THỨC và THỰC HÀNH TUÂN THỦ điều TRỊ TĂNG HUYẾT áp của NGƯỜI BỆNH đột QUỴ não tại BỆNH VIỆN đa KHOA TỈNH NAM ĐỊNH năm 2021 (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)