2. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
2.3.1. Thực trạng của vấn đề
Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ là bệnh viện hạng I. Khoa Ngoại Thần Kinh - Lồng Ngực được thành lập ngày 20/8/2007. Khoa hiện có 25 cán bộ, trong đó có 6 Bác sĩ (01 Tiến Sỹ, 02 bác sỹ chuyên khoa II, 02 bác sĩ và 01 thạc sĩ), 18 Điều dưỡng (12 cử nhân điều dưỡng đại học, 04 cao đẳng điều dưỡng, 02 trung cấp điều dưỡng).
Hình 12: Tập thể khoa Ngoại Thần Kinh - Lồng Ngực
Khoa Ngoại Thần kinh - Lồng ngực là một trong những chuyên khoa mũi nhọn của Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Trong những năm qua, khoa không ngừng học tập, chuyển giao kỹ thuật từ các bệnh viện tuyến Trung ương với mục đích mang đến những dịch vụ y tế chất lượng cao, giúp người dân tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức di chuyển lên tuyến trên.Từ khi thành lập khoa đến nay, khoa không ngừng phát triển lớn mạnh, trở thành địa chỉ tin cậy cho người bệnh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận.
Nhiệm vụ chính của khoa là áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất trong chẩn đoán, điều trị các bệnh lý về thần kinh lồng ngực, đồng thời cũng là nơi nghiên cứu khoa học, đào tạo và thực tập cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng y dược.
Khoa Ngoại Thần kinh - Lồng ngực đã triển khai được hầu hết các kỹ thuật theo danh mục kỹ thuật của Bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt. Các dịch vụ kỹ thuật nổi bật phải kể đến như:
- Phẫu thuật cấp cứu chấn thương sọ não, chấn thương cột sống - Điều trị các bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thắt lưng
- Điều trị u tủy cổ và lưng, lao đốt sống, ung thư thân đốt sống, u não bán cầu, u não cạnh đường giữa, u não nền sọ, các bệnh lý về thần kinh ngoại vi.
- Điều trị các bệnh lý mạch não (xuất huyết mạch máu não, phình mạch não, dị dạng mạch não...)
Hình 13: Các Bác sỹ, ĐD đi buồng khám bệnh
Nhằm nâng cao chất lượng khám điều trị, chăm sóc cho người bệnh đặc biệt là người bệnh chấn thương sọ não là những người đang hàng ngày đối mặt với khó khăn mà bệnh tật mang lại. Tại khoa đã và đang thực hiện mô hình chăm sóc theo đội:
- Điều dưỡng gồm: điều dưỡng trưởng khoa, điều dưỡng trưởng đội, điều dưỡng chăm sóc.
- Bác sĩ
- Sinh viên y khoa, sinh viên điều dưỡng. - Người bệnh, người nhà của người bệnh.
Hàng ngày đội chăm sóc đi đến từng buồng bệnh để nhận định tình trạng hiện tại. Ghi chép những khó khăn, vấn đề chăm sóc cần phải can thiệp trên người bệnh, sau đó đưa ra biện pháp và thực hiện kỹ thuật chăm sóc giúp người bệnh sớm trở lại với cuộc sống hàng ngày. Đối với người bệnh chấn thương sọ não vấn đề chăm sóc hô hấp điều dưỡng tại khoa đã và đang thực hiện công tác chăm sóc đó là:
Theo dõi Dấu hiệu sinh tồn người bệnh hàng ngày - chăm sóc cơ bản khi NB nằm viện
Theo dõi dấu hiệu sinh tồn được điều dưỡng ở khoa thực hiện theo y lênh tùy theo tình trạng bệnh. Dấu hiệu sinh tồn gồm theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.
Hình 14 : Hình ảnh đo dấu hiệu sinh tồn cho người bệnh
Theo quan sát 100% điều dưỡng ở khoa thực hiện theo dõi dấu hiệu sinh tồn.
Bệnh nhân ứ đọng, tăng tiết đờm dãi do không có khả năng tự khạc đờm do tri giác kém hoặc mở canuyn khí quản sẽ được chăm sóc để làm thông thoáng đường thở
Làm sạch dịch ứ đọng ở canuyn mở khí quản, hầu họng bằng phương pháp hút đờm theo quy trình (các ĐDV thường bỏ bước, và làm tắt các bước trong quy trình).
Theo dõi sát các thông số về hô hấp như: mức độ tím, tần số thở,sp02
Tăng cường vệ sinh buồng bệnh, hướng dẫn người nhà vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân.
Theo dõi phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm khuẩn đường thở tăng, mệt nhiều, sốt, đờm chuyển đục, màu vàng hoặc xanh, công thức máu có tăng số lượng bạch cầu…
Thực hiện y lệnh thuốc cho người bệnh.
Khi NB bệnh ổn định tại phòng điều trị (áp dụng với những BN có canuyn
mở khí quản và có chỉ định của bác sỹ) tiến hành vỗ rung và hướng dẫn người nhà NB kết hợp cùng theo quy trình. (Công tác vỗ rung chủ yếu do người nhà NB thực hiện).
Hình 16: Điều dưỡng vỗ rung cho người bệnh
NB có nguy cơ thiếu oxy sau CTSN sẽ được các điều dưỡng theo dõi và chăm sóc như sau:
Nhận định về kiểu thở, tần số thở, quan sát da niêm mạc, các thông số trên Monitor, khả năng tự thở của NB
Báo cáo BS các dấu hiệu bất thường.
Thực hiện y lệnh cho NB thở oxy theo quy trình ở trên (ĐDV thường bỏ bước trong quy trình).
Đảm bảo buồng bệnh thoáng khí, ấm về mùa lạnh, đảm bảo đủ ấm và ẩm
không khí thở cho NB.
Thường xuyên thay đổi tư thế cho NB
TD sát tần số thở, mức độ tím, pa02,sa02, các biểu hiện thần kinh, tri giác và kịp thời báo cáo cho Bác sỹ khi thấy các diễn biến xấu: như khó thở, ngủ ngáy, vật vã, kích thích, cơn ngừng thở...
Hình 17: ĐD cho người bệnh thở oxy
NB có nguy cơ nhiễm khuẩn đường thở do ứ đọng đờm dãi lâu, vệ sinh răng miệng kém và chăm sóc canuyn khí quản không tốt sẽ được phòng và chăm sóc để khống chế nhiễm khuẩn đường thở:
Làm sạch dịch ứ đọng bằng các biện pháp đã đề cập
Chăm sóc canuyn khí quản theo quy trình nêu trên (tuy nhiên các ĐDV Làm thiếu bước và không đủ thời gian đảm bảo cho các bước nhất là rửa tay thường quy).
Tăng cường vệ sinh buồng bệnh, hướng dẫn người nhà vệ sinh răng miệng cho NB.
TD phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm khuẩn đường thở như khó thở tăng,
mệt nhiều, sốt, đờm chuyển đục, màu vàng hoặc xanh, công thức máu có tăng số lượng bạch cầu,...
Tiến hành lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm tìm vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ.
Thực hiện y lệnh thuốc kháng sinh, chống viêm cho NB.
Hình 18: NB sau mổ chấn thương sọ não còn canuyn MKQ