Đánh giá thực trạng quy hoạch phát triển rừng đặc dụng Phia Oắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ bền vững vườn quốc gia phia oắc phia đén huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 91 - 104)

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3.2.8. Đánh giá thực trạng quy hoạch phát triển rừng đặc dụng Phia Oắc

3.2.8.1. Quy hoạch công tác bảo vệ rừng, phục hồi hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học

a. Bảo vệ rừng

Bảng 3.16: Khối lượng diện tích bảo vệ rừng

TT Phân Khu

Tổng cộng Phân theo giai đoạn

Giai đoạn 2020 - 2025 Giai đoạn 2026-2030 Diện tích (ha) Bình quân (ha/năm) Diện tích (ha) Bình quân (ha/năm) Diện tích (ha) Bình quân (ha/năm) Tổng cộng 100.451,80 9.131,98 53.524,80 8.920,80 46.927,00 9.385,40 BVNN 43.086,30 3.916,94 23.419,80 3.903,30 19.666,50 3.933,30 PHST 55.935,70 5.085,06 29.335,20 4.889,20 26.600,50 5.320,10 DVHC 1.429,80 129,98 769,80 128,30 660,00 132,00 I Rừng tự nhiên 90.800,90 8.254,63 48.905,40 8.150,90 41.895,50 8.379,10 1 BVNN 43.086,30 3.916,94 23.419,80 3.903,30 19.666,50 3.933,30 2 PHST 47.471,50 4.315,59 25.353,00 4.225,50 22.118,50 4.423,70 3 DVHC 243,10 22,10 132,60 22,1 110,50 22,1 II Rừng trồng 9.650,90 877,35 4.619,40 769,90 5.031,50 1.006,30 1 BVNN 0 0 0 0 0 0 2 PHST 8464,2 769,5 3982,2 663,7 4482 896,4 3 DVHC 1186,7 107,9 637,2 106,2 549,5 109,9

(Nguồn: Ban quản lý VQG Phia Oắc-Phia đén, 2019)

- Mục đích: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, gồm các đối tượng rừng hiện có tại Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén nhằm đảm bảo bảo tồn và phát triển bền vững đến năm 2030.

- Đối tượng: Rừng tự nhiên, rừng trồng hết thời gian chăm sóc, diện tích khoanh nuôi sau khi thành rừng.

- Khối lượng: Diện tích bảo vệ rừng trong kỳ quy hoạch là 100.451,80 lượt ha, bình quân 9.131,98 ha/năm, trong đó giai đoạn 2020 - 2025 bảo vệ

53.524,80 lượt ha, gồm 48.905,40 lượt ha rừng tự nhiên và 4.619,40 lượt ha rừng trồng; giai đoạn 2026 - 2030 bảo vệ 46.927,00 lượt ha, gồm 41.895,50 lượt ha rừng tự nhiên và 5.031,50 lượt ha rừng trồng.

b. Phục hồi hệ sinh thái * Khoanh nuôi phục hồi rừng

Bảng 3.17: Khối lượng diện tích khoanh nuôi tái sinh tự nhiên

Đơn vi tính: ha

TT Khoanh nuôi Cộng

Phân theo giai đoạn

2020 - 2025 2026 - 2030 Tổng cộng 3.153,60 619,1 2.534,50 1 Năm 1 525,6 256 269,6 2 Năm 2 525,6 184,9 340,7 3 Năm 3 525,6 122,2 403,4 4 Năm 4 525,6 56 469,6 5 Năm 5 525,6 - 525,6 6 Năm 6 525,6 - 525,6 Phân khu BVNN 258,6 74,3 184,3 1 Năm 1 43,1 35,5 7,6 2 Năm 2 43,1 22,5 20,6 3 Năm 3 43,1 11,2 31,9 4 Năm 4 43,1 5,1 38 5 Năm 5 43,1 - 43,1 6 Năm 6 43,1 - 43,1 Phân khu PHST 2.895,00 544,80 2.350,20 1 Năm 1 482,5 220,5 262 2 Năm 2 482,5 162,4 320,1 3 Năm 3 482,5 111 371,5 4 Năm 4 482,5 50,9 431,6 5 Năm 5 482,5 - 482,5 6 Năm 6 482,5 - 482,5

- Mục đích: Phục hồi lại hệ sinh thái rừng tự nhiên trước đây đã bị mất nhằm nâng dần độ che phủ, chất lượng rừng và phục hồi lại các trạng thái rừng

đã bị suy thoái.

- Đối tượng: Đối tượng khoanh nuôi tái sinh tự nhiên gồm những diện tích đất trống có cây gỗ tái sinh (trạng thái IC), mật độ tái sinh đạt > 1.000 cây/ha.

- Khối lượng: 525,6 ha/năm (thực hiện trong 6 năm)

Sau 6 năm khoanh nuôi đất rừng được bảo vệ tốt và phục hồi thành rừng sẽ chuyển diện tích trên sang bảo vệ.

* Trồng rừng

Bảng 3.18: Khối lượng diện tích trồng rừng

Đơn vị tính: ha

TT Khoanh nuôi Cộng Phân theo giai đoạn 2020 - 2025 2026 - 2030

A Phát triển rừng

1 Trồng rừng 674,4 124,2 550,2

- Trồng mới 604,4 104,2 500,2

- Trồng cây phân tán (1.000 cây/ha) 70,0 20,0 50,0

2 Chăm sóc 1.714,5 194,1 1.520,4

- Năm 2 626,8 97,2 529,7

- Năm 3 571,5 64,8 506,6

- Năm 4 516,2 32,1 484,1

(Nguồn: Ban quản lý VQG Phia Oắc-Phia đén, 2019)

- Mục đích: Tăng tính đa dạng loài trong khu vực Vườn quốc gia, đặc biệt các loài quý hiếm, đồng thời nâng cao chất lượng độ che phủ của rừng thông qua trồng và phát triển các loài cây bản địa, một số loài đại diện cho hệ thực vật trong vùng; góp phần hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái.

- Đối tượng: Đất trống không có cây gỗ tái sinh, trong phân khu phục hồi sinh thái và phân khu dịch vụ hành chính.

- Trồng cây bản địa, bao gồm cả các loài đặc hữu trên đất trống cây bụi,

đất nương rẫy cũ, trảng cỏ... Loài cây trồng như Re, Lát hoa, Lim xẹt, Trám, Sấu, Chò chỉ, Thông, Sa mộc… nhằm bảo tồn và phát triển gen.

- Trồng cây phong cảnh tại 2 bên trục đường đi, các khu vui chơi giải trí, khu nhà nghỉ, bãi đỗ xe, các điểm dừng chân.

- Khối lượng: 674,4 ha. c. Bảo tồn đa dạng sinh học

- Mục đích: Bảo tồn và làm tăng tính đa dạng sinh học các hệ sinh thái, các loài động thực vật nguy cấp quý hiếm tại Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén.

- Đối tượng: Bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên quan trọng, bảo tồn loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm cần ưu tiên bảo vệ, bảo đảm kiểm soát việc tiếp cận nguồn gen.

- Khối lượng:

+ Bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên: 05 hệ sinh thái;

+ Bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm: 148 loài, trong đó có 58 loài thực vật và 90 loài động vật đã xác định được tại Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén

(chi tiết xem trong danh mục động, thực vật).

d. Bảo vệ, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hoá, lịch sử, môi trường

- Mục đích: Bảo tồn và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, gìn giữ những giá trị văn hóa, lịch sử trong khu vực Vườn quốc gia góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.

- Đối tượng: Những thắng cảnh nổi tiếng như hang động, thác nước, hệ sinh thái rừng nguyên sinh, đặc biệt hệ sinh thái rừng xung quanh các điểm du lịch.

- Nội dung:

+ Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân trong việc bảo vệ môi trường, sinh thái, cảnh quan.

+ Hỗ trợ người dân gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa, bản sắc của từng dân tộc.

+ Lập các biển nội quy bảo vệ môi trường cảnh quan, biển chỉ dẫn, đặt thùng rác, xây nhà vệ sinh... để người dân, khách thăm quan thực hiện.

+ Tăng cường tuần tra, bảo vệ rừng quanh các điểm du lịch, vận động quần chúng tố giác hành vi khai thác lâm sản trái phép.

+ Tăng cường công tác bảo vệ rừng, đặc biệt những khu vực nhạy cảm nhằm ngăn chặn kịp thời sự xâm hại (vô tình hay hữu ý) của người dân, khách du lịch tới các thắng cảnh.

e. Lưu trữ và xây dựng cơ sở dữ liệu

Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ bảo tồn, bảo vệ phát triển tài nguyên động thực vật, nghiên cứu khoa học, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và phòng cháy, chữa cháy.

Bên cạnh việc lưu trữ dữ liệu theo kiểu truyền thống (bản đồ giấy, sách, văn bản...) phát huy tối đa lợi thế của công nghệ tin học.

- Đầu tư hệ thống thông tin: Máy tính tốc độ cao, thiết bị mạng, máy Scan, máy ảnh, GPS, máy in...

- Xây dựng cơ sở dữ liệu + Số hoá các tài liệu; + Bản đồ số:

+ Ảnh, video vềđộng thực vật đặc hữu, quý hiếm, cảnh đẹp trong khu vực Vườn quốc gia.

+ Số liệu do hệ thống quan trắc thu thập, do cán bộđiều tra, phúc tra được cập nhật định kỳ dưới dạng số.

+ Kết quả của các nghiên cứu khoa học thực hiện trên địa bàn Vườn, báo cáo định kỳ.

- Xử lý dữ liệu, lưu trữ: Số liệu, tài liệu được xử lý sắp xếp theo từng lĩnh vực: Diễn biến tài nguyên, môi trường sinh thái, hỗ trợ cộng đồng, đầu tư cơ

bản... Dữ liệu được lưu trữ tại các máy riêng lẻ, nhưng được chia sẻ, kết nối với nhau qua hệ thống mạng.

- Chia sẻ thông tin, trao đổi thông tin: Công bố số liệu diễn biến tài nguyên rừng; phân bố, động thái của các quần thể động vật; các báo cáo khoa học,... Tổ chức hội thảo khoa học, triển lãm ảnh, thi tìm hiểu về bảo vệ môi trường. Chia sẻ, trao đổi thông tin qua Internet, Wedsite ...

3.2.8.2. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ bảo tồn và phát triển Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén

a. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác quản lý * Xây dựng khu dịch vụ hành chính

Xây dựng khu văn phòng Ban quản lý Vườn quốc gia; Trung tâm giáo dục môi trường và dịch vụ môi trường rừng; xây dựng các trạm bảo vệ rừng và trạm

đón tiếp khách du lịch; đóng mốc ranh giới các phân khu chức năng trên cơ sở

bố trí khoa học và hợp lý các khu vực, cụ thể xem bảng sau:

Bảng 3.19: Khối lượng hạng mục xây dựng hoàn thành đến năm 2030

T T Hạng mục xây dựng Đơn vị tính Cộng Giai đoạn Ghi chú 2020 - 2025 2026 - 2030 1. Khu dịch vụ hành chính 1.1 Khu văn phòng Vườn quốc gia

- Xây dựng nhà làm việc cho BQLVQG m2 430 430 - 2 tầng

- Nhà khách kết hợp nhà công vụ m2 220 220 - 1 tầng

- Nhà bảo vệ cơ quan m2 30 30 - 1 tầng

- Nhà để xe m2 30 - 30

- Cổng cơ quan Cổng 1 - 1

- Đường trong khuôn viên cơ quan

(300m*5,5m) m2 1650 -

1.65 0

- Sân cơ quan m2 200 - 200

T T Hạng mục xây dựng Đơn vị tính Cộng Giai đoạn Ghi chú 2020 - 2025 2026 - 2030 + Hệ thống điện nước C/Tr 1 - 1

+ Tường bao dài (400m* cao 1,5 m) m2 600 - 600

1.2 Trung tâm giáo dục môi trường và DVMTR

- Xây dựng nhà làm việc m2 120 - 120 1 tầng

- Nhà truyền thống, phòng đọc m2 120 - 120 1 tầng

- Nhà nghỉ m2 300 - 300 2 tầng

- Nhà nghiên cứu cho khách nước ngoài m2 120 - 120 1 tầng

- Hội trường m2 300 - 300 1 tầng - Bể nước phục vụ sinh hoạt và phòng CCC m3 100 100 - 1.3 Xây dựng trạm BVR và đón tiếp khách du lịch - Trạm bảo vệ rừng Nậm Tòng; m2 116 - 116 Trạm - Trạm đón tiếp khách đỉnh đèo Colea; m2 116 - 116 Trạm - Trạm bảo vệ rừng Sơn Đông; m2 116 - 116 Trạm - Trạm bảo vệ rừng xóm Ca My; m2 116 - 116 Trạm - Trạm đón tiếp khách Cấp Bảy; m2 116 - 116 Trạm

1.4 Đóng mốc ranh giới phân khu chức năng CTr 1 1 -

(Nguồn: Ban quản lý VQG Phia Oắc-Phia đén, 2019)

* Xây dựng công trình, mua trang thiết bị phòng cháy chữa cháy rừng

Để phục vụ tốt công tác bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén đến năm 2030, định hướng xây dựng các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng bao gồm: Xây dựng các bảng, biển tuyên truyền công tác phòng cháy chữa cháy rừng; xây dựng hệ thống đường băng cản lửa; xây dựng công trình cung cấp nước; mua sắm trang thiết bị dụng cụ phòng cháy chữa cháy rừng.

Bảng 3.20: Khối lượng xây dựng - mua trang thiết bị PCCCR TT Hạng mục xây dựng Đơn vị tính Cộng Giai đoạn 2020- 2025 2026- 2030

1. XD công trình, thiết bị phòng cháy chữa cháy rừng 1.1 Biển, bảng tuyên truyền công tác PCCCR

- Bảng nội quy bảo vệ rừng; Bảng 5 4 1

- Biển dự báo cấp cháy rừng; Biển 1 1 -

1.2 Xây dựng hệ thống đường băng cản lửa

- Rừng thông có khả năng cháy cao Km 4 3 1

- Cạnh tuyến đường tuần tra có nguy cơ cháy cao Km - - -

1.3 Xây dựng công trình cung cấp nước

- Xây dựng đập ngăn nước (hồ chứa nước) Đập 1 1 -

- Đường ống dẫn nước Km 5 5 - - Bể chứa nước Bể 50 50 - 1.4 Trang thiết bị, dụng cụ PCCCR - Bình chữa cháy đeo vai Bình 50 50 - - Dao phát Cái 150 150 - - Bàn dập lửa Chiếc 50 50 - - Máy định vị GPS Máy 4 - 4 - Ống nhòm Chiếc 4 - 4

- Ô tô (1 xe bán tải tuyên truyền, PCCCR) Chiếc 1 1 -

- Máy ảnh Chiếc 2 - 2

- Xe máy Chiếc 2 - 2

- Máy vi tính Bộ 5 - 5

- Máy chiếu, màn chiếu Bộ 1 - 1

(Nguồn: Ban quản lý VQG Phia Oắc-Phia đén, 2019)

*Quy hoạch hệ thống đường tuần tra

Xây dựng hệ thống đường tuần tra phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng kết hợp làm đường du lịch trong Vườn quốc gia, tổng chiều dài 23,7 km, đường tuần tra được quy hoạch với nền đường rộng không quá 1,5 m và nâng cấp 8 km

Bảng 3.21: Khối lượng xây dựng hệ thống đường tuần tra đến năm 2030 TT Hạng mục xây dựng Đơn vị tính Giai đoạn Ghi chú Cộng 2020- 2025 2026- 2030

Đường tuần tra kết hợp với du lịch sinh thái Km 31,7 4,7 27,0

- Tuyến 1 (Từ Yên ngựa ra rừng trồng) Km 2,7 - 2,7 Rộng 1,5 m - Tuyến 2 (Từ cấp 7 đi Hoài Khao) Km 3,4 3,4 - Rộng 1,5 m - Tuyến 3 (Từ Cá Hồi 1 đi Cá Hồi 2) Km 3,6 - 3,6 Rộng 1,5 m - Tuyến 4 (Từ Yên ngựa đi mỏđá) Km 4,3 - 4,3 Rộng 1,5 m - Tuyến 5 (Từ ngã ba đi Hoài Khao ra đỉnh đèo) Km 2,3 1,3 1,0 Rộng 1,5 m - Tuyến 6 (Từđỉnh Phia Oắc đi Ca Mi) Km 4,2 - 4,2 Rộng 1,5 m - Tuyến 7 (Từ trạm Liên ngành đi suối Hai) Km 3,2 - 3,2 Rộng 1,5 m - Tuyến đường giao thông nông thôn (Phan Thanh) Km 8,0 8,0 Rộng 3,5 m

(Nguồn: Ban quản lý VQG Phia Oắc-Phia đén, 2019)

b. Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái

Căn cứ vào thực trạng khách du lịch những năm qua tới Cao Bằng, các chỉ

tiêu phấn đấu đảm bảo cho sự tăng trưởng ổn định của dịch vụ, du lịch dựa trên tổng thể các quy hoạch phát triển du lịch sinh thái đã được UBND tỉnh phê duyệt. Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia

Đén đến năm 2030 được mở rộng, phát triển dựa trên giá trị tài nguyên, đồng thời phục vụ cho công tác bảo tồn, cụ thể sau:

Khu vực Phia Oắc - Phia Đén có đặc điểm tương đồng với Sa Pa, Tam

Đảo, Mẫu Sơn... là vùng đất giàu tiềm năng về du lịch sinh thái. Do vậy, cần

đưa vào khai thác tiềm năng, những thế mạnh của vùng; đây là giai đoạn đầu của phát triển du lịch và là điểm du lịch mới với các sản phẩm du lịch độc đáo nên tốc độ tăng lượng khách du lịch tới đây là rất cao. Đảm bảo cho sự tăng trưởng ổn định của ngành giai đoạn này, phấn đấu lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan Vườn sẽ đạt ở mức 15.000 người/năm vào năm 2025 và 30.000 người/năm vào năm 2030, trong đó sẽ có khoảng 5.000 - 10.000 người lưu trú qua đêm. Tuy nhiên, việc đầu tư cho du lịch đến nay chưa được

đầu tư, nên lượng khách thăm quan chưa nhiều, do vậy sau khi quy hoạch Vườn quốc gia Phia Oắc được các cấp thẩm quyền phê duyệt cần tập trung vào công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh và kêu gọi đầu tư.

Tạo dựng một số sản phẩm du lịch đặc sắc của vùng, có tính cạnh tranh cao và hấp dẫn khách du lịch, tăng mức chi tiêu và thời gian lưu trú của khách trên cơ sở nâng cấp và đầu tư xây dựng các loại hình du lịch hấp dẫn của vùng núi cao như: Làng du lịch sinh thái; khu di tích lịch sử, văn hóa, nghỉ dưỡng...

- Sản phẩm du lịch sinh thái: Đây là loại hình du lịch quan trọng nhất đối với Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén với các loại du lịch leo núi, du lịch khám phá thiên nhiên, thăm các cơ sở nuôi cá hồi, du lịch kết hợp với nghiên cứu tài nguyên sinh vật...

- Sản phẩm du lịch văn hoá, tâm linh: Du lịch thăm viếng các ngôi miếu cổ và các di tích lịch sử văn hoá như: Di tích Đền Ông Búa, di tích địa điểm cán bộ, công nhân mỏ Thiếc Tĩnh Túc đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm, di tích địa

điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và quan sát mỏ Thiếc Tĩnh Túc.

- Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng: Với khí hậu mát mẻ, không khí trong lành, phong cảnh đẹp sẽ là điều kiện thuận lợi cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng phục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ bền vững vườn quốc gia phia oắc phia đén huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 91 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)