Phân khu Bảovệ nghiêm ngặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ bền vững vườn quốc gia phia oắc phia đén huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 40 - 43)

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.5.1. Phân khu Bảovệ nghiêm ngặt

1.5.1.1. Đặc trưng

- Tổng diện tích 4.035,5 ha, chiếm 38,1% nằm tại Tiểu khu 338, 352 xã Thành Công; Tiểu khu 333, 334 xã Quang Thành; Tiểu khu 327, 337 xã Phan Thanh; Tiểu khu 321, 322 thị trấn Tĩnh Túc.

- Phân khu có hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và á nhiệt đới núi trung bình với các trạng thái rừng tự nhiên đã có quá trình phục hồi, có giá trị đa dạng nhất về tài nguyên động, thực vật với diện tích, không gian đủ lớn để phát triển cho khu hệ động thực vật, diện tích liền khu, liền khoảnh…

- Được bao quanh bởi phân khu phục hồi sinh thái, có tác dụng như một vùng đệm bảo vệ khỏi các mối đe dọa bên ngoài.

- Có ranh giới, dễ nhận biết tại thực địa dựa trên các đặc điểm địa hình,

địa vật, ranh giới của các tiểu khu rừng và ranh giới hệ sinh thái rõ ràng.

Bảng 1.1: Đặc trưng cơ bản phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

TT Dấu hiệu xem xét Đặc trưng cơ bản Điểm nhấn

1 Vị trí

- Xã Quang Thành Ranh giới đi theo đường phân thuỷ

- Xã Thành Công Ranh giới đi theo đường phân thuỷ

- Xã Phan Thanh Từđộ cao ≥1200 m

2 Quy mô Diện tích: 4.035,5 ha

3 Đặc trưng Đa phần diện tích là rừng tự nhiên Loài đặc hữu, quý hiếm 4 Nhiệm vụ chính Bảo tồn và phát triển bền vững Quảnghiên cn lý, bảo vứu ệ và

1.5.1.2. Chức năng

a. Chức năng bảo tồn hệ sinh thái và sinh cảnh:

+ Bảo tồn hệ sinh thái ở trạng thái “nguyên sinh” và “ít bị tác động” tự

nhiên hoặc gần với tự nhiên;

+ Đảm bảo các quá trình tái sinh tự nhiên được diễn ra mà không có sự

can thiệp của con người;

+ Bảo vệ hệ sinh thái rừng lùn hay còn gọi là “rừng rêu” kiểu rừng của khí hậu ôn đới đặc trưng của miền Bắc Việt Nam;

b. Chức năng bảo tồn các loài và quần thể có tầm quan trọng (quý hiếm, có nguy cơ bị bịđe dọa, đặc hữu, nhạy cảm…)

+ Bảo vệ các địa điểm cần thiết cho việc nhân giống, gây nuôi, thuần hóa, ngăn ngừa nạn khai thác trái phép hoặc làm xáo trộn các sinh cảnh tự nhiên.

+ Bảo vệ các sinh cảnh quan trọng của các loài động thực vật nguy cấp quý hiếm hoặc có giá trị khoa học và kinh tế cao.

+ Thúc đẩy các loài có tầm quan trọng về mặt thương mại (như cá hoặc

động vật) sinh sản và phục hồi mà không gây xáo trộn.

c. Chức năng bảo tồn chiến lược các cảnh quan và hệ sinh thái: Hoạt

động như các khu vực lõi hoặc “các nút” trong mạng lưới sinh thái.

d. Chức năng nghiên cứu và giám sát: Cho phép nghiên cứu quá trình diễn thế tự nhiên của các hệ sinh thái và các loài mà không có sự can thiệp từ

e. Chức năng giảm nguy cơ: Thúc đẩy bảo vệ các các hệ sinh thái, các sinh cảnh hoặc khu vực khỏi các nguy cơ bị đe dọa (như các khu vực có nguy cơ cháy rừng cao…).

1.5.1.3. Nội dung hoạt động

- Bảo toàn nguyên vẹn hệ sinh thái tự nhiên, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến sinh cảnh, tạo điều kiện cho việc nghiên cứu khoa học và giáo dục

đào tạo;

- Được lập các tuyến đường mòn có chiều rộng không quá 1,5 m, điểm ngắm động vật, điểm dừng chân, cắm biển chỉ dẫn hệ thống đường tuần tra kết hợp phục vụ du lịch sinh thái và các điểm quan sát. Khi thi công, không làm

ảnh hưởng đến môi trường và đa dạng sinh học;

- Tận dụng những khu vực không có rừng xen kẽ trong phân khu để tạo các đồng cỏ tự nhiên làm nguồn thức ăn và là môi trường sống cho một số loài

động vật.

1.5.1.4. Quản lý phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

a. Các hoạt động trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt được thực hiện theo quy định của Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 và Nghịđịnh số: 156/2018/NĐ- CP Quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Lâm nghiệp.

- Cho phép khách tham quan có thể quan sát động vật hoang dã và các hệ

sinh thái ở một số khu vực nhất định có sự giám sát của Vườn quốc gia.

b. Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, nghiêm cấm các hoạt động sau đây: - Các hoạt động tiếp cận của con người trừ hoạt động tuần tra quan trọng và thực hiện luật pháp và tiến hành các nghiên cứu quan trọng, không gây hại (có định hướng quản lý) được giám sát theo các quy định có liên quan;

- Xây dựng các công trình dài hạn dưới mọi hình thức;

- Hoạt động làm thay đổi quá trình tự nhiên của hệ sinh thái động, thực vật;

- Hoạt động thu hái hoặc hái lượm;

- Các hoạt động khác có ảnh hưởng đến phân khu bảo vệ nghiêm ngặt bị

nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ bền vững vườn quốc gia phia oắc phia đén huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)