2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.2.4. Đánh giá ảnh hưởng của các bên liên quan trong công tác quản lý
vệ rừng tại khu vực nghiên cứu
Hình 3.1: Sơđồ Venn vềảnh hưởng các bên liên quan trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại VQG Phia Oắc - Phia Đén.
Có thể chia các bên liên quan đến quản lý và sử dụng rừng tại khu vực nghiên cứu thành 3 nhóm: Tổ chức nhà nước, cá nhân hộ gia đình và tập thể. 3
Cộng đồng xóm Cá nhân, hộ gia đình Ban tự quản xóm BQL VQG Trạm kiểm lâm UBND xã Hạt Kiểm lâm UBND huyện Phòng NN&P TNT Trạm bảo vệ rừng Trạm khuyế n nông Ban lâm nghiệp
nhóm này tương ứng với 3 hình thức sở hữu rừng chính: Sở hữu nhà nước, tư
nhân và tập thể. Các bên liên quan đến sở hữu nhà nước hay còn gọi là sở hữu công ởđây là Ban quản lý rừng đặc dụng được Nhà nước giao rừng và đất lâm nghiệp quản lý trong thời gian chưa được ấn định cụ thể, được Nhà nước cấp ngân sách để thực hiện các hoạt động quản lý rừng. Đối tượng chủ sở hữu tư
nhân bao gồm các cá nhân, hộ gia đình, liên doanh hoặc các doanh nghiệp tư
nhân. Theo hình thức này, các đối tượng sở hữu được giao quyền sử dụng rừng và đất rừng để quản lý lâu dài (50 năm) hoặc được khoán bảo vệ hàng năm. Các
đối tượng chủ sở hữu tập thể là các hợp tác xã và cộng đồng dân cư và thành viên của họ có các quyền lợi và nghĩa vụ tương tự như các bên liên quan thuộc khu vực tư nhân.
Quan điểm của các bên liên quan đối với vấn đề bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng tại VQG
3.2.4.1. Quan điểm của chính quyền địa phương
Theo nhóm lãnh đạo xã, do diện tích rừng khá lớn nên cán bộ công chức, viên chức của VQG không thể thực hiện tốt các hoạt động bảo vệ rừng nên đã giao khoán rừng và đất rừng cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng xóm song mức kinh phí giao khoán bảo vệ rừng còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, diện tích trồng rừng đặc dụng hàng năm còn ít, mức hỗ trợ
cho công tác trồng rừng chưa cao.
3.2.4.2. Quan điểm của người dân
Đối với hoạt động phát triển rừng, 100% số người dân được hỏi muốn nhận đất trồng rừng để có việc làm, giải quyết lao động dư thừa, tăng thu nhập, vì trồng rừng sẽ có giá trị kinh tế cao, nguồn thu ổn định, bán một lần được nhiều tiền. Trồng rừng cũng là hình thức để dành vốn cho con cháu.
Người dân cũng có nguyện vọng, được hướng dẫn kỹ thuật tạo cây con, trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng,… Mong muốn Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ người dân phát triển kinh tế lâm nghiệp.
3.2.4.3. Quan điểm của hạt Kiểm lâm
Trước thực trạng người dân trong khu vực điều kiện kinh tế khó khăn tỷ
lệ hộ nghèo còn cao, thiếu đất canh tác sản xuất nông lâm nghiệp. Hạt kiểm lâm huyện Nguyên Bình đề nghị UBND huyện và UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ ưu tiên phát triển kinh tế cho người dân nhằm giảm áp lực vào VQG.
3.2.4.4. Quan điểm của Ban quản lý
Do phải quản lý một diện tích rừng khá lớn, trong khi đó cán bộ công nhân viên của BQL lại có hạn, nên BQL đã giao khoán bảo vệ rừng cho người dân sinh sống trong và xung quanh VQG theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên kinh phí Nhà nước hỗ trợ khoán bảo vệ rừng còn thấp.
Sống trong và xung quanh VQG đa số là người dân tộc thiểu số trình độ
dân trí chưa đồng đều, đời sống còn nhiều khó khăn nhu cầu về lâm sản và đất canh tác lớn dẫn đến Tình trạng chồng chéo quyền sử dụng đất tại VQG gây khó khăn cho công tác QLBVR và bảo tồn ĐDSH. Ban quản lý đề nghị UBND tỉnh Cao Bằng có chính sách hỗ trợ di dân ra khỏi vùng lõi, hỗ trợ hộ nghèo, hỗ
trợ phát triển sinh kế, tăng mức hỗ trợ các dự án lâm sinh như trồng rừng, khoán bảo vệ rừng…, chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Bảng 3.11: Kết quả phân tích sơđồ Venn
Vấn đề Nguyên nhân Giải pháp
- Tình trạng chồng chéo quyền sử dụng đất được ghi nhận xảy ra tại khu vực nghiên cứu. Hiện tượng này phản ánh những tranh chấp về quyền đối với rừng và đất rừng giữa các hộ gia đình, cộng đồng và Ban quản lý khu RĐD. Hiện nay, tuy chưa dẫn
- Hiện tượng này bắt nguồn từ nhận thức khác biệt, thậm chí đối lập nhau về quyền và trách nhiệm QLBVR, quản lý VQG giữa cộng đồng, lãnh đạo địa phương và cán bộ BQL. Cụ thể, khi VQG được xác lập, việc áp dụng các quy tắc bảo vệ, bảo tồn nghiêm ngặt, vô tình đã “loại bỏ” người dân địa
- Tiến hành rà soát, tổng hợp, đánh giá lại hiện trạng chồng chéo quyền sử dụng đất giữa HGĐ, cộng đồng và BQL; Xây dựng và ban hành công cụ hướng dẫn cụ thể về thực hiện quy hoạch phát triển RĐD theo tiếp
Vấn đề Nguyên nhân Giải pháp đến những xung đột gay gắt nhưng hiện tượng chồng chéo được coi là một vấn đề thách thức lớn đang cản trở việc thực hiện có hiệu quả các mục tiêu QLBVR và bảo tồn ĐDSH; cũng như ảnh hưởng đến sinh kế của người dân địa phương do hạn chế các quyền và cơ hội tiếp cận, sử dụng và hưởng lợi từ tài nguyên rừng và đất rừng trong phạm vi ranh giới VQG.
- Ranh giới các phân khu bảo vệ chưa được cắm mốc ngoài thực địa. Do không nhận biết rõ, một số cá nhân, hộ gia đình đã vi phạm quy định về bảo vệ rừng. Cá biệt có một số trường hợp đã biết nhưng vẫn cố tình lấn chiếm đất rừng đặc dụng. phương ra khỏi các khu đất (vốn được coi) thuộc sở hữu của họ, có thể về mặt pháp lý (vì đã được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, hoặc sổđỏ), hoặc theo luật tục từ lâu đời. Vì vậy, để bảo vệ và duy trì quyền đối với rừng và đất rừng của mình, người dân địa phương đã buộc phải cản trở các hoạt động bảo tồn, mà thậm chí là chống lại BQL, những người bị coi là “người lạ” đến chiếm dụng đất của họ. Đây cũng là lí do khiến người dân địa phương không có niềm tin và không sẵn sàng hợp tác với BQL để thực hiện QLBVR trong khu vực.
- Chưa có kinh phí cho công tác cắm mốc ranh giới các phân khu của VQG.
cận đa ngành, có các bên liên quan tham gia; Xây dựng và ban hành hướng dẫn giải quyết tình trạng chồng chéo quyền sử dụng đất trong quản lý VQG; bao gồm cả khuyến cáo hoặc thí điểm thực hiện đồng quản lý rừng ở các khu vực có tranh chấp và biện pháp tạo nguồn kinh phí thực hiện thông qua các chính sách mới trong lâm nghiệp như chính sách chi trả DVMTR.
- Phê duyệt và cấp kinh phí để cắm mốc ranh giới các phân khu bảo vệ.
Tài nguyên rừng tại VQG có sự tham gia quản lý của các bên: Ban quản lý rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm huyện Nguyên Bình, UBND các xã Thành Công, Quang Thành, Phan Thanh, Hưng Đạo và Thị trấn Tĩnh Túc và người dân địa phương. Đơn vị có quyền lực cao nhất là Ban quản lý rừng đặc dụng, với vai trò là chủ rừng. Tiếp đó là UBND các xã, với vai trò quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp tại địa phương. Hạt kiểm lâm huyện Nguyên Bình,
với vai trò thừa hành pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và cuối cùng là người dân, với vai trò sử dụng đất và rừng, thực hiện các hợp đồng sử dụng
đất, khoán bảo vệ rừng. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các bên đến hoạt
động quản lý tài nguyên rừng tại địa bàn lại xếp theo thứ tự ngược lại. Điều này
đã cản trở sự tiếp cận của người dân đối với các lợi ích từ rừng, gây ra những khó khăn nhất định đối với đời sống người dân nhất là những hộ nghèo. Đồng thời nó cũng làm cho người dân xa rời, không gắn bó với rừng. Đây là một thách thức lớn cho công tác quản lý bảo vệ rừng ởđịa phương.
Tất cả các bên liên quan đều có quan điểm chung cho rằng nên thực hiện
đồng quản lý rừng, đồng thời hỗ trợ giúp người dân các phương án tạo thu nhập từ rừng thông qua các hoạt động trồng rừng, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng một cách hợp lý. Các bên liên quan cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong các hoạt động quản lý bảo vệ rừng, đặc biệt là hoạt động chống lại các hành vi phạm lâm luật trên địa bàn.
3.2.5. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong QLBVR tại khu vực nghiên cứu
Điểm mạnh
- Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia
Đén có vai trò hết sức quan trọng trong bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái. Do đó công tác quản lý, bảo vệ rừng tại VQG Phia Oắc - Phia Đén được các cấp, các ngành từ
trung ương đến địa phương hết sức quan tâm;
- BQL VQG Phia Oắc - Phia Đén huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Lực lượng kiểm lâm thuộc Hạt Kiểm
Điểm yếu
- Biên chế công chức, viên chức BQL VQG Phia Oắc - Phia Đén và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng Kiểm lâm mỏng, địa bàn hoạt động rộng, địa hình phức tạp, một số trạm KL chưa có điện. - Chưa có cán bộ được đào tạo chuyên về bảo tồn mà chỉ thông qua các lớp tập huấn ít ngày, do đó kiến thức về
lâm huyện Nguyên Bình, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nguyên Bình có trách nhiệm và tâm huyết với việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ
và phát triển rừng.
- Tính đa dạng sinh học còn tương
đối cao, tài nguyên thực vật, động vật rừng phong phú, đa dạng với nhiều loài quý hiếm và một số loài đặc hữu.
- Đã quy hoạch chi tiết các phân khu bảo vệ trong VQG tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, bảo vệ
và quy hoạch phát triển rừng. nhỏ đến công tác quản lý và bảo tồn rừng. - Việc triển khai một số chính sách về bảo vệ và phát triển rừng còn nhiều hạn chế, chưa kịp thời;
- Trình độ dân trí trong khu vực chưa đồng đều, việc hiểu biết và thực thi pháp luật nói chung và pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng nói riêng còn nhiều hạn chế; việc phá rừng, lấn chiếm sử
dụng đất lâm nghiệp sai mục đích, trái pháp luật vẫn còn sảy ra.
- Nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực bảo tồn, bảo vệ và phát triển rừng trong khu vực còn thấp;
- Đa số Việc khoán bảo vệ rừng chỉ được hợp đồng thực hiện từng năm, với mức khoán bảo vệ thấp, chưa đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống của người nhận khoán.
- Ranh giới đã được phân chia song chưa cắm mốc xác định ngoài thực địa, nhân dân gặp khó khăn trong nhận biết ranh các phân khu bảo vệ gây hạn chế
Cơ hội
- Hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, trong đó có hệ thống văn bản về bảo vệ
và phát triển rừng đặc dụng đang ngày càng được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo vệ và phát triển rừng nói chung, trong đó có vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén.
- Công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn di tích lịch sử, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu ngày càng được quan tâm và được đầu tư
nhiều nguồn lực để thực hiện.
- UBND tỉnh Cao Bằng đã có Báo cáo kết quả rà soát hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ của tỉnh Cao Bằng và đề xuất định hướng phát triển cho giai đoạn 2021 - 2030 đây là cơ hội để
quy hoạch và phát triển bền vững vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén.
- Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia
Đén, là điểm thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế, đây là cơ hội thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế cho công tác bảo tồn, bảo vệ và phát triển Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén.
Thách thức
- Tỷ lệ hộ nghèo trong khu vực còn cao, các hành vi xâm hại rừng trái phép, lấn chiếm, sử dụng đất lâm nghiệp trái mục đích vấn diễn ra phức tạp có xu hướng năm sau cao hơn năm trước, làm tăng áp lực đe dọa tài nguyên rừng hiện có.
- Các chương trình hỗ trợ sản xuất của Nhà nước tạo cho người dân có thói quen trông chờ, ỷ lại, ít năng động trong sản xuất.
- Là Vườn quốc gia thuộc tỉnh quản lý phụ thuộc lớn vào tiềm năng kinh tế
của tỉnh, nguồn kinh phí được tiếp cận từ các tổ chức quốc tế rất hạn chế, phụ
thuộc vào cơ chế quản lý hành chính của tỉnh.
- Hiện nay vùng đệm của khu rừng VQG thuộc quyền quản lý của chính quyền địa phương, ban quản lý VQG chỉ
có quyền quản lý trong phạm vi rừng quản lý của mình, trong khi đó việc thành lập vùng đệm rừng đặc dụng là để hỗ trợ cho công tác bảo tồn, quản lý và bảo vệ rừng đặc dụng, do đó dẫn đến sự không hợp nhất về mặt quản lý và xây dựng kế hoạch phát triển cho vùng.
3.2.6. Đánh giá về thực trạng đầu tư trong quản lý bảo vệ rừng
Thực hiện Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén, giai đoạn 2013-2020 theo Quyết định số 1502/QĐ- UBND ngày 23 tháng 9 năm 2013, nay là vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén kết quảđạt được cụ thể như sau:
Bảng 3.12: Kết quả thực hiện so với Quy hoạch đã được phê duyệt
TT Hạng mục Đơn vị tính Khối lượng Quy hoạch Khối lượng thực hiện Tỷ lệ % so với Quy hoạch I. Lâm Sinh - - 1 Bảo vệ rừng Lượt ha 72.100,2 63.069,6 87,47 2 Trồng rừng ha 259,8 379,6 146,11
3 Khoanh nuôi Lượt ha 8.163,5 2.000 24,50
II. Xây dựng cơ bản - -
1 Xây dựng Văn phòng làm việc - -
2 Xây dựng đường giao thông Km 22 0
2.1 Đường giao thông nông thôn Km 8,9 0
2.2 Đường tuần tra kết hợp du lịch sinh thái Km 13,4 6,1 45,52
3 Xây dựng công trình, trang thiết bị phòng
cháy - -
3.1 Xây dựng công trình - -
Chòi canh lửa kết hợp du lịch sinh thái Chòi 3 Bể chứa nước phục vụ chữa cháy rừng Bể 4 Xây dựng 3,8 đường băng xanh cản lửa Km 3,8
- Bảng nội quy bảo vệ rừng Bảng 4 4 100
- Biển báo cấp cháy rừng Biển 4 1 25,0
3.2 Các trang thiết bị, dụng cụ chữa cháy - -
4 Xây dựng công trình cung cấp nước - -
5.1 XD vườn sưu tập thực vật kết hợp vườn
giống - - -
5.2 XD trung tâm giáo dục môi trường m2 215 0
5.3 Xây dựng nhà bảo tàng động thực vật m2 430 0
5.4 Xây dựng công trình phục vụ NCKH - -
5.5 Đóng mốc ranh giới phân khu BVNN và
PHST Mốc 56 0
5.6 Mua sắm trang thiết bị - -
- Máy vi tính Bộ 3 8 266,67
- Máy in Máy 1 5 500
- Máy Photo copy Máy 1 1 100
- Máy Fax Máy 1 1 100
- Máy định vị GPS Máy 4 1 25,0
- Ống nhòm Chiếc 4 0
- Mô tô tuần tra Chiếc 4 0
- Ô tô con Chiếc 1 0
- Thiết bị VP (Tủ, bàn, ghế…) cho BQL và
các trạm KL Trụ sở 4 2 50
6 Xây dựng công trình hạ tầng phục vụ du
lịch - -
6.1 Nhà nghỉ khu vực Nhà Đỏ m2 1.560 0
6.2 Tôn tạo ngôi miếu cổ (Vọng Tiên Cung) m2 100 0
6.3 Nhà nghỉ khu vực Trạm liên ngành m2 -
6.4 Nhà nghỉ khu vực Tháp truyền hình m2 -
6.3 Nhà nghỉ khu vực Tài Soỏng m2 1.560 0
7 Hỗ trợ phát triển cộng đồng vùng đệm lượt thôn 336 62 18,45
(Nguồn: Ban quản lý rừng đặc dụng Phia Oắc - Phia Đén 2019).
Từ số liệu trong Bảng 3.12 cho thấy, các hạng mục đầu tư theo Quy hoạch