Một số thuốc dùng trong gây tê ngoài màng cứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc sản phụ làm giảm đau trong chuyển dạ bằng gây tê ngoài màng cứng tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2020 (Trang 25 - 27)

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

3. Phương pháp gây tê ngoài màng cứng trong chuyển dạ

3.3.7. Một số thuốc dùng trong gây tê ngoài màng cứng

3.3.7.1. Ropivacain

Ropivacain là một thuốc tê tác dụng kéo dài thuộc nhóm amid, tan rất tốt trong dầu. Ropivacain gây ức chế có hồi phục dẫn truyền xung thần kinh bằng cách ức chế vận chuyển ion Natri đi vào màng tế bào thần kinh. Nồng độ trong huyết tương phụ thuộc liều dùng và đường dùng, gắn nhiều vào protein huyết tương (94%). Chuyển hóa chủ yếu qua gan, thải trừ qua thận. Tất cả các chất chuyển hóa của nó đều có tác dụng gây tê tại chỗ nhưng yếu hơn. Thời gian bắt đầu có tác dụng (10-20 phút) và

kéo dài (3-5 giờ) tương tự Bupivacain nhưng giới hạn an toàn rộng hơn Bupivacain và Levobupivacain.

Công thức cấu tạo của ropivacain:

Hình 1.4. Công thức cấu tạo của ropivacain

* Nguồn: theo Beilin Y (2010)

Nguyên nhân chính gây ra các TDKMM của ropivacain liên quan tới nồng độ thuốc cao quá mức trong huyết tương hay ở da, có thể do dùng quá liều, vô ý tiêm vào mạch máu hay chuyển hoá phân huỷ thuốc quá chậm. Các TDKMM được rút ra từ các nghiên cứu tiến hành tại Hoa Kỳ và châu Âu:

- Thần kinh: xây xẩm, mất cảm giác quanh miệng, tê lưỡi, tăng thính lực, ù tai, rối loạn thị giác, loạn ngôn, giật cơ, rùng mình, giảm xúc giác.

- Tim mạch: hạ huyết áp, chậm nhịp tim, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, ngừng tim, loạn nhịp tim.

- Hô hấp: khó thở.

- Tiêu hoá: buồn nôn, nôn.

3.3.7.2. Fentanyl

Fentanyl là một trong các dẫn xuất của họ Morphin có tác dụng giảm đau trung ương. Khi tiêm tĩnh mạch thuốc có tác dụng giảm đau sau 30 giây, tác dụng tối đa sau 3 phút và kéo dài khoảng 20 - 30 phút ở liều thấp và duy nhất. Thuốc có tác dụng giảm đau mạnh hơn Morphin 50 - 100 lần. Fentanyl có tác dụng rất kín đáo lên huyết động ngay cả khi dùng liều cao (75μg/kg). Thuốc không làm mất sự ổn định về trương

lực thành mạch nên không gây tụt huyết áp lúc khởi mê. Thuốc chuyển hóa qua gan và mất hoạt tính, 80% gắn với protein huyết tương, khoảng 10% được đào thải ở dạng không đổi qua thận. Fentanyl phân bố một phần trong dịch não tủy, nhau thai và một lượng rất nhỏ trong sữa .

Tác dụng không mong muốn:

- Toàn thân: chóng mặt, ngủ mơ, lú lẫn, ảo giác, ra mồ hôi, đỏ bừng mặt, sảng khoái.

- Tuần hoàn: chậm nhịp tim, hạ huyết áp thoáng qua, đánh trống ngực, loạn nhịp, suy tâm thu.

- Hô hấp: suy hô hấp, ngạt, thở nhanh.

- Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, táo bón, co thắt túi mật, khô miệng. - Tiết niệu: đái khó.

- Cơ xương: co cứng cơ bao gồm cơ lồng ngực, giật rung cơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc sản phụ làm giảm đau trong chuyển dạ bằng gây tê ngoài màng cứng tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2020 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)