I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2. Thực trạng giảm đau bằng thuốc( gây tê NMC) trong chuyển dạ tại Bệnh viện
2.1. Giảm đau bằng thuốc
Giảm đau bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng: Đây là phương pháp được các sản phụ sinh thường sử dụng dịch vụ nhiều nhất.Qua khảo sát có 85 ca/ 150 ca sản phụ sử dụng phương pháp này (chiếm 56,7%). Thuốc dùng là Marcain và Fetanyl phối hợp. Người bệnh được đặt 1 Catherter vào L3-L5. Cứ mỗi lần đau thầy thuốc sẽ cho bơm thuốc và điều chỉnh liều cho phù hợp tới khi sản phụ hết/giảm cảm giác đau.
100% người bệnh được theo dõi đau trong suốt quá trình đẻ. Không có trường hợp nào xảy ra tai biến do đau hay do biến cố khác.
100% người bệnh được dùng thuốc giảm đau trong quá trình chuyển dạ theo y lệnh.
Triển khai được quản lý đau và đánh giá mức độ đau dựa vào thang điểm đau nên khả năng kiểm soát đau tốt, có bằng chứng.
Tương tác mẹ con tốt, người bệnh được kiểm soát đau tốt nên họ bình tĩnh, không vật và bởi các cơn đau, làm cuộc đẻ diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn, chất lượng cuộc đẻ tốt hơn.
Người bệnh được thầy thuốc, điều dưỡng quan tâm chăm sóc, không có biểu hiện tiêu cực. Tinh thần thái độ phục vụ tốt, tỷ lệ hài lòng cao, người dân yên tâm tin tưởng
2.2.Giảm đau không dùng thuốc
Qua khảo sát những sản phụ không dùng phương pháp này thì sẽ có nhưng cơn vật vã la hét mỗi khi có cơn co tử cung, giảm đau cho sản phụ bằng cách động viên, an ủi, hướng dẫn sản phụ hít thở cho qua cơn đau.
Chương 3 BÀN LUẬN
Qua khảo sát thực trạng chăm sóc sản phụ làm giảm đau trong chuyển dạ bằng gây tê ngoài màng cứng tại BV phụ sản Hà Nội năm 2020 cũng như kinh nghiệm thực tế trong quá trình công tác tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội tôi thấy có 1 vài vấn đề sau:
3.1. Ưu điểm
Sản phụ trong quá trình đẻ được chăm sóc tận tình, chu đáo. Đa số hài lòng với chất lượng dịch vụ trong thời gian nằm viện.
Đội ngũ thầy thuốc, điều dưỡng, hộ sinh có kiến thức, tận tâm với người bệnh, có kinh nghiệm chăm sóc và được đánh giá dùng thuốc giảm đau kịp thời.
Luôn cung ứng đủ thuốc giảm đau với nhiều nhóm và chủng loại khác nhau để thầy thuốc ưu tiên lựa chọn, triển khai 1 số kỹ thuật giảm đau mới, hiện đại, tăng tính ưu việt, giúp người bệnh được hưởng những dịch vụ kỹ thuật tốt nhất.
Về phía Bệnh viện và nhân viên y tế:
Lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo khoa luôn quan tâm và tạo điều kiện hỗ trợ, chỉ đạo công tác điều dưỡng, công tác chăm sóc người bệnh có chất lượng, chuyên nghiệp và có hiệu quả. Công tác chăm sóc người bệnh bằng thuốc và kiểm soát đau cho sản phụ trong chuyển dạ đã được chủ động và quan tâm.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tại bệnh viện hiện đại vì vậy đã đáp ứng được nhu cầu của người bệnh trong toàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận đến khám và chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu chăm sóc toàn diện cho người bệnh.
Đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, thường xuyên được học tập để nâng cao trình độ cùng với điều dưỡng, hộ sinh phục vụ người bệnh tốt nhất những nhu cầu của họ.
Bệnh viện áp dụng thông tư 07/2011/TT-BYT” Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện”
Điều dương, hộ sinh không chỉ thực hiện y lệnh của thầy thuốc mà chủ động chăm sóc, lập kế hoạch chăm sóc cho từng sản phụ trong qua trình chuyển dạ đẻ, trú trọng công tác tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe về chế độ dinh dưỡng, vận động,
vệ sinh...cho người bệnh. Điều dưỡng viên thực hiện tốt hai chức năng là độc lập và phối hợp.
3.2. Nhược điểm
Số lượng điều dưỡng, hộ sinh còn thiếu so với lượng sản phụ ngày càng nhiều nên phần nào cũng ảnh hưởng đến việc chăm sóc, thời gian dành cho tư vấn gần gũi, động viên an ủi người bệnh chưa nhiều.
Một số trang thiết bị tại kho còn thiếu để phục vụ cho nhu cầu chăm sóc toàn diện.
Chưa triển khai được việc đánh giá thang đau, và quản lý đau cho sản phụ trong đẻ dựa trên cơ sở khoa học và dựa vào bằng chứng. Chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và cảm quan người thầy thuốc điều dưỡng, hộ sinh, cũng như cảm nhận của sản phụ.
Một số điều dưỡng, hộ sinh trẻ mới vào nghề, mới luân chuyển chưa có đủ kiến thức, kinh nghiệm để đánh giá kịp thời và đúng mức độ đau của người bệnh.
Triển khai kỹ thuật mới: giảm đau bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng là phương pháp giảm đau tối ưu, nhưng cần có ê kíp có trình độ cao, được đào tạo về dùng thuốc và chăm sóc theo dõi sát sao, giá dịch vụ cao, chi phí lớn, người dân ít có điều kiện tiếp cận dịch vụ.
3.3.Một số nguyên nhân
Về phía thầy thuốc:
Việc áp dụng quản lý đau và đánh giá thang đau cũng chưa được các thầy thuốc nói chung và các thầy thuốc GMHS, bác sĩ sản khoa quan tâm, dùng thuốc vẫn còn theo kinh nghiệm.
Về phía điều dưỡng, hộ sinh: Phần lớn chăm sóc và đánh giá mức độ đau của sản phụ đều dựa trên kinh nghiệm phụ thuộc y lệnh của thầy thuốc. Điều dưỡng chưa cập nhật thông tin để sử dụng các kỹ thuật quản lý đau và đánh giá thang đau các quy trình tiên tiến trong quá trình chăm sóc người bệnh. Việc chăm sóc người bệnh dựa vào bằng chứng còn hạn chế do thiếu các đề tài chăm sóc sản phụ trong đẻ chưa được làm tại khoa.
Một số ít điều dưỡng, hộ sinh còn hạn chế về kỹ thuật trong công tác tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho sản phụ tại khoa.
Chưa tổ chức được các buổi sinh hoạt theo chuyên đề: Quả lý đau của người bệnh tại bệnh viện.
Công tác nghiên cứu khoa học còn hạn chế, lưc lượng người bệnh đông, lực lượng thầy thuốc và điều dưỡng, hộ sinh còn thiếu, chưa dành thời gian cho nghiên cứu khoa học. Còn ngại và chưa biết phương pháp khi làm các đề tài hay nghiên cứu hay các chuyên đề chuyên môn.
KẾT LUẬN