3. Ý nghĩa của đề tài
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Những nghiên cứu tại Trung tâm chọn giống ở Montige-Sur-Moine, Pháp đã cho thấy: Đầu tiên từ những giống sẵn có như Carnean Hullbell, Kinh…các nhà khoa học đã xây dựng những dòng cao sản có các tính trạng cần quan tâm, sau đó thuần nhất các dòng đó. Tiếp theo, họ đã đề ra một sơ đồ chọn giống cho phép cải tiến di truyền những dòng này. Sơ đồ chọn giống này gần với chọn giống của bò hơn là của gia cầm vì một đặc điểm không thể chối cãi được là chim bồ câu sống thành từng đôi và có thời gian sử dụng con giống dài hơn (từ 3 đến 5 tuổi). Những thế hệ đầu tiên của các giống bố mẹ Eupigeon đã có tuổi thành thục về tính dục là 6 tháng tuổi, tổng khối lượng chim bồ câu non tách mẹ lúc 28 ngày tuổi/cặp/năm là 9,4 – 9,9kg (Khan A.G.,(1998).
Công ty Grimaud Fredes đã chọn lọc và đưa ra thị trường các dòng bồ câu với các tính năng sản xuất:
1. Dòng Mirthys hay dòng “The Classic”.
- Số chim non tách mẹ lúc 28 ngày tuổi/cặp/năm: 15con - 16 con.
- Khối lượng chim non lúc 28 ngày tuổi: 610 g/con.
- Màu sắc lông: con trống có màu trắng, con mái có màu lông đốm. 2. Dòng chim Mimas hay dòng “The white super prolific”.
- Khối lượng chim non lúc 28 ngày tuổi: 580 g/con.
- Hệ số cận huyết: 6%.
- Màu sắc lông: trắng tuyền.
3. Dòng Titan hay dòng “The super heavy”.
- Số chim non tách mẹ lúc 28 ngày tuổi/cặp/năm: 12 con – 13 con - Khối lượng chim non lúc 28 ngày tuổi: 700 g/con.
- Hệ số cận huyết: 6 – 8%.
- Màu sắc lông: lốm đốm.
Các tính trạng sinh sản của chim bồ câu cũng phần lớn là các tính trạng số lượng nên ngoài tác động một phần do di truyền, chúng còn chịu ảnh hưởng rất lớn của các điều kiện môi trường.
Bên cạnh các nghiên cứu về giống thì hàng loạt các nghiên cứu khác về thức ăn cho bồ câu đã được tiến hành Sales J. và Janssens (2003) thử nghiệm xác định năng lượng trao đổi của một số hạt ngũ cốc trên bồ câu và đưa ra kết luận rằng năng lượng trao đổi của bồ câu không khác nhiều so với một số gia cầm khác. Tác giả cũng cho biết bồ câu có thể sử dụng lipit làm năng lượng cho cơ thể tốt hơn hydratcacbon. Peng Xie và cs (2013), đã thử nghiệm các nguồn lipit khác nhau bao gồm: mỡ động vật, dầu cá, dầu cọ và dầu đậu nành trong khẩu phần ăn của bồ câu bố mẹ và chỉ ra rằng sinh trưởng của chim con tốt nhất khi sử dụng mỡ động vật còn dầu đậu nành cho kết quả tốt nhất về độ dài lông nhung hồi tràng.
Kết quả nghiên cứu của Mariety (2013) cho biết tỷ lệ DL – Meth hoặc dl-methionyl-dl-methionine (dl-Met-Met) trong khẩu phần bằng 0,30% cho tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ cơ ngực cao nhất tương ứng với 87,37% và 26,07%.
P. Xie và cs (2016) đã thử nghiệm các loại hình thức ăn hạt và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho chim bố mẹ và cho biết khả năng thu nhận thức ăn của chim khác nhau giữa loại hạt từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của chim ra ràng lúc 28 ngày tuổi. Chim bố mẹ thu nhận nhiều nhất với khẩu phần chứa thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên và khối lượng của chim ra ràng lúc 28 ngày tuổi cũng cao hơn các lô còn lại. Tác giả cũng cho biết thêm các loại thức ăn hạt và thức ăn hỗn hợp dạng viên không ảnh hưởng đến tỷ lệ các cơ của chim con lúc 28 ngày tuổi.
Martinez-Gonzalez D. và cs (2008) đã bổ sung arginine bằng con đường tiêm vào trứng bồ câu vào ngày ấp thứ 13 và cho biết: khi bổ sung arginine vào trong trứng đã cải thiện tỷ lệ ấp nở khi ấp bằng máy ấp trứng nhân tạo. Ngoài ra, khi bổ sung sớm arginine còn cải thiện khối lượng, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ cơ ngực của bồ câu non giết thịt lúc 7 và 14 ngày tuổi.
Azhar F. Abdel Fattah và cs (2015), đã nghiên cứu các đặc tính nuôi con của một bên bồ câu bố hoặc mẹ và chỉ ra rằng bản năng nuôi con của bồ câu bố không thua kém bồ câu mẹ ở tất cả các chỉ tiêu: khối lượng cơ thể, khả năng thu nhận thức ăn, tốc độ sinh trưởng của chim non, tỷ lệ nuôi sống, hệ số chuyển hoá thức ăn... Tác giả cũng cho biết thêm các chỉ tiêu này của thấp hơn so với nhóm bồ câu non được cả bố và mẹ cùng mớm mồi, tác giả cho rằng sở dĩ như vậy là ảnh hưởng của “sữa diều” của một bên bố, mẹ không đủ cũng cấp cho con.
Mức độ có mặt của chim bố và mẹ cũng ảnh hưởng tới thành tích ấp nở. Tác giả Azhar F. Abdel Fattah (2015) cho biết tỷ lệ ấp nở của nhóm chim có cả bố mẹ cùng ấp cao hơn nhóm chỉ có một bên bố hoặc mẹ ấp.
Tỷ lệ trứng không có phôi cao vào mùa hè và mùa đông vì thời tiết quá nóng và lạnh (Levi, 1954). Trong khẩu phần có bổ sung men, làm tăng các khả năng sinh trưởng và sinh sản, cải thiện chất lượng tinh dịch của chim bồ câu để tăng tỷ lệ trứng có phôi (Mariety, 2013).
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU