Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức ấp trứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn, phương thức ấp trứng đến khả năng sản xuất của chim bồ câu nội nuôi thâm canh (Trang 36 - 38)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức ấp trứng

khác nhau đến kh năng sinh sn ca b câu

* Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Mỗi đơn vị thí nghiệm gồm có 16 gia đình (16 trống + 16 mái). Mỗi gia đình được nuôi riêng biệt để theo dõi. Mỗi lô có 3 lần lặp lại: 3 x 16 = 48 gia đình (cặp).

Đối với thí nghiệm 2, chúng tôi sử dụng chim bồ câu bắt đầu vào đẻ để theo dõi các chỉ tiêu sinh sản. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh được áp dụng như nhau, chỉ khác nhau về phương thức ấp trứng. Đối với lô đối chứng, trứng của các cặp bồ câu được ấp tự nhiên bằng chính các cặp bồ câu bố mẹ. Lô II số trứng được đẻ ra từ các cặp chim bố mẹ sẽ được thu gom toàn bộ rồi cho ấp bằng máy ấp, sử dụng các quả trứng chim bồ câu giả nhưng có kích thước và hình dáng giống y như thật để thay thế cho 24 đôi chim ấp ít nhất 12 ngày để tạo “sữa diều”, 24 đôi còn sau khi lấy trứng đi ấp được giải phóng để chuẩn bị vào chu kè đẻ tiếp theo. Khi bồ câu non nở ra sẽ đưa vào các cặp chim bố mẹ được ấp trứng giả nuôi 3,13 chim con/cặp chim bố mẹ. Như

vậy sau mỗi một chu kỳ đẻ trứng có 1/2 số chim bố mẹ ấp trứng giả chờ để nuôi con, 1/2 và số chim được giải phóng để chuẩn bị vào chu kỳ đẻ tiếp theo.

Thức ăn của chim bồ câu được sử dụng bằng khẩu phần tự phối hợp từ: ngô mảnh, khô đậu tương, gạo lứt, Premix khoáng, muối ăn, vitamin.

Bảng 2.3. Sơđồ bố trí thí nghiệm 2

Chỉ tiêu Lô I (đối chứng) Lô II (thí nghiệm)

Giống bồ câu Bồ câu nội VN

Thức ăn Tự phối trộn

Số lượng bồ câu (đôi) 48 48

Số lượng bồ câu/lô (đôi) 16 16

Số lần lặp lại 3 3

Thời gian theo dõi (tháng) 12 12

Phương thức ấp trứng (do các cTự nhiên ặp chim bố mẹấp và nuôi) Ấp bằng máy ấp trứng, Sử dụng trứng giả để cho các cặp chim bố mẹ ấp, kích thích hình thành sữa diều; mỗi cặp bố mẹ sẽ nuôi 3,13 chim non.

Bảng 2.4. Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn cho chim thí nghiệm 2 Thành phần Ngô mảnh (%) 50 Khô đậu tương (%) 30 Gạo lứt (%) 18,5 Premix khoáng (%) 1,0 Muối ăn (%) 0,5

Giá trị dinh dưỡng

Năng lượng trao đổi (Kcal) 3096,52

Protein thô (%) 19,79

Canxi (%) 2,57

Lysin (%) 1,07

Methionin (%) 0,33

* Các chỉ tiêu theo dõi của thí nghiệm 2 - Khoảng cách lứa đẻ (ngày).

- Số trứng/lứa (quả).

- Số quả trứng/ năm (quả). - Lứa đẻ/năm (lứa).

- Khối lượng trứng (g).

- Tỷ lệ nở/tổng số trứng ấp (%).

- Tỷ lệ nuôi sống (0 - 28 ngày tuổi) %. - Số chim non tách mẹ/đôi/năm (con).

- Tiêu tốn thức ăn/chim non 28 ngày tuổi (kg). - Chi phí thức ăn/lứa chim (kg).

- Chi phí thức ăn/đôi chim/năm (kg).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn, phương thức ấp trứng đến khả năng sản xuất của chim bồ câu nội nuôi thâm canh (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)