Kỹ thuật nhân giống dây Thìa canh bằng phương pháp giâm hom

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ IBA (axit indolbutylic) đến sự hình thành cây hom dây thìa canh tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 45 - 48)

* Thời vụ giâm hom:

Nước ta có hai vụ giâm hom chính là vào mùa xuân hè và mùa thu đông. Mùa xuân hè nên giâm hom khi thời tiết đã ấm và cây mẹ chưa ra chồi non (tháng 2, tháng 3).

* Chuẩn bị luống giâm hom:

Cần chuẩn bị sẵn các luống nổi, giá thể có thể là đất tầng A, đất tầng B được sàng nhỏ, loại bỏ rễ cây, tạp vật.

* Xử lý giá thể:

Giá thể được xử lý bằng thuốc KMnO4 0,1% trước khi cắm hom 24h và được tưới thấm hết cả luống, trước khi giâm hom 1h tiến hành tưới rửa bằng nước sạch rồi mới tiến hành cắm hom.

* Kỹ thuật lấy hom:

Lấy hom ở thân cây mẹ 3 năm tuổi trở lên, lấy từ đoạn gốc đến hết phần bánh tẻ của thân, không lấy phần ngọn non. Chọn những đoạn thân có đường kính từ 3mm trở lên, mỗi đoạn hom cắt dài 20 - 25cm và tỉa bỏ hết lá.

Hom cắt đến đâu nên giâm ngay đến đó, trường hợp phải vận chuyển đi xa thì xếp hom vào các hộp, bẹ chuối buộc chặt và đặt trong các bao tải đã nhúng nước.

Đầu hom cắt vát nghiêng một góc 450 dùng dao hoặc kéo cắt hom sắc cắt để tránh dập nát và tạo bề mặt nghiêng dễ tiếp xúc với thuốc kích thích hơn khi xử lý tạo điều kiên cho hom hút nước tốt, thuận tiện cho việc hình thành mô sẹo thúc đẩy hom ra rễ.

Hom cắt được để theo chiều từ gốc đến ngọn, 3 loại hom gốc, bánh tẻ, ngọn được để khác nhau, để khi cắm thao tác nhanh tiện cho việc phân ô thí nghiệm.

Toàn bộ hom cắt xong được cho vào chậu nước rửa sạch sau đó vớt ra để ráo nước rồi tiếp tục ngâm hom đã cắt vào thuốc xử lý nấm VIBEN-C hoăc

Benlat, thuốc tím nồng độ 0,05 %, để xử lý nấm cho hom giâm khoảng 10 phút, sau đó vớt ra rửa qua bằng nước sạch để ráo hom thì tiến hành xử lý bằng thuốc kích thích ra rễ.

Khi chuẩn bị sẵn các luống nổi đánh rạch sâu 10cm ngang trên mặt luống, rạch nọ cách rạch kia 25- 30cm. Đặt hom vào rạch theo chiều nghiêng 600, hom nọ cách hom kia khoảng 8-10cm rồi phủ đất mịn 2 - 3cm và nén chặt.

* Làm giàn che: Giàn che được làm chắc chắn, phải cao từ 1.8 - 2m để không bị vướng khi đi lại chăm sóc cây. Giàn che được phủ bằng lưới đen che nắng và giữ ẩm cho đất, bảo vệ hom khỏi những tác động của nhiệt độ vào những ngày nắng gắt. Tạo môi trường có ánh sáng tán xạ 40 - 50% ánh sáng toàn phần cho khả năng ra rễ của hom được thuận lợi.

* Làm vòm che:

Trên luống cắm hom làm vòm che uốn theo hình vòm cung cao 1m dài 2m cách nhau 0.8 - 1m chạy dài cho hết luống. Vòm che được làm bằng tre và được phủ nilon trắng để ánh sáng dễ dàng lọt qua để đảm bảo cho hom đủ ánh sáng để quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ để nuôi cây. Vòm che được che kín cả luống hom giữ ẩm cho giá thể, hạn chế sự thoát hơi nước của hom, để hom tránh bị khô héo. Vòm che vừa đủ rộng để nilon không chạm vào hom gây ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom.

* Chăm sóc hom giâm:

Trong quá trình chăm sóc vấn đề quan trọng nhất là làm sao giữ được nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho luống hom. Không được để khô mất nước, giúp hom có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho việc hình thành mô sẹo trong giai đoạn đầu và hình thanh rễ trong giai đoạn tiếp theo. Do hom giâm của chúng ta nằm trong vòm che nilon nên việc mở vòm che trong giai đoạn đầu cần hạn chế nhưng vẫn luôn đảm bảo nhiệt độ trong luống hom không quá nóng so với nhiệt độ bên ngoài. Hàng ngày dùng bình phun sương tưới ở dạng sương mù nhằm

bổ sung lượng nước đồng thời làm giảm nhiệt độ phía trong vòm che tạo ra nhiệt độ khoảng 28 - 300C đây là nhiệt độ thích hợp cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển một cách tự nhiên.

Hom sau khi cắm phải tưới đủ ẩm 2 lần/ngày trong 20 - 25 ngày đầu, dùng bình phun sương để tưới cho hom giâm. Sau 25 ngày có thể bỏ dần vòm che vào lúc chiều tối và lúc mát trời. Sau 35 ngày thì bỏ hẳn vòm che.

Cây hom giống được xuất vườn đem trồng khi chồi thứ cấp đạt chiều cao 20 - 25 cm, có 5 - 6 cặp lá trở lên và rễ dài 5 -7cm.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ IBA (axit indolbutylic) đến sự hình thành cây hom dây thìa canh tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 45 - 48)