Tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ IBA (axit indolbutylic) đến sự hình thành cây hom dây thìa canh tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 31 - 32)

Cây Thìa canh có tên khoa học là Gymnema sylvestre, là loài cây thân thảo, cao 6-10 m, nhựa mủ màu trắng. Thân có lóng dài 8-12 cm, đường kính 3mm, có lỗ bì thưa. Lá có phiến bầu dục, trứng ngược, dài 6-7 cm, rộng 2,5-5 cm, đầu nhọn, có mũi, gân phụ 4-6 cặp, rõ ở mặt dưới, nhăn lúc khô; cuống dài 5-8 mm. Hoa nhỏ, màu vàng, xếp thành xim dạng tán ở nách lá, cao 8 mm, rộng 12-15 mm; đài có lông mịn và rìa lông; tràng không lông ở mặt ngoài, tràng phụ là 5 răng. Quả dài 5,5 cm, rộng ở nửa dưới; hạt dẹp, lông mào dài 3 cm. Thường mọc trong các bờ bụi, hàng rào tại một số nơi ở miền Bắc Việt Nam như Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hoá,...

Năm 2007, Tiến sĩ Trần Văn Ơn cùng các cộng sự đã tiến hành thu mẫu tại miền Bắc Việt Nam xử lí và thí nghiệm nghiên cứu khả năng hạ đường huyết trên chuột nhắt trắng khỏe mạnh. Kết thúc thí nghiệm và phân tích số liệu, Tiến sĩ và cộng sự kết luận: “Cây Thìa canh có nguồn gốc Việt Nam cũng có tác dụng hạ đường huyết như cây thìa canh có nguồn gốc ở các nước khác trên thế giới”. Nhận thấy đây là loài thuốc quý, Tiến sĩ đã đem về trồng thử nghiệm tại xã Yên Ninh - Phú Lương - Thái Nguyên và bước đầu nhận thấy đây là loài cây sinh trưởng nhanh, chịu hạn, nếu có thể thương mại hóa được loài cây này có thể sẽ là một hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Hiện tại

chưa có nghiên cứu khoa học nào về quy trình kỹ thuật gây trồng và đánh giá nhu cầu đưa cây thìa canh vào hệ thống cây trồng trong nông nghiệp ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ IBA (axit indolbutylic) đến sự hình thành cây hom dây thìa canh tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)