2.5.1. Đặc điểm – vị trí địa hình, đất đai khu vực nghiên cứu
Vườm ươm của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thuộc tổ 10 – xã Quyết Thắng - Thành phố Thái Nguyên.
- Phía Bắc giáp với phường Quán Triều. - Phia Nam giáp với phường Thịnh Đán. - Phía Tây giáp với xã Phúc Hà
- Phía Đông giáp với khu dân cư trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
2.5.2. Địa hình
Địa hình chủ yếu của xã là đồi núi bát úp không có núi cao. Độ dốc trung bình 10 – 15º, độ cao trung bình 50 - 70m, địa hình thấp dần từ Tây bắc xuống Đông Nam
Vườm ươm khoa lâm nghiệp thuộc trung tâm thực hành thực nghiệm của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Nằm ở khu vực chân đồi, hầu hết đất ở đây là loại đất Feralit phát triển trên đá Sa thạch. Do vườm ươm mới chuyển về đây nên đất lấy để hoạt động đóng bầu gieo cây là đất mặt ở dồi tương đối tốt.
Bảng 2.1 Kết quả phân tích mẫu đất
Độ sâu tầng
đất (cm)
Chỉ tiêu Chỉ tiêu dễ tiêu/100g đất Mùn N P2O5 K2O N P2O5 K2O PH 1-10 1.776 0.024 0.241 0.035 3.64 456 0.90 3.5 10-30 0.670 0.058 0.211 0.060 3.06 12 0.44 3.9 30-60 0.711 0.034 0.131 0.107 0.107 3.04 3.05 3.7
(Nguồn: theo số liệu phân tích đất của trường ĐHNL Thái Nguyên)
Theo kết quả phân tích mẫu đất của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tại vườn ươm thì chúng ta có thể thấy:
- Độ PH của đất thấp chứng tỏ đất ở đây chua.
- Đất nghèo mùn, hàm lượng N, P2O5 ở mức thấp. Chứng tỏ đất nghèo dinh dưỡng.
2.5.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Do vườm ươm nằm trong khu vực thành phố Thái Nguyên nên nó mang đầy đủ tính chất khí hậu chung của Thành phố.
Thuận lợi: Khí hậu nóng ẩm mua nhiều, lượng mua lớn, độ ẩm cao, nhiệt độ thích hợp tạo điều kiện cho cây hom sinh trưởng phát triển nhanh.
Khó khăn: do mùa đông lạnh kéo dài nên khó tiến hành giâm hom trong mùa đông. Khí hậu nóng ẩm mua nhiều nên có nhiều sâu bệnh hại. Vào mùa mưa, lượng mưa lớn gây ra hiện tượng rưa trôi chất dinh dưỡng gây ảnh hưởng đến chất lượng cây hom.
Kết quả chỉ tiêu một số yêu tố khí hậu 5 tháng đầu năm 2020 tại tỉnh Thái Nguyên:
Bảng 2.2: Một số yếu tố khí hậu 5 tháng đầu năm 2020 tại tỉnh Thái Nguyên
Chỉ tiêu Đặc trưng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Nhiệt độ Trung bình 17.5 19.3 21.8 25.3 29.98 Cao nhất 21.74 22.39 24.48 28.93 33.94 Thấp nhất 13.42 16.22 19.16 21.73 26.03 Mưa 50 52 75 134 297 Độ ẩm Trung bình 73 82 80 83 84 Thấp nhất 61 50 34 43 49 Bốc hơi 45.7 84.5 86.5 91.4 109.6 Giờ nắng 36 49 50 150 165
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là: hom cây Thìa canh.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc kích thích ra rễ IBA (Axit Indolbutylic) đến sự hình thành cây hom Dây thìa canh
(Gymnema sylvestre (retz.) R. Br. Ex schult)tại vườn ươm trường trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
3.2. Thời gian nguyên cứu
- Thời gian: Từ tháng 2 năm 2020 đến tháng 6 năm 2020. - Giâm hom Dây thìa canh vào 01/05/2020.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Đánh giá tỷ lệ sống của hom dây thìa canh 3.3.2. Đáng giá tỷ lệ ra rễ của hom dây thìa canh 3.3.3. Đánh giá tỷ lệ ra chồi của hom dây thìa canh
3.3.4. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhân giống Dây thìa canh bằng giâm hom dựa trên kết quả nghiên cứu
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các bước tiến hành
3.4.1. Phương pháp kế thừa và chọn lọc
Kế thừa những tài liệu có sẵn về địa điểm nghiên cứu (điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa hình….), một số đặc điểm nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Kết quả nghiên cứu được sử dụng toán thống kê trong Lâm Nghiệp để kiểm tra kết quả.
3.4.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ thuốc kích thích ra rễ IBA đến khả năng ra rễ của hom cây Dây thìa canh.
Thí nghiệm với IBA được thực hiện với 6 công thức, 3 lần nhắc lại, ở các nồng độ thuốc:
Công thức I: IBA nồng độ 300ppm Công thức II: IBA nồng độ 500ppm Công thức III: IBA nồng độ 750ppm Công thức IV: IBA nồng độ 1000ppm Công thức V: IBA nồng độ 1500ppm
Công thức VI: Không xử lý thuốc (Đối chứng)
Các công thức trong thí nghiệm đồng đều về các điều kiện thí nghiệm khác nhau về nồng độ thuốc.
Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ:
Nhắc lại Công thức thí nghiệm
1 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6
2 CT6 CT5 CT4 CT3 CT2 CT1
3 CT3 CT2 CT1 CT6 CT5 CT4
Hình 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
3.4.2.2. Chỉ tiêu theo dõi
Quá trình thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ đến sự hình thành rễ của hom, tôi tiến hành thu thập các chỉ tiêu về số hom sống theo định
kỳ 10, 20, 30 ngày sau khi giâm hom và tỉ lệ sống, số hom ra chồi, số hom ra rễ, số rễ/hom, chiều dài rễ ở cuối đợt thí ngiệm theo các mẫu biểu.
3.4.2.3. Chuẩn bị vật liệu thí nghiệm. a. Vật liệu thí nghiệm
- Vật tư dùng cho thí nghiệm gồm: kéo cắt cành, dao cắt hom, chậu nhựa, thuốc chống nấm, thuốc kích thích, thuốc xử lý giá thể, bình phun sương.
- Thuốc tím (KMnO4) dùng để xử lý giá thể với nồng độ 1%, phun trực tiếp vào giá thể cấy cây hom.
- Sử dụng Redomin Gold để xử lý hom giâm ngay khi cắt hom xong và chống thoát hơi nước bằng cách ngâm vào chậu dung dịch pha theo nồng độ trên nhãn.
- Giá thể là đất được đóng vào bầu cỡ 9x12cm
Hình 3.2 : Bầu dây thìa canh
- Hóa chất IBA(Axit Indolbutyric) ở nồng độ: 300ppm, 500ppm,
Hình 3.3: Nồng động IBA
-Lấy hom xa nơi tiến hành thí nghiệm nên công tác bảo quản cành giâm hom phải cẩn thận.
- Cắt hom và giâm hom: Hom được cắt bằng kéo sắc, tránh cho hom không bị dập nát. Việc cắt hom được tiến hành vào buổi sáng, hom cắt xong được ngâm vào nước, để nơi giâm mát và dùng ngay. Kích thước hom cắt dài 10 - 15cm (hom ngọn). Phần gốc của hom giâm được cắt vát 450.
Hom đã cắt được ngâm vào dung dung dịch thuốc tím nồng độ 0,05% trong thời gian 10 phút, sau đó vớt hom ra khay cho ráo nước. Khi giâm hom, chấm gốc hom vào thuốc kích thích ra rễ sao cho thuốc phủ kín mặt gốc của hom và cấy ngay vào luống.
Hình 3.5: Xử lý hom Dây thìa canh trước khi giâm
- Chăm sóc hom giâm: Sau khi giâm, phun nước tưới hom cho mặt lá đủ ướt và phủ kín luống giâm hom bằng nilon để giữ ẩm.
Hom được tưới phun hàng ngày bằng bình phun hoặc odoa với nguyên tắc: Đảm bảo lá và ngọn hom không bị héo, nền giâm hom không bị úng nước. Vì vậy tuỳ theo điều kiện thời tiết của từng ngày và thời tiết của từng buổi sáng, trưa, chiều trong mỗi ngày mà điều chỉnh khoảng thời gian giữa hai lần tưới cho phù hợp.
Thời kỳ hom sắp ra rễ cần nhiều nước, do đó cần tưới nhiều lần. Sau khi hom đã ra rễ thì giảm số lần tưới.
3.4.3. Phương pháp xử lí số liệu
Căn cứ vào kết quả thu thập trong quá trình tiến hành thí nghiệm, chỉnh lý và tính toán. Số liệu được xử lý theo phương pháp thông thường và phương pháp thống kê toán học.
+ Tỷ lệ hom sống = ( ∑ số hom sống/ ∑ số hom thí nghiệm) ×100% + Tỷ lệ hom ra rễ = (∑ số hom ra rễ/ ∑ số hom thí nghiệm) ×100% + Chiều dài rễ trung bình = ∑ chiều dài rễ / ∑ số hom thí nghiệm + Số rễ trung bình = (∑ số rễ/ ∑ số hom ra rễ)
+ tỉ lê hom ra chồi = (∑ số hom ra chồi/ ∑ số hom thí nghiệm) ×100% + chiều dài chồi TB= ∑ chiều dài chồi / ∑ số hom thí nghiệm + Số chồi TB= (∑ số chồi/ ∑ số hom ra chồi)
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ hom sống qua các công thức thí nghiệm
Tỷ lệ sống của các hom rất quan trọng, nó thể hiện sức sống của các hom và khả năng ra rễ của hom.
Bảng 4.1 Tỷ lệ sống của hom Dây thìa canh qua các công thức thí nghiệm Từ ngày 10 đến ngày thứ 30
Công thức
Tổng số hom
Số ngày theo dõi
10 ngày 20 ngày 30 ngày
Hom sống Tỷ lệ (%) Hom sống Tỷ lệ (%) Hom sống Tỷ lệ (%)
CT1 60 45 75 42 70 42 70 CT2 60 48 80 46 76,67 45 75 CT3 60 59 98,33 58 96,67 56 93,33 CT4 60 53 88,33 52 86,67 49 81,67 CT5 60 40 66,67 40 66,67 38 63,33 ĐC 60 44 73,33 40 66,67 39 65
Hình 4.1. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ sống của hom thìa canh qua các công thức thí nghiệm
0 20 40 60 80 100 120 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 ĐC Số ho m t hí ng hiệm s ống Công thức thí nghị 10 ngày 20 ngày 30 ngày
Từ kết quả bảng 4.1 và đồ thị 4.1 cho thấy tỷ lệ hom sống ở mỗi công thức thí nghiệm đã giảm dần theo thời gian. Tính bình quân chung thì ở giai đoạn kể từ khi giâm hom sau 10 ngày tỷ lệ sống là 98,33% nhưng đến giai đoạn 20 ngày là 96,67% và đến 30 ngày chỉ còn 93,33%.
Cũng từ bảng 4.1 cho thấy ở công thức 3 (nồng độ thuốc 750 ppm) cho tỷ lệ sống cao nhất: 10 ngày là 98,33%; 20 ngày là 96,67% và 30 ngày là 93,33%, trong khi đó công thức 5 cho tỷ lệ hom sống thấp: 10 ngày là 66,67%; 20 ngày là 66,67% và 30 ngày là 63,33%.
Vì vậy khi tiến hành giâm hom cây Dây thìa canh ta nên sử dụng thuốc kích thích ra rễ IBA với nồng độ 750ppm để tăng tỷ lệ ra rễ của hom nhằm tăng khả năng ra rễ của hom giâm.
4.2. Tỷ lệ ra rễ của hom Dây thìa canh cuối đợt thí nghiệm
Trong nhân giống vô tính tỷ lệ ra rễ của hom giâm rất quan trọng vì nó thể hiện sự thành công hay thất bại của việc nghiên cứu và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng xuất vườn của cây con.
Bảng 4.2: Tỷ lệ ra rễ của hom Dây thìa canh
Công thức thí nghiệm Số hom thí nghiệm Số hom ra rễ Tỷ lệ ra rễ (%) Số rễ trung bình/hom Chiều dài rễ trung bình/hom (cm) Chỉ số ra rễ CT1 60 42 70 3,55 0,8 2,84 CT2 60 45 75 3,2 0,74 2,37 CT3 60 56 93,33 3,93 0,82 3,22 CT4 60 49 81,67 3,2 0,88 2,82 CT5 60 38 63,33 3,0 0,89 2,67 ĐC 60 39 65 2,16 0,59 1,27
Nhìn vào bảng 4.2 ta có thể thấy tỷ lệ ra rễ của cây Dây thìa canh ở các công thức khác nhau là khác nhau.
- Với chỉ tiêu tỷ lệ ra rễ của hom giâm thì công thức 3 cho tỷ lệ cao nhất với 93,33% và thấp nhất là của công thức 5 với tỷ lệ ra rễ là 63,33%.
- Chỉ tiêu số rễ trung bình/hom:
Cao nhất với công thức 3 với 3,93 rễ/hom Thấp nhất với công thức ĐC với 2,16 rễ/hom - Chỉ tiêu chiều dài trung bình rễ/hom:
Cao nhất với công thức 5 là 0,89cm/hom Thấp nhât với công thức ĐC là 0,59cm/hom - Chỉ tiêu chỉ số ra rễ:
Cao nhất với công thức 3 là 3,22 Thấp nhất với công thức ĐC là 1,27
Hình 4.2. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ ra rễ của hom thìa canh qua các công thức thí nghiệm
70 75 93.33 81.67 63.33 65 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 ĐC Tỷ lệ % hom ra rễ Số hom ra rễ Tỷ lệ ra rễ (%)
Hình 4.3: Ra rễ của hom Dây thìa canh khi sử dụng IBA
Qua các chỉ tiêu đánh gia trên ta có thể thấy công thức thí nghiệm thứ 3: IBA 750 ppm + hom Dây thìa canh đem lại hiệu quả cao nhất trong các công thức thí nghiệm. Vì vậy khi tiến hành giâm hom cây Dây thìa canh ta nên sử dung chất kích thích IBA nồng độ 750ppm để cho tỷ lệ ra rễ cao nhất.
4.3. Tỷ lệ ra chồi của hom Dây thìa canh cuối đợt thí nghiệm
Sau khi giâm hom được 30 ngày thì đã bắt đầu xuất hiện chồi. Các hom ra chồi rải rác ở tất cả các công thức. Ở cuối đợt thí nghiệm có một số hom ra rễ nhưng chưa ra chồi (mới chỉ nhú mầm chồi) và cũng có một số hom có chồi nhưng lại không ra rễ, ta có thể thấy được là tỷ lệ ra chồi ở hom giâm Dây thìa canh ở cuối đợt thí nghiệm thấp hơn so với tỷ lệ ra rễ (bảng 4.3)
Bảng 4.3: Tỷ lệ ra chồi của hom Dây thìa canh
Công thức thí nghiệm Số hom TN Số hom ra chồi Tỷ lệ ra chồi (%) Số chồi trung bình/hom Chiều dài chồi trung bình/hom (cm) CT1 60 42 70 1,62 1,97 CT2 60 45 75 1,47 2,14 CT3 60 56 93,33 2,21 1,75 CT4 60 49 81,67 1,71 1,59 CT5 60 38 63,33 1,58 1,69 ĐC 60 18 30 1,83 0,73
Nhìn vào bảng 4.3 ta có thể thấy tỷ lệ ra chồi của cây Dây thìa canh ở các công thức thí nghiệm là khác nhau.
- Với chỉ tiêu tỷ lệ ra chồi thì công thức 3 cho tỷ lệ cao nhất là 93,33% và thấp nhất ở công thức ĐC với 30%.
- Với chỉ tiêu số chồi trung bình/hom thì công thức 3 kết quả cao nhất với 2,21 và thấp nhất ở công thức 2 với 1,47.
- Với chỉ tiêu chiều dài chồi trung bình/hom thì công thức 2 cho kết quả cao nhất với 2,14 và thấp nhất là công thức ĐC với 0,73cm.
Hình 4.4: Ra chồi của hom Dây thìa canh ở các công thức thí nghiệm
Kết quả theo dõi về khả năng ra chồi ở các công thức thí nghiệm cho thấy ảnh hướng của chất kích thích ra rễ ở các nồng độ khác nhau không ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ ra chồi của hom giâm.
Hình 4.5. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ ra chồi của hom thìa canh qua các công thức thí nghiệm
42 45 56 49 38 18 70 75 93.33 81.67 63.33 30 0 20 40 60 80 100 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 ĐC Tỷ lệ % hom ra chồi Số hom ra chồi Tỷ lệ ra chồi (%)
4.4. Kỹ thuật nhân giống dây Thìa canh bằng phương pháp giâm hom
* Thời vụ giâm hom:
Nước ta có hai vụ giâm hom chính là vào mùa xuân hè và mùa thu đông. Mùa xuân hè nên giâm hom khi thời tiết đã ấm và cây mẹ chưa ra chồi non (tháng 2, tháng 3).
* Chuẩn bị luống giâm hom:
Cần chuẩn bị sẵn các luống nổi, giá thể có thể là đất tầng A, đất tầng B được sàng nhỏ, loại bỏ rễ cây, tạp vật.
* Xử lý giá thể:
Giá thể được xử lý bằng thuốc KMnO4 0,1% trước khi cắm hom 24h và được tưới thấm hết cả luống, trước khi giâm hom 1h tiến hành tưới rửa bằng nước sạch rồi mới tiến hành cắm hom.
* Kỹ thuật lấy hom:
Lấy hom ở thân cây mẹ 3 năm tuổi trở lên, lấy từ đoạn gốc đến hết phần bánh tẻ của thân, không lấy phần ngọn non. Chọn những đoạn thân có đường kính từ 3mm trở lên, mỗi đoạn hom cắt dài 20 - 25cm và tỉa bỏ hết lá.
Hom cắt đến đâu nên giâm ngay đến đó, trường hợp phải vận chuyển đi xa thì xếp hom vào các hộp, bẹ chuối buộc chặt và đặt trong các bao tải đã nhúng nước.
Đầu hom cắt vát nghiêng một góc 450 dùng dao hoặc kéo cắt hom sắc cắt để tránh dập nát và tạo bề mặt nghiêng dễ tiếp xúc với thuốc kích thích hơn khi xử lý tạo điều kiên cho hom hút nước tốt, thuận tiện cho việc hình thành mô sẹo thúc đẩy hom ra rễ.
Hom cắt được để theo chiều từ gốc đến ngọn, 3 loại hom gốc, bánh tẻ, ngọn