Kết quả tiêm phòng vaccine 6 tháng đầu năm 2015 tại các địa phương lấy mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành virus cúm a trên vịt tại các chợ bán gia cầm sống và xác định các yếu tố nguy cơ làm phát sinh, lây lan dịch cúm gia cầm tại tỉnh quảng ngãi (Trang 56 - 58)

mẫu giám sát virus cúm gia cầm

Vaccine là một chế phẩm sinh học trong đó chứa chính mầm bệnh hoặc kháng nguyên của mầm bệnh gây ra bệnh đó. Nếu là mầm bệnh thì phải được làm vô hoạt hoặc nhược độc bằng các yếu tố vật lí, hóa học và sinh học. Khi sử dụng vaccine cho động vật, vaccine sẽ tạo ra một đáp ứng miễn dịch chủ động giúp động vật chống lại được sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng. Chính vì lẽ đó mà để phần nào hạn chế sự lưu hành virus cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, hàng năm Chi cục thú y triển khai hai đợt tiêm phòng: Đợt I vào tháng 3 và tháng 4, đợt II vào tháng 9 và tháng 10. Từ năm 2012 đến nay Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo tiêm phòng vaccine cho vịt và chỉ tiêm cho gà khi có dịch xảy ra để khống chế dịch.

Trong nghiên cứu này, việc điều tra tình hình tiêm phòng vaccine cúm gia cầm H5N1 đã được thực hiện nhằm xác định mối quan hệ giữa tỷ lệ tiêm phòng vaccine và sự lưu hành virus. Kết quả điều tra tình hình tiêm phòng tại một số địa phương lấy mẫu giám sát 6 tháng đầu năm 2015 được thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Kết quả tiêm phòng vaccine cúm gia cầm 6 tháng đầu năm 2015

Địa phương Tổng đàn vịt (con)

Số vịt tiêm được (con)

Tỷ lệ (%) Loại vaccine <5 tuần tuổi >5 tuần tuổi Cộng Bình Sơn 180.000 69.700 54.400 124.100 68,94 Re-6 Sơn Tịnh 90.000 54.000 5.500 59.500 66,11 Re-6 Thành phố 90.000 8.760 49.120 57.880 72,35 Re-6

Tư Nghĩa 150.140 45.000 56.250 101.250 67,44 Re-6 Nghĩa Hành 120.000 56.000 32.000 88.000 73,33 Re-6

Mộ Đức 160.000 68.700 54.900 123.600 77,25 Re-6

Đức Phổ 89.000 45.000 17.500 62.500 70,22 Re-6

Tổng cộng 879.140 347.160 269.670 616.830 70,16

Qua bảng 3.3, chúng ta thấy rằng:

Trong các địa phương nghiên cứu, Mộ Đức tiêm phòng vaccine cúm gia cầm là cao nhất. Thành phố Quảng Ngãi phòng thấp nhất. Gia cầm không được tiêm phòng vaccine thì cơ thể không hình thành đáp ứng miễn dịch chủ động. Do đó, khi có sự lưu hành của mầm bệnh nguy cơ nhiễm bệnh của những con này là rất cao.

Qua điều tra hồi cứu tại các địa phương chúng tôi thấy rằng các huyện Sơn Tịnh và huyện Nghĩa Hành là các địa phương thường xuyên xảy ra dịch cúm gia cầm. Số liệu điều tra thực tế cho thấy tỷ lệ tiêm phòng càng cao thì khả năng mắc bệnh hay tỷ lệ lưu hành virus cúm gia cầm tại địa phương đó càng giảm. Tuy nhiên điều này chỉ mang tính tương đối bởi lẽ trong số những con tiêm phòng có những con đạt tỷ lệ bảo hộ nhưng ngược lại cũng có những con không có khả năng bảo hộ.

Mặt khác, do hình thức chăn nuôi gia cầm tại Quảng Ngãi nói chung và các địa phương được khảo sát nói riêng còn nhỏ lẻ, không tập trung, có sự bổ sung thêm đàn sau khi tiêm vaccine. Vì vậy việc tiêm phòng vaccine không triệt để. Bên cạnh đó, ý thức của người dân về phòng bệnh cho vật nuôi cũng có phần hạn chế

nên dịch bệnh vẫn thường xảy ra và công tác phòng, chống dịch bệnh vẫn đang gặp phải những khó khăn, tồn tại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành virus cúm a trên vịt tại các chợ bán gia cầm sống và xác định các yếu tố nguy cơ làm phát sinh, lây lan dịch cúm gia cầm tại tỉnh quảng ngãi (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)