3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực ti ễn của đề tài
1.9.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng xử lý 1-MCP nhằm điều tiết sự tổng hợp
ethylene trên thế giới và ở Việt Nam có liên quan đến đề tài
1.9.2.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng xử lý 1-MCP trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tác động của 1-MCP đến thời
hạn bảo quản rau quả tươi sau thu hoạch như:
Kết quả thực nghiệm của Jeong và cs (2002) khi đánh giá tác động của 1-MCP
đến các quá trình sinh lý xảy ra sau thu hoạch trên quả bơ cho thấy: chất lượng quả
không thay đổi trong 12 ngày bảo quản đầu tiên khi quả được xử lý 1-MCP ở nồng độ
0,45 µl.l-1 trong 24 giờ ở nhiệt độ 20oC [52].
Bên cạnh đó, Adkins và cs (2005) cũng đã nghiên cứu trì hoãn sự chín của quả
bơ bằng chất 1-MCP tại Australia [29]. Trong cùng năm đó, ở New Zealand, Allan và
cs (2005) đã tìm hiểu 1-MCP giúp giảm các tổn thương hóa lý trong quá trình bảo
quản quả bơ ‘Hass’ [31].
Nghiên cứu mới đây nhất của Choi và cs (2008) đã tiến hành ngâm cà chua ở
các nồng độ 50, 200, 400, 600 ppb trong 1 phút và bảo quản ở 20oC, đã xác định được
rằng ở nồng độ 600 ppb đã làm ức chế cường độ hô hấp, sản sinh ethylene, màu sắc bề
mặt cũng như hoạt tính của lycopene và polygalacturonase (PG) [42].
Năm 2010, tác giả Marcio đã nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ dung dịch 1-
MCP (225, 450, 900 ppb) xử lý trong 1 hoặc 2 phút ở 20oC đến 2 giống bơ ‘Booth7’
và ‘Booth8’. Kết quả cho thấy việc ngâm trong dung dịch 1-MCP đã trì hoãn được sự thay đổi màu vỏ quả và làm chậm sự hô hấp và sản sinh ethylene. Tuy nhiên, nồng độ
900 ppb lại gây ra sự chín không đều trong quả bơ [65].
Kết quả nghiên cứu của tác giả Xuewen và cs (2011) trên đối tượng quả mướp
Hami cho thấy: xử lý 1-MCP tại nồng độ 1 ppm đã làm giảm đáng kể cường độ sản
sinh ethylene, ức chế sự tích tụ của acid 1-aminocyclopropane-1-cacboxylic (ACC) và duy trì hoạt động thấp hơn của ACC synthase và ACC oxydase [78].
Nghiên cứu được công bố gần đây nhất của tác giả 1Berry và cs (2015) cho thấy
xử lý 1-MCP nồng độ 75 μg/l trong 1 phút trên quả bơ ‘Monroe’ bằng cách ngâm quả
trong dung dịch 1-MCP đã kéo dài thời gian đạt đỉnh hô hấp thêm 6 ngày so với mẫu
không xử lý [34].
1.9.2.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng xử lý 1-MCP ở Việt Nam
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Nam và cs (2012) cho thấy bơ xông chế
phẩm 1-MCP 500 ppm trong thời gian 13 giờ 30 phút và bảo quản ở nhiệt độ thường
(25 - 30oC), độ ẩm 85 - 90% có chất lượng tốt nhất, tỷ lệ tổn thất nhất so với các mẫu
Trên đối tượng quả vải thiều, kết quả thực nghiệm của Nguyễn Phan Thiết và Nguyễn Thị Bích Thủy (2012) khi xông 1-MCP trong 12 giờ ở nồng độ 600 ppb cho thấy hao hụt khối lượng tự nhiên của quả đã được hạn chế đáng kể. Bên cạnh đó, xử lý còn giữ được chất lượng vải tốt hơn so với quả không xử lý và xử lý ở các nồng độ khác [20].
Nguyễn Đắc Quỳnh Anh (2014), khi xử lý 1-MCP bằng phương pháp xông ở nồng
độ 300 ppb kết hợp với bảo quản ở 8oC, độ ẩm tương đối 85 - 90% đã kéo dài thời gian
bảo quản quả bơ đến 26 ngày so với chỉ 5 ngày khi bảo quản ở điều kiện thường [1].
Vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành khảo sát ảnh hưởng của nồng
độ xử lý 1-MCP (450 ppb, 480 ppb, 500 ppb và 540 ppb) đến quá trình sinh tổng hợp
ethylene nhằm kéo dài thời hạn bảo quản quả bơ Booth7 sau thu hoạch.
Bên cạnh đó, theo tác giả Hoàng Mạnh Cường (2010) đã bước đầu đánh giá
ảnh hưởng của nhiệt độ đến bảo quản quả bơ tại Đăk Lăk, ở nhiệt độ 8oC cho thời
gian bảo quản dài nhất (18 ngày) và hao hụt trọng lượng thấp nhất (2,47%) [2]. Do đó, trong nghiên cứu này chúng tôi chọn nhiệt độ 8oC và độ ẩm 85 - 90% để bảo
quản quả bơ Booth7.