3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực ti ễn của đề tài
1.9.3. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng xử lý kết hợp AVG và 1-MCP trên thế giớ
và ở Việt Nam có liên quan đến đề tài
Mặc dù các phương pháp đã được nghiên cứu, ứng dụng khá nhiều nhưng kết
quả vẫn chưa có sự chuyển biến lớn, đột phá về mặt hiệu quả. Các nghiên cứu chỉ
mang tính riêng lẻ về tác động của mỗi chất (AVG hoặc 1-MCP). Do đó, các nhà
khoa học trên thế giới và Việt Nam cũng đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu kết hợp
các phương pháp này một cách thích hợp, vừa có tính ứng dụng vừa mang lại hiệu
quả bảo quản được cao hơn.
Hiroko Hayama và cs (2008) đã tiến hành xử lý AVG (150 mg.l-1) với cây đào
“Akatsuki” và “Kawanakajima Hakuto” đồng thời kết hợp xử lý với 1-MCP (1 l.l-1).
Kết quả là các quá trình sinh lý, hoá sinh xảy ra trong quả sau thu hoạch đều bị kìm
hãm. Điều đó có nghĩa quá trình chín bao gồm sự mềm hóa và những thay đổi về màu sắc bị ức chế nên xảy ra chậm lại. Do đó, quả vẫn duy trì được độ cứng và màu sắc sau
thu hoạch [47].
Một nghiên cứu khác của Tavallali và cs (2015) đã kết hợp xử lý AVG và 1-
MCP để nâng cao chất lượng quýt “Kinnow” trong quá trình bảo quản lạnh. Phương
pháp này sử dụng kết hợp AVG (nồng độ 250 mg/l, 500 mg/l) và 1-MCP 1 mg/l để
bảo quản kết hợp với nhiệt độ lạnh. Kết quả thu được độ cứng của quả trong thời gian
bảo quản được duy trì tốt, giảm khả năng bị tổn thương lạnh, tổn thất khối lượng quả
Hai giống táo “Royal Gala” và “Imperial Gala” được xử lý AVG với hàm lượng 120 g/ha ở thời điểm 4 tuần trước khi thu hoạch, sau đó mẫu được xử lý 1 l/l (1-MCP) vào ngày thu hoạch và bảo quản trong không khí (0,5oC) hoặc trong khí quyển kiểm
soát (CA, 1,5 kPa O2 + 2,5 kPa CO2ở mức 0,5oC). Kết quả cho thấy việc xử lý bằng
AVG làm chậm quá trình chín trên cây như giảm hàm lượng etylen, tăng độ cứng, màu
sắc vỏ quả so với mẫu đối chứng không xử lý AVG và AVG có tác dụng tốt khi xử lý
kết hợp với 1-MCP) [32].
Tuy nhiên, các công trình còn rất hạn chế, tại Việt Nam cho đến nay chỉ có
Nguyễn Ngữ và cs (2010) đã tiến hành xử lý AVG ở nồng độ 1.000 ppm vào ngày
thứ 30 trước thu hoạch kết hợp xử lý với 1-MCP 1 ppm trên đối tượng quả vú sữa;
kết quả cho phép kéo dài thời gian bảo quản đến 3 tuần, chất lượng quả có độ đồng
đều tương đối về màu sắc và trọng lượng [11].