3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực ti ễn của đề tài
1.5.3. Phương pháp bảo quản cải biến (MAP), điều chỉnh khí quyển (CA)
Bao gói trong khí quyển điều chỉnh (Modified Atmosphere Packaging) là phương
pháp đóng gói một sản phẩm dễ hư hỏng trong môi trường khí quyển có thành phần được
thay đổi khác với không khí thông thường [49]. Các loại thực phẩm đóng gói trong khí
quyển điều chỉnh thích hợp có thể kéo dài thời hạn sử dụng, nâng cao chất lượng và thuận
tiện trong quá trình phân phối.
Bơ “Hass” được bảo quản theo phương pháp MAP ở 5 - 7oC và kết quả tốt nhất
thu được với túi PE 30 µm [44]. Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Toản
và cs (2010) cho thấy khi sử dụng bao bì LDPE có chiều dày từ 25 µm đến 35 µm kết
hợp với nồng độ, thời điểm phun AVG tương thích (0,8 g/l, 78 ngày) và bảo quản ở
nhiệt độ thấp (13oC) có thể kéo dài thời gian bảo quản tươi chuối tiêu 44 - 46 ngày, so với thời gian chỉ 38 ngày khi bảo quản ở cùng điều kiện không sử dụng bao bì[23].
Phương pháp CA (Controlled Atmosphere) là phương pháp bảo quản rau quả
tươi trong môi trường khí quyển mà thành phần không khí như O2 và CO2được điều
chỉnh hay được kiểm soát khác với các khí quyển bình thường. Khí O2 và CO2 có tác
dụng trực tiếp lên quá trình sinh lý, sinh hóa của rau quả và từ đó ảnh hưởng đến thời
gian bảo quản của chúng. Nhiều nghiên cứu cho rằng, bảo quản rau quả tươi trong
thấy thời gian bảo quản tăng. Đó là sự kết hợp của 2 loại khí trên ở cùng điều kiện
nhiệt độ [6].
Qua nghiên cứu ứng dụng phương pháp CA cho một số loại trái cây của Salama (1965) cho thấy bơ được lưu trữ trong điều kiện khí quyển 5% O2, 13% CO2ở 10oC sau 5 tuần có thể bán ra thị trường [68].
Tuy nhiên, do chi phí cao và vận hành phức tạp nên phương pháp này chưa áp
dụng phổ biến trong thực tế sản xuất hiện nay ở nước ta.