Đánh giá khả năng cải tạo đất của các dòng Keo lá liềm 16 tháng tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chọn dòng keo lá liềm (acacia crassicarpa) thích hợp trồng trên vùng đất cát ven biển tỉnh thừa thiên huế và quảng nam (Trang 67 - 82)

Một yếu tố quan trọng để đánh giá chọn dòng nữa là khả năng cải tạo đất của Keo lá liềm. Keo lá liềm ngoài việc được trồng để cải thiện sinh kế, thêm thu nhập cho người dân, nó còn được trồng để phòng hộ, giữ đất, giữ cát, giữ nước… Như đã biết, rễ Keo lá liềm có các nốt sần chứa vi khuẩn cố định đạm, rất tốt cho đất, vật rơi rụng, cũng có khả năng cải tạo đất tốt. Đánh giá khả năng tạo đất thông qua việc mô tả phẫu diện đất, phân tích tính chất lý, hoá tính của đất ở các dòng nhằm so sánh chọn dòng có khả năng cải tạo đất tốt nhất.

Tỉnh Thừa Thiên Huế

a) Khối lượng nốt sần và lượng vật rơi rụng trong đất của các dòng Keo lá liềm 16 tháng tuổi trên vùng cát Thừa Thiên Huế

Để đánh giá khả năng cải tạo đất của các dòng Keo lá liềm trồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế, tiến hành đo đếm khối lượng nốt sần và lượng vật rơi rụng của các dòng Keo lá liềm 16 tháng tuổi. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.24:

Bảng 3.24. Khối lượng nốt sần và lượng vật rơi rụng của các dòng Keo lá liềm 16 tháng tuổi trồng ở Tỉnh Thừa Thiên Huế

Dòng

Nội đồng Ven biển

Khối lượng nốt sần (g/cây) Vật rơi rụng (g/m2/năm) Khối lượng nốt sần (g/cây) Vật rơi rụng (g/m2/năm) A.Cr.N.34 80,3 197,3 80,7 181,3 A.Cr.N.81 54,0 144,3 61,3 147,0 A.Cr.N.84 81,3 197,0 82,3 172,7 A.Cr.N.86 66,0 143,0 70,7 153,3 A.Cr.N.87 67,3 128,3 68,7 150,7 A.Cr.N.147 81,3 158,0 81,7 183,0 A.Cr.S.6 81,7 180,7 80,7 173,3 A.Cr.S.38 63,3 142,7 62,0 145,0 A.Cr.S.51 62,7 137,3 64,7 147,3 ĐC 52,7 131,3 52,0 129,3 Đất trống - - - - Ft 62,17 30,96 38,75 43,00 F05 2,39 2,39 2,39 2,39

0 50 100 150 200 250 A.C r.N.3 4 A.C r.N.8 1 A.C r.N.8 4 A.C r.N.8 6 A.C r.N.8 7 A.C r.N.1 47 A.C r.S.6 A.C r.S.3 8 A.C r.S.5 1 ĐC Dòng

Nội đồng Khối lượng nốt sần (g/cây)

Nội đồng Vật rơi rụng (g/m2/năm) Ven biển Khối lượng nốt sần (g/cây)

Ven biển Vật rơi rụng (g/m2/năm)

Biểu 3.5. Biểu đồ so sánh khối lượng nốt sần và lượng vật rơi rụng của các dòng Keo lá liềm 16 tháng tuổi trồng ở Tỉnh Thừa Thiên Huế

Qua bảng 3.24 cho thấy: Các dòng keo khác nhau có khối lượng nốt sần và lượng vật rơi rụng khác nhau.

- Vùng đất cát nội đồng:

+ Lượng vật rơi rụng của các dòng Keo lá liềm dao động từ 128,3g/m2/năm đến 197,3g/m2/năm. Trong đó, dòng có lượng vật rơi rụng lớn nhất là dòng A.Cr.N.34 (197,3g/m2/năm) và dòng thấp nhất là dòng A.Cr.N.87 (128,3g/m2/năm). Kết quả phân tích phương sai về lượng vật rơi rụng cho thấy Ft luôn lớn hơn F05 với F=30,96 > F05= 2,39. Điều này chứng tỏ lượng vật rơi rụng giữa các dòng Keo lá liềm đã có sự sai khác rõ rệt.

Kết quả phân tích Duncan đã xác định được 2 dòng A.Cr.N.84; A.Cr.N.34 có lượng vật rơi rụng cao nhất, biến động từ 197,0g/m2/năm - 197,3g/m2/năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá trị Sig bằng 0,96 lớn hơn 0,05, điều đó chứng tỏ không có sự sai khác về lượng vật rơi rụng giữa các dòng trong một nhóm.

+ Khối lượng nốt sần của các dòng Keo lá liềm dao động từ 52,7g/cây đến 81,7g/cây. Trong đó, dòng có khối lượng nốt sần lớn nhất là dòng A.Cr.S.6 (81,7g/cây) và dòng thấp nhất là dòng ĐC (52,7g/cây). Kết quả phân tích phương sai về khối lượng nốt sần cho thấy Ft luôn lớn hơn F05 với F=62,17 > F05= 2,39. Điều này chứng tỏ khối lượng nốt sần giữa các dòng Keo lá liềm đã có sự sai khác rõ rệt.

Kết quả phân tích Duncan đã xác định được các dòng A.Cr.N.34; A.Cr.N.84; A.Cr.N.147; A.Cr.S.6 có khối lượng nốt sần cao nhất, biến động từ 80,3g/cây - 81,7g/cây. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá trị Sig bằng 0,56 lớn hơn 0,05, điều đó chứng tỏ không có sự sai khác về khối lượng nốt sần giữa các dòng trong một nhóm.

- Vùng đất cát ven biển:

+ Lượng vật rơi rụng của các dòng Keo lá liềm dao động từ 129,3g/m2/năm đến 183,0g/m2/năm. Trong đó, dòng có lượng vật rơi rụng cao nhất là dòng A.Cr.N.147 (183,0g/m2/năm) và dòng thấp nhất là dòng ĐC (129,3g/m2/năm). Kết quả phân tích phương sai về lượng vật rơi rụng cho thấy Ft lớn hơn F05 với F1= 43,00 > F05= 2,39. Điều này chứng tỏ lượng vật rơi rụng giữa các dòng Keo lá liềm đã có sự sai khác rõ rệt.

Kết quả phân tích Duncan đã xác định được các dòng A.Cr.N.34; A.Cr.N.147 có lượng vật rơi rụng cao nhất, biến động từ 181,3g/m2/năm – 183,0g/m2/năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị Sig bằng 0,67 lớn hơn 0,05; điều đó chứng tỏ không có sự sai khác về lượng vật rơi rụng giữa các dòng trong một nhóm.

+ Khối lượng nốt sần của các dòng Keo lá liềm dao động từ 52,0g/cây đến 82,3g/cây. Trong đó, dòng có khối lượng nốt sần lớn nhất là dòng A.Cr.N.84 (82,3g/cây) và dòng thấp nhất là dòng ĐC (52,0g/cây). Kết quả phân tích phương sai cho thấy Ft lớn hơn F05 với F1= 38,75 > F05= 2,39. Điều này chứng tỏ khối lượng nốt sần giữa các dòng Keo lá liềm đã có sự sai khác rõ rệt.

Kết quả phân tích Duncan đã xác định được các dòng A.Cr.N.34; A.Cr.N.84; A.Cr.N.147; A.Cr.S.6 có khối lượng nốt sần cao nhất, biến động từ 80,7g/cây – 82,3g/cây. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị Sig bằng 0,53 lớn hơn 0,05, điều đó chứng tỏ không có sự sai khác về khối lượng nốt sần giữa các dòng trong một nhóm.

b) Khả năng cải tạo đất của các dòng Keo lá liềm 16 tháng tuổi trồng tại Tỉnh Thừa Thiên Huế

Kết quả nghiên cứu nhiệt độ và ẩm độ đất của các dòng keo được thể hiện qua bảng 3.25:

Biểu 3.6. Biểu đồ so sánh ẩm độ và nhiệt độ trong đất dưới tán rừng keo và đất trống tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 3.25. Ẩm độ và nhiệt độ trong đất dưới tán rừng keo và đất trống

Dòng

Nội đồng Ven biển

Ẩm độ (%) Nhiệt độ (o C) Ẩm độ (%) Nhiệt độ (oC) A.Cr.N.34 8,79 26,36 8,41 27,29 A.Cr.N.81 7,57 27,87 8,22 28,26 A.Cr.N.84 8,45 27,66 8,87 27,32 A.Cr.N.86 7,76 28,09 8,27 27,90 A.Cr.N.87 8,19 27,84 8,00 27,93 A.Cr.N.147 8,24 27,40 8,87 26,71 A.Cr.S.6 7,96 27,40 8,53 28,01 A.Cr.S.38 8,02 27,99 8,35 28,33 A.Cr.S.51 7,85 27,95 8,27 27,36 ĐC 7,76 29,50 7,96 29,29 Đất trống 6,89 32,39 6,71 31,68 Ft 4,57 1,98 8,14 4,48 F05 2,39 2,39 2,39 2,39

Qua bảng 3.25 và biểu 3.6 thấy rằng: - Vùng nội đồng:

+ Về nhiệt độ: Nhiệt độ trong đất của các dòng Keo lá liềm dao động từ 26,36oC đến 29,50oC. Trong đó, dòng có nhiệt độ đất lớn nhất là dòng ĐC (29,5oC) và dòng thấp nhất là dòng A.Cr.N.34 (26,36oC). Kết quả phân tích phương sai về nhiệt độ trong đất cho thấy Ft nhỏ hơn F05 với F = 1,98 < F05 = 2,39. Điều này chứng tỏ nhiệt độ trong đất giữa các dòng Keo lá liềm không có sự sai khác rõ rệt. Nhiệt độ đất ở các dòng trội Keo lá liềm thấp hơn dòng ĐC và thấp hơn so với ngoài đất trống.

+ Về ẩm độ: Ẩm độ trong đất của các dòng Keo lá liềm dao động từ 7,57% đến 8,79%. Trong đó, dòng có ẩm độ trong đất lớn nhất là dòng A.Cr.N.34 (8,79%) và dòng thấp nhất là dòng A.Cr.N.81 (7,57%). Kết quả phân tích phương sai về ẩm độ đất cho thấy Ft lớn hơn F05 với F= 4,57 > F05= 2,39. Điều này chứng tỏ ẩm độ đất giữa các dòng Keo lá liềm đã có sự sai khác rõ rệt. Ẩm độ đất ở các dòng trội Keo lá liềm cao hơn dòng ĐC và cao hơn so với ngoài đất trống.

Kết quả phân tích Duncan đã xác định được các dòng A.Cr.N.34; A.Cr.N.84 có ẩm độ đất cao nhất, biến động từ 8,45% – 8,79%. Giá trị Sig bằng 0,18 lớn hơn 0,05, điều đó chứng tỏ không có sự sai khác về ẩm độ đất giữa các dòng trong một nhóm.

- Vùng ven biển:

+ Nhiệt độ trong đất của các dòng Keo lá liềm dao động từ 26,71oC đến 29,29oC. Trong đó, dòng có nhiệt độ trong đất lớn nhất là dòng ĐC (29,29oC) và dòng thấp nhất là dòng A.Cr.N.147 (26,71oC). Kết quả phân tích phương sai về nhiệt độ trong đất cho thấy Ft lớn hơn F05 với F= 4,48 > F05= 2,39. Điều này chứng tỏ nhiệt độ trong đất giữa các dòng Keo lá liềm đã có sự sai khác rõ rệt. Nhiệt độ đất ở các dòng trội Keo lá liềm thấp hơn dòng ĐC và thấp hơn so với ngoài đất trống.

Kết quả phân tích Duncan đã xác định được 4 dòng A.Cr.N.34; A.Cr.N.84; A.Cr.N.147; A.Cr.S.51có nhiệt độ trong đất thấp nhất, biến động từ 26,71 oC – 27,40

o

C. Giá trị Sig bằng 0,18 lớn hơn 0,05, điều đó chứng tỏ không có sự sai khác về nhiệt độ trong đất giữa các dòng trong một nhóm.

+ Về ẩm độ: Ẩm độ trong đất của các dòng Keo lá liềm dao động từ 7,96% đến 8,87%. Trong đó, dòng có ẩm độ trong đất lớn nhất là dòng A.Cr.N.84; A.Cr.N.147 (8,87%) và dòng thấp nhất là dòng ĐC (7,96%). Kết quả phân tích phương sai về ẩm độ đất cho thấy Ft lớn hơn F05 với F= 8,14 > F05= 2,39. Điều này chứng tỏ ẩm độ đất giữa các dòng Keo lá liềm đã có sự sai khác rõ rệt. Ẩm độ đất ở các dòng trội Keo lá liềm cao hơn dòng ĐC và cao hơn so với ngoài đất trống.

Kết quả phân tích Duncan đã xác định được các dòng A.Cr.N.147; A.Cr.N.84 có ẩm độ đất cao nhất là 8,87%. Giá trị Sig bằng 1 lớn hơn 0,05, điều đó chứng tỏ không có sự sai khác về ẩm độ đất giữa các dòng trong một nhóm.

- Khả năng cải tạo hóa tính của các dòng Keo lá liềm

Vùng đất cát nội đồng: Kết quả phân tích hoá tính đất của các dòng Keo lá liềm được thể hiện qua bảng 3.26:

Bảng 3.26. Hoá tính đất dưới tán rừng các dòng keo trên vùng đất cát nội đồng Dòng Mùn(%) pHKCl A.Cr.N.34 0,37 5,9 A.Cr.N.81 0,38 5,7 A.Cr.N.84 0,38 5,8 A.Cr.N.86 0,36 5,8 A.Cr.N.87 0,36 6,0 A.Cr.N.147 0,36 5,6 A.Cr.S.6 0,38 5,9 A.Cr.S.38 0,36 5,9 A.Cr.S.51 0,36 5,9 ĐC 0,33 6,1 Đất trống 0,25 - Ft 4,03 1,78 F05 2,39 2,39

Biểu 3.7. Biểu đồ so sánh hàm lượng mùn trong đất dưới tán rừng các dòng keo trên vùng đất cát nội đồng

Qua bảng 3.26 cho thấy rằng: hoá tính đất ở các dòng keo khác nhau thì khác nhau: + Hàm lượng mùn trong đất của các dòng Keo lá liềm dao động từ 0,33% đến 0,38%, thuộc loại rất nghèo mùn. Trong đó, dòng có hàm lượng mùn trong đất lớn nhất là dòng A.Cr.N.81; A.Cr.N.84; A.Cr.S.6 (0,38%), dòng thấp nhất là dòng ĐC (0,33%) và cao hơn ngoài đất trống từ 0,08% - 0,13%. Kết quả phân tích phương sai về hàm lượng mùn trong đất cho thấy Ftính lớn hơn F05với Ftính = 4,03 >F05 = 2,39. Điều đó chứng tỏ hàm lượng mùn trong đất giữa các dòng Keo lá liềm có sự khác nhau rõ rệt. Hàm lượng mùn trong đất ở các dòng trội Keo lá liềm cao hơn dòng ĐC và cao hơn rất nhiều so với ngoài đất trống.

Kết quả phân tích Duncan đã xác định được các dòng A.Cr.N.86; A.Cr.N.81; A.Cr.N.87; A.Cr.S.51; A.Cr.S.38; A.Cr.N.147; A.Cr.N.84; A.Cr.N.34; A.Cr.S.6 có hàm lượng mùn cao nhất; biến động từ 0,36% – 0,38%. Giá trị Sig bằng 0,08 lớn hơn 0,05, điều đó chứng tỏ không có sự sai khác về hàm lượng mùn trong đất giữa các dòng trong một nhóm.

+ pH trong đất của các dòng Keo lá liềm dao động từ 5,6 – 6,1, đất hơi chua.Trong đó, dòng có độ pH trong đất lớn nhất là dòng ĐC (6,1) và dòng thấp nhất là dòng A.Cr.N.147 (5,6). Kết quả phân tích phương sai về độ pH trong đất cho thấy Ftính = 1,78 < F05 = 2,39. Điều đó chứng tỏ độ pH trong đất giữa các dòng Keo lá liềm không có sự sai khác rõ rệt.

- Vùng đất cát ven biển: Kết quả phân tích hoá tính đất ở các dòng Keo lá liềm được thể hiện qua bảng 3.27:

Bảng 3.27. Hoá tính đất dưới tán rừng các dòng keo trên vùng đất cát ven biển

Dòng Mùn (%) pHKCl A.Cr.N.34 0,35 6,0 A.Cr.N.81 0,35 5,7 A.Cr.N.84 0,37 5,9 A.Cr.N.86 0,35 5,9 A.Cr.N.87 0,35 5,9 A.Cr.N.147 0,37 5,8 A.Cr.S.6 0,38 5,9 A.Cr.S.38 0,34 5,9 A.Cr.S.51 0,33 5,9 ĐC 0,32 5,9 Đất trống 0,24 - Ft 13,72 1,28 F05 2,39 2,39

Biểu 3.8. Biểu đồ so sánh hàm lượng mùn trong đất dưới tán rừng các dòng keo trên vùng đất cát ven biển

Qua bảng 3.27 cho thấy rằng: Các dòng keo khác nhau có hoá tính đất khác nhau: + Hàm lượng mùn trong đất của các dòng Keo lá liềm dao động từ 0,32% đến 0,38%, thuộc loại rất nghèo mùn. Trong đó, dòng có hàm lượng mùn trong đất lớn nhất là dòng A.Cr.S.6 (0,38%), dòng đất thấp nhất là dòng ĐC (0,32%)và cao hơn ngoài đất trống từ 0,08% - 0,14%. Kết quả phân tích phương sai về hàm lượng mùn trong đất cho thấy Ftính lớn hơn F05với Ftính = 13,72 >F05 = 2,39. Điều đó chứng tỏ hàm lượng mùn trong đất giữa các dòng Keo lá liềm có sự khác nhau rõ rệt. Hàm lượng mùn trong đất ở các dòng trội Keo lá liềm cao hơn dòng ĐC và cao hơn rất nhiều so với ngoài đất trống.

Kết quả phân tích Duncan để chọn nhóm dòng Keo lá liềm tốt nhất, kết quả xác định được 3 dòng A.Cr.N.147; A.Cr.N.84; A.Cr.S.6 có hàm lượng mùn cao nhất; biến động từ 0,37% – 0,38%. Kết quả nghiên cứu cho thấygiá trị Sig bằng 0,21 lớn hơn 0,05, điều đó chứng tỏ không có sự sai khác về hàm lượng mùn trong đất giữa các dòng trong một nhóm.

+ Độ pH trong đất của các dòng Keo lá liềm dao động từ 5,7 – 6,0, đất hơi chua. Trong đó, dòng có độ pH trong đất lớn nhất là dòng A.Cr.N.34 (6,0) và dòng thấp nhất là dòng A.Cr.N.81 (5,7). Kết quả phân tích phương sai về độ pH trong đất cho thấy

Ftính nhỏ hơn F05 với Ftính = 1,28 < F05 = 2,39. Điều đó chứng tỏ độ pH trong đất giữa

các dòng Keo lá liềm không có sự sai khác rõ rệt.

Tỉnh Quảng Nam

a) Khối lượng nốt sần và lượng vật rơi rụng trong đất của các dòng Keo lá liềm 16 tháng tuổi trên vùng cát Quảng Nam

Để đánh giá khả năng cải tạo đất của các dòng Keo lá liềm trồng tại tỉnh Quảng Nam, đã tiến hành đo đếm khối lượng nốt sần và lượng vật rơi rụng của các dòng Keo lá liềm 16 tháng tuổi. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.28:

Bảng 3.28. Khối lượng nốt sần và lượng vật rơi rụng của các dòng Keo lá liềm 16 tháng tuổi trồng tại tỉnh Quảng Nam

Nội đồng Ven biển

Dòng Khối lượng nốt sần (g/cây) Vật rơi rụng (g/m2/năm) Khối lượng nốt sần (g/cây) Vật rơi rụng (g/m2/năm) A.Cr.N.34 82,0 175,0 78,3 152,3 A.Cr.N.81 65,3 154,0 62,3 140,0 A.Cr.N.84 81,7 174,3 80,3 158,3 A.Cr.N.86 66,0 139,7 71,7 135,7 A.Cr.N.87 67,3 148,7 71,7 137,7 A.Cr.N.147 81,7 181,0 81,7 163,3 A.Cr.S.6 84,3 191,7 82,3 187,7 A.Cr.S.38 64,7 166,3 62,0 145,7 A.Cr.S.51 63,0 156,3 64,7 142,3 ĐC 52,7 133,7 52,3 127,0 Ft 83,62 29,95 106,66 22,34 F05 2,39 2,39 2,39 2,39 0 50 100 150 200 250 A.C r.N .34 A.C r.N .81 A.C r.N .84 A.C r.N .86 A.C r.N .87 A.C r.N.1 47 A.C r.S.6 A.C r.S.3 8 A.C r.S.5 1 ĐC Dòng

Nội đồng Khối lượng nốt sần (g/cây)

Nội đồng Vật rơi rụng (g/m2/năm) Ven biển Khối lượng nốt sần (g/cây)

Ven biển Vật rơi rụng (g/m2/năm)

Biểu 3.9. Biểu đồ so sánh khối lượng nốt sần và lượng vật rơi rụng của các dòng Keo lá liềm 16 tháng tuổi trồng tại Tỉnh Quảng Nam

Qua bảng 3.28 cho thấy: Các dòng keo khác nhau có khối lượng nốt sần và lượng vật rơi rụng khác nhau.

- Vùng đất cát nội đồng:

+ Lượng vật rơi rụng của các dòng Keo lá liềm dao động từ 133,7 g/m2/năm đến 191,7 g/m2/năm. Trong đó, dòng có lượng vật rơi rụng lớn nhất là dòng A.Cr.S.6 (191,7 g/m2/năm) và dòng thấp nhất là dòng ĐC (133,7 g/m2/năm). Kết quả phân tích phương sai về lượng vật rơi rụng cho thấy Ft lớn hơn F05 với F = 29,95 > F05 = 2,39. Điều này chứng tỏ lượng vật rơi rụng giữa các dòng Keo lá liềm đã có sự sai khác rõ rệt. Kết quả phân tích Duncan đã xác định được 1 dòng A.Cr.S.6 có lượng vật rơi rụng cao nhất là 191,7 g/m2. Dựa vào hệ số Sig bằng 1 lớn hơn 0,05, điều đó chứng tỏ không có sự sai khác về lượng vật rơi rụng giữa các dòng trong một nhóm.

+ Khối lượng nốt sần của các dòng Keo lá liềm dao động từ 52,7 g/cây đến 84,3 g/cây. Trong đó, dòng có khối lượng nốt sần lớn nhất là dòng A.Cr.S.6 (84,3 g/cây) và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chọn dòng keo lá liềm (acacia crassicarpa) thích hợp trồng trên vùng đất cát ven biển tỉnh thừa thiên huế và quảng nam (Trang 67 - 82)