Những thách thức đối với sử dụng đất bền vững ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất tại xã đông sơn, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 25 - 26)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.2.2. Những thách thức đối với sử dụng đất bền vững ở Việt Nam

- Số lượng đất đai có hạn:

Nước ta về đất đai không rộng, diện tích tự nhiên 33.150.039ha; người đông, dân số 94,67 triệu người. Tỷ lệ diện tích đất đai trên đầu người thấp khoảng: đất tự nhiên 3.502m2, đất sản xuất nông nghiệp: 1.000m2/người (đất trồng cây hàng năm 600m2/người, trong đó đất lúa 3500m2/người; đất trồng cây lâu năm 400m2/người); đất lâm nghiệp 1.700m2/người; đất phi nông nghiệp: 300m2/người (đất chuyên dùng 100m2/người, đất ở: 70m2/người (thành thị 45m2/người, nông thôn 55m2/người); vị trí của Việt Nam so với các nước về dân số và đất đai (2014): diện tích tự nhiên: 66/217 nước trên thế giới, 5/10 nước Đông Nam Á; dân số: 13/217 nước trên thế giới, 8/10

nước Đông Nam Á; Bình quân diện tích đầu người 170/217 nước trên thế giới, 8/10 nước Đông Nam Á).

- Chất lượng đất suy giảm:

Thoái hóa là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng lớn, đặc biệt là vùng đồi núi, nơi tập trung hơn 3/4 quỹ đất, nơi cân bằng sinh thái bị phá vỡ nghiêm trọng hơn cả so với các vùng khác. Những nỗ lực cải tạo đất mới đạt được trong phạm vi hẹp.

- Sử dụng đất chưa hiệu quả, bền vững:

Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bình quân 3 năm (2007-2009) diện tích đất trồng cây hàng năm giảm: 20.112ha/năm; trong đó: Diện tích đất trồng lúa giảm 19.810ha/năm; Diện tích đất trồng lúa giảm chủ yếu do chuyển sang đất phi nông nghiệp (đất ở, đất sản xuất kinh doanh, đất xây dựng công trình công cộng...); Đất trồng lúa giảm chủ yếu ở các vùng như Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ. Tình hình trên ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Sử dụng đất lâm nghiệp: Bình quân 3 năm (2007-2009) diện tích đất rừng phòng hộ giảm: 202.57ha/năm; diện tích đất rừng đặc dụng giảm: 25.714ha/năm. Tình hình trên ảnh hưởng đến sản xuất lâm nghiệp, đặc biệt đối với mục tiêu bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường. Sử dụng đất phi nông nghiệp: Đất công nghiệp và đất xây dựng đô thị phát triển mạnh ở vùng đồng bằng, gây sức ép lớn đối với sản xuất nông nghiệp và an toàn lương thực; gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; đất thương mại, dịch vụ, du lịch phát triển tự phát, tập trung ở vùng đồng bằng, duyên hải (Sân golf, Công viên, Resort), tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và môi trường khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất tại xã đông sơn, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 25 - 26)