ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất tại xã đông sơn, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 31)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Quỹ đất nông nghiệp và các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính tại xã Đông Sơn, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: Số liệu được thu thập, tổng hợp đánh giá từ năm 2015-2019

- Không gian: Đề tài được tiến hành tại xã Đông Sơn, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội có liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp của xã Đông Sơn.

- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến động đất nông nghiệp của xã Đông Sơn trong giai đoạn 2015-2019

- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính của xã Đông Sơn. - Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của xã Đông Sơn.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu 2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu

Xã có 3 vùng với 3 thôn bao gồm: thôn Loah – Ta Vai, nằm ở phía phía Đông Bắc của xã; thôn Tru – Chaih nằm ở phía Tây của xã; thôn Ka Vá nằm ở phía Đông Nam của xã. Đề tài đã chọn cả 3 thôn làm các điểm nghiên cứu.

2.3.2.Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu

- Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu thứ cấp từ các niên giám thống kê huyện và xã, các báo cáo về tình hình kinh tế xã hội và các báo cáo liên quan khác tại các cơ quan như: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND xã Đông Sơn.

- Số liệu sơ cấp: Tiến hành đi thực địa, điều tra nhanh và phương pháp điều tra có sự tham gia của người dân: điều tra theo câu hỏi chuẩn bị sẵn, tổ chức thảo luận nhóm. Đề tài sử dụng công thức chọn mẫu của Slovin (Estela, 1995) để tính số lượng mẫu điều tra dựa trên tổng số hộ dân làm ngành nghề nông nghiệp xã.

n = N / (1 + N * e2) Trong đó:

n: là cỡ mẫu

N: là tổng số hộ làm nông nghiệp e: là sai số cho phép

Ở đây, ta lựa chọn độ tin cậy là 90%, vì vậy e = 10%

Qua thu thập số liệu, tổng dân số là 1.494 người, có 394 hộ và có 100% hộ đều có hoạt động nông nghiệp. Sử dụng công thức trên, tính được n = 80 hộ. Để chắc chắn, đề tài đã chọn 90 hộ để điều tra (mỗi thôn 30 hộ).

2.3.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất

- Trên cơ sở số liệu tài liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tổ thành nhiều loại khác nhau: Loại cây trồng, các khoản chi phí, tình hình tiêu thụ... Dựa trên cơ sở các chỉ tiêu:

- Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế: Để tính hiệu quả kinh tế sử dụng đất trên một ha đất của các loại hình sử dụng đất (LUT) sản xuất nông nghiệp đề tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu:

+ Giá trị sản xuất (GTSX): là giá trị toàn bộ sản phẩm sản xuất ra trong kỳ sử dụng đất (một vụ, một năm, tính cho từng cây trồng và có thể tính cho cả công thức luân canh hay hệ thống sử dụng đất).

+ Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ chi phí vật chất qui ra tiền sử dụng trực tiếp cho quá trình sử dụng đất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ, nhiên liệu, nguyên liệu,…)

*Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả:

+ Giá trị gia tăng (GTGT): Là giá trị mới tạo ra trong qúa trình sản xuất được xác định bằng giá trị sản xuất trừ chi phí trung gian

GTGT = GTSX – CPTG

+ Hiệu quả kinh tế tính trên ngày công lao động: thực chất là đánh giá kết quả lao động sống cho từng loại hình sử dụng đất và từng loại cây trồng, để so sánh chi phí cơ hội của từng người lao động.

GTNC = GTGT/LĐ

Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng bằng tiền theo thời gian, giá hiện hành. Các chỉ tiêu đạt giá trị càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.

* Hiệu quả xã hội: Chỉ tiêu về mặt xã hội là một chỉ tiêu khó định lượng được, trong phạm vi đề tài nghiên cứu chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu sau: mức thu hút lao động giải quyết việc làm, giá trị ngày công lao động của từng kiểu sử dụng đất.

* Hiệu quả môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp:

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng về mặt môi trường sinh thái của các kiểu sử dụng đất hiện tại thông qua các chỉ tiêu như sau:

- Mức đầu tư phân bón và ảnh hưởng của nó đến môi trường.

2.3.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu

- Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp với dữ liệu thứ cấp. - Sử dụng phần mềm Excel để nhập và xử lý số liệu.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ ĐÔNG SƠN 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

- Xã Đông Sơn nằm cách trung tâm huyện A Lưới 28 km về phía Tây Nam, địa giới hành chính được xác định như sau:

+ Phía Bắc giáp xã Hương Phong;

+ Phía Đông và phía Nam giáp với xã Lâm Đớt; + Phía Tây giáp nước bạn Lào.

Hình 3.1. Sơ đồ hành chính huyện A Lưới

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế)

- Tổng diện tích tự nhiên toàn xã 2.670,43 ha (Thống kê đất đai năm 2019), tổng số hộ 394 hộ, dân số là 1.494 người, mật độ dân số 56 người/km2, được chia thành 03 thôn: Loah – Ta Vai, Tru – Chaih và Ka Vá.

- Xã Đông Sơn cách trung tâm hành chính của huyện 28 km, nằm ở phía Tây Nam, cách thành phố Huế khoảng 80 km. Trên địa bàn xã có Sân bay A So của quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh tại Việt Năm những năm 1960 đến đến 1966. Tuy nhiên, vị trí địa lý của xã cũng nảy sinh nhiều phức tạp trong quản lý trật tự xã hội và kiểm soát lây lan dịch bệnh do dư lượng chất độc dioxin tại một số điểm còn cao vượt mức cho phép, sức hút cạnh tranh thu hút đầu tư chưa cao, nên cần phải tăng cường quan hệ hợp tác trong phát triển nông nghiệp, dịch vụ và dịch vụ.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

- Toàn bộ xã Đông Sơn nằm trong vùng địa hình nử trảng bằng, đồi núi dốc cao ở khu vực phía Tây giáp với nước bạn Lào. Địa hình được phân hoá khá rõ thành 2 tiểu vùng:

+ Tiểu vùng phía Đông có độ dốc phổ biến từ 00

-40, hầu hết các suối trong tiểu vùng này đều chảy về phía Đông ra sông A Sáp;

+ Tiểu vùng phía Tây có độ dốc lớn, phổ biến từ 200

-600, cao độ cao dần theo hướng từ Đông sang Tây, hầu hết các suối trong tiểu vùng này đều đổ về phía Đông và ra sông A Sáp.

- Hầu hết các khu vực đất bằng (00-200) được sử dụng cho trồng cây Keo, chỉ còn khoảng 160 ha sử dụng cho trồng lúa và rau màu.

3.1.1.3. Khí hậu

Xã Đông Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo với những đặc trưng chính như sau:

- Nắng nhiều (trung bình 2.600-2.700 giờ/năm), nhiệt độ cao đều trong năm (trung bình 200-220C, tối thấp 120

-160C, tối cao 360

-390C), tổng tích ôn lớn (trung bình 9.5490C), rất thuận lợi cho thâm canh tăng năng suất và tăng vụ cũng như nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa.

- Lượng mưa lớn (2.139 mm/năm), nhưng phân hoá sâu sắc theo mùa, trong đó: Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa chiếm trên 85-90% tổng lượng mưa cả năm; Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 7 năm sau với lượng mưa chỉ chiếm 10-15% tổng lượng mưa cả năm.

- Lượng bốc hơi trung bình 1.100-1.400 mm/năm, nhưng mùa khô lượng bốc hơi thường chiếm 64-67% tổng lượng bốc hơi cả năm, gây nên tình trạng mất cân đối về chế độ ẩm trong mùa khô, nhất là các tháng cuối mùa.

- Hàng năm xã cũng hứng chịu ảnh hưởng của bão, nên ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và sản xuất nông nghiệp, giá lạnh và thiên tai, nên ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là với các loại cây lâu năm.

3.1.1.4 Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên

a. Tài nguyên đất

Đất đai của xã có nguồn gốc phát sinh từ một phần đá mẹ Bazan, một phần từ cao lanh tạo ra, được phân thành 4 nhóm đất với 5 loại đất, nhưng có 2 nhóm đất chiếm hầu hết diện tích là nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất tầng mỏng (chiếm tới 87,60% tổng diện tích tự nhiên); 2 nhóm còn lại có diện tích rất nhỏ là nhóm đất đen và đất sông suối, mặt nước.

Theo bản đồ đất tỉnh Đồng Nai tỷ lệ 1/50.000 do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Nam xây dựng theo phân loại của FAO-UNESCO, đất đai trên địa bàn xã Đông Sơn được phân loại theo các nhóm như sau:

Bảng 3.1. Các loại đất chính của xã Đông Sơn

Số TT Loại đất hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 2.670,43 100,00 I Nhóm đất đỏ Fr 1.542,34 57,76 1 Đất đỏ vàng FRx 1.542,34 57,76 II Nhóm đất tầng mỏng Lp 796,96 29,84 1 Đất tầng mỏng chua Lp 796,96 29,84 III Nhóm đất đen Lv 297,96 11,16 1 Đất tầng mỏng chua LVt 30,37 1,14 2 Đất nâu thẫm LVx 267,59 10,02

IV Đất sông suối, mặt nước 33,17 1,24

(Nguồn: UBND xã Đông Sơn) * Nhóm đất đỏ (Ferralsols - FR): diện tích cao nhất với 1542.34 ha, chiếm 57,76% diện tích tự nhiên toàn xã, phân bố chủ yếu trên địa hình gò, đồi núi và lượn sóng của cả ba thôn. Đất có thành phần cơ giới nặng, đất chua (pHH2O= 5-6, pHKCl= 4- 5); đạm, lân tổng số và mùn khá giàu, nhưng nghèo kali. Đây là loại đất đồi núi tốt, thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày như: Keo, tràm bông vàng loại cây bản địa lâu năm.

* Nhóm đất tầng mỏng (Leptosols - LP): diện tích 796.96ha, chiếm 29,84% diện tích tự nhiên toàn xã, phân bố tập trung ở diện tích bằng phẳng, thảm thực vật che phủ kém, quá trình bào mòn bề mặt xảy ra mạnh, nên tầng đất canh tác mỏng < 30 cm, có nhiều kết von và đá lẫn, ít thích hợp cho sử dụng các mục đích sản xuất cây nông

* Nhóm đất đen (Luvisols - LV): diện tích 297.96ha chiếm 11,16% diện tích tự nhiên toàn xã, phân bố đều trong khu vực toàn xã. Đất có thành phần cơ giới trung bình, độ chua trong đất từ chua nhiều đến chua trung bình, pHKCL= 4,0 - 5,0; đạm, lân tổng số và mùn trung bình. Hiện trạng trồng rau màu cho năng suất tương đối cao trên địa hình bằng phẳng. Ngoài ra một phần diện tích trồng các loại cây lâu năm như vải thêu, hồng, xoài.

Nhìn chung, đất đai trên địa bàn của xã thuộc loại đất xấu, địa hình ít dốc, tầng đất canh tác mỏng, hàm lượng dinh dưỡng thấp, không thích hợp với phát triển cây lâu năm như cao su, tiêu, cà phê, cây ăn quả. Tuy nhiên, bên cạnh các loại đất có độ phì nhiêu tốt rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp thì vẫn có một số diện tích đất không nhỏ ở vùng đất tầng mỏng, sỏi đá phân bố trên đồi núi, kém thích nghi cho sản xuất nông nghiệp.

b. Tài nguyên nước: * Tài nguyên nước mặt

Địa bàn xã Đông Sơn có mạng lưới khe suối khá dày và phân bố tương đối đều, nhưng đa phần là ngắn và có lưu vực hẹp, thống kê có 19 suối phân bố trên địa bàn các xã như sau:

Bảng 3.2. Thống kê các sông, suối trên địa bàn xã Đông Sơn

STT Tên suối Địa bàn (thôn)

1 Sông A Sáp Ka Vá và Loah – Ta Vai

2 Suối Pa Re Loah – Ta Vai

3 Suối Chaih Loah – Ta Vai và Tru - Chaih

4 Khe Ta Ham Loah – Ta Vai

5 Suối Pooc Tru - Chaih

6 Khe Vây Vinh Tru - Chaih

7 Suối Gia Rung Mẹ Quang Trung

8 Suối Trệt Ka Vá

9 Suối Tam Lanh Ka Vá

10 Khe Ca So Ka Vá

(Nguồn: UBND xã Đông Sơn) - Nguồn nước sông, khe suối:

+ Các khe suối này luôn luôn có nước kể cả mùa khô, có lưu lượng dòng chảy quanh năm, ít có sự chênh lệch giữa mùa lũ và mùa hạn.

+ Hiện nay, nhân dân trong xã đang tận dụng ở mức khá cao khả năng xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nhưng mức độ khai thác còn hạn chế, gây lãng phí.

* Tài nguyên nước ngầm

- Nguồn nước ngầm tầng nông trên địa bàn xã khá dồi dào, nhưng người dân không khai thác và sử dụng do nguồn nước bị ô nhiễm chất độc Dioxin. Nguồn nước ngầm tầng sâu có lưu lượng khá hơn, khai thác dễ dàng. Qua khảo sát các giếng đào cách đây 25 năm, độ sâu xuất hiện tầng nước ngầm ở khu vực thuận lợi là từ 5 -7 m, nơi kém thuận lợi chỉ là 10 – 15 m.

- Hiện nay, có 01 công trình khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt để cấp nước sinh hoạt tập trung cho toàn xã. Ngoài ra, một số người dân trong xã đang khai thác nước ngầm để phục vụ sinh hoạt, chăn nuôi trang trại, số ít tưới cho rau màu. Nhìn chung, nguồn nước mặt hiện nay trên địa bàn xã Đông Sơn đáp ứng nhu cầu cho thâm canh vụ, tăng năng suất trên địa bàn sản xuất cây hàng năm, cần có phương án xây dựng thêm các công trình thủy lợi, đập dâng trên địa bàn xã mới đáp ứng được nhu cầu nước cho phát triển sản xuất trong tương lai.

c. Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản trên địa bàn xã không phong phú về chủng loại, chủ yếu đá và đất sỏi sạn với trữ lượng lớn. Trong đó, đất sỏi sạn được khai thác để làm nguyên vật liệu phục vụ cho xây dựng, giao thông, san lấp mặt bằng cho các công trình xây dựng trong xã và các xã lân cận. Dự báo nhu cầu sử dụng đá, cát sạn và đất trong thời gian tới sẽ còn tăng, nhất là đá sỏi sạn phục vụ cho san lấp mặt bằng xây dựng, đường giao thông trong vùng.

* Tài nguyên rừng

Diện tích và trữ lượng rừng của xã trong những năm qua có xu hướng giảm dần, đến nay có 1.515,01 rừng tự nhiên và 873,09 ha rừng trồng tập trung, phân bố chủ yếu đồng đều trên địa bàn xã. Các khu vực núi cao là rừng tự nhiên, rừng trồng tập trung ở vùng đất bằng và có độ dóc từ 20o

trở lại. Tỷ lệ che phủ rừng đạt ở mức trên 80%, có tác động tích cực đến việc hạn chế tình trạng rửa trôi, xói mòn đất, phục hồi nguồn nước ngầm tầng nông và cải thiện tiểu khí hậu.

* Tài nguyên du lịch

- Đông Sơn tuy không có nhiều cảnh quan đặc sắc để tạo nên thế mạnh về phát triển du lịch, nhưng cũng có thể phát huy thế mạnh về vị trí địa lý, sự đa dạng về cảnh quan, triển vọng phát triển để khai thác vào phát triển du lịch, nhất là phát triển theo hướng thu hút khách du lịch quá cảnh qua xã theo hướng sau:

+ Có thể khai thác một số cảnh quan như thăm sân bay A So, rừng - núi kết hợp với các hoạt động lễ hội truyền thống của các dân tộc.

+ Có thể liên kết với các trung tâm du lịch huyện để tổ chức các trạm dừng chân tại xã.

- Hiện nay, trên địa bàn huyện đang xây dựng một số dự án du lịch để thu hút đầu tư tại địa bàn huyện, đồng thời xã Đông Sơn là tâm điểm của thế giới về chiến tranh hóa học tại Việt Năm trong những năm từ thập kỷ 60-70; đây là những khởi động bước đầu cho đẩy mạnh phát triển hoạt động du lịch trong tương lai.

* Tài nguyên nhân văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất tại xã đông sơn, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 31)