ĐIỀU KIỆN TỰ NHÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA XÃ ĐÔNG SƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất tại xã đông sơn, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 34)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA XÃ ĐÔNG SƠN

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

- Xã Đông Sơn nằm cách trung tâm huyện A Lưới 28 km về phía Tây Nam, địa giới hành chính được xác định như sau:

+ Phía Bắc giáp xã Hương Phong;

+ Phía Đông và phía Nam giáp với xã Lâm Đớt; + Phía Tây giáp nước bạn Lào.

Hình 3.1. Sơ đồ hành chính huyện A Lưới

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế)

- Tổng diện tích tự nhiên toàn xã 2.670,43 ha (Thống kê đất đai năm 2019), tổng số hộ 394 hộ, dân số là 1.494 người, mật độ dân số 56 người/km2, được chia thành 03 thôn: Loah – Ta Vai, Tru – Chaih và Ka Vá.

- Xã Đông Sơn cách trung tâm hành chính của huyện 28 km, nằm ở phía Tây Nam, cách thành phố Huế khoảng 80 km. Trên địa bàn xã có Sân bay A So của quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh tại Việt Năm những năm 1960 đến đến 1966. Tuy nhiên, vị trí địa lý của xã cũng nảy sinh nhiều phức tạp trong quản lý trật tự xã hội và kiểm soát lây lan dịch bệnh do dư lượng chất độc dioxin tại một số điểm còn cao vượt mức cho phép, sức hút cạnh tranh thu hút đầu tư chưa cao, nên cần phải tăng cường quan hệ hợp tác trong phát triển nông nghiệp, dịch vụ và dịch vụ.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

- Toàn bộ xã Đông Sơn nằm trong vùng địa hình nử trảng bằng, đồi núi dốc cao ở khu vực phía Tây giáp với nước bạn Lào. Địa hình được phân hoá khá rõ thành 2 tiểu vùng:

+ Tiểu vùng phía Đông có độ dốc phổ biến từ 00

-40, hầu hết các suối trong tiểu vùng này đều chảy về phía Đông ra sông A Sáp;

+ Tiểu vùng phía Tây có độ dốc lớn, phổ biến từ 200

-600, cao độ cao dần theo hướng từ Đông sang Tây, hầu hết các suối trong tiểu vùng này đều đổ về phía Đông và ra sông A Sáp.

- Hầu hết các khu vực đất bằng (00-200) được sử dụng cho trồng cây Keo, chỉ còn khoảng 160 ha sử dụng cho trồng lúa và rau màu.

3.1.1.3. Khí hậu

Xã Đông Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo với những đặc trưng chính như sau:

- Nắng nhiều (trung bình 2.600-2.700 giờ/năm), nhiệt độ cao đều trong năm (trung bình 200-220C, tối thấp 120

-160C, tối cao 360

-390C), tổng tích ôn lớn (trung bình 9.5490C), rất thuận lợi cho thâm canh tăng năng suất và tăng vụ cũng như nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa.

- Lượng mưa lớn (2.139 mm/năm), nhưng phân hoá sâu sắc theo mùa, trong đó: Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa chiếm trên 85-90% tổng lượng mưa cả năm; Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 7 năm sau với lượng mưa chỉ chiếm 10-15% tổng lượng mưa cả năm.

- Lượng bốc hơi trung bình 1.100-1.400 mm/năm, nhưng mùa khô lượng bốc hơi thường chiếm 64-67% tổng lượng bốc hơi cả năm, gây nên tình trạng mất cân đối về chế độ ẩm trong mùa khô, nhất là các tháng cuối mùa.

- Hàng năm xã cũng hứng chịu ảnh hưởng của bão, nên ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và sản xuất nông nghiệp, giá lạnh và thiên tai, nên ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là với các loại cây lâu năm.

3.1.1.4 Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên

a. Tài nguyên đất

Đất đai của xã có nguồn gốc phát sinh từ một phần đá mẹ Bazan, một phần từ cao lanh tạo ra, được phân thành 4 nhóm đất với 5 loại đất, nhưng có 2 nhóm đất chiếm hầu hết diện tích là nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất tầng mỏng (chiếm tới 87,60% tổng diện tích tự nhiên); 2 nhóm còn lại có diện tích rất nhỏ là nhóm đất đen và đất sông suối, mặt nước.

Theo bản đồ đất tỉnh Đồng Nai tỷ lệ 1/50.000 do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Nam xây dựng theo phân loại của FAO-UNESCO, đất đai trên địa bàn xã Đông Sơn được phân loại theo các nhóm như sau:

Bảng 3.1. Các loại đất chính của xã Đông Sơn

Số TT Loại đất hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 2.670,43 100,00 I Nhóm đất đỏ Fr 1.542,34 57,76 1 Đất đỏ vàng FRx 1.542,34 57,76 II Nhóm đất tầng mỏng Lp 796,96 29,84 1 Đất tầng mỏng chua Lp 796,96 29,84 III Nhóm đất đen Lv 297,96 11,16 1 Đất tầng mỏng chua LVt 30,37 1,14 2 Đất nâu thẫm LVx 267,59 10,02

IV Đất sông suối, mặt nước 33,17 1,24

(Nguồn: UBND xã Đông Sơn) * Nhóm đất đỏ (Ferralsols - FR): diện tích cao nhất với 1542.34 ha, chiếm 57,76% diện tích tự nhiên toàn xã, phân bố chủ yếu trên địa hình gò, đồi núi và lượn sóng của cả ba thôn. Đất có thành phần cơ giới nặng, đất chua (pHH2O= 5-6, pHKCl= 4- 5); đạm, lân tổng số và mùn khá giàu, nhưng nghèo kali. Đây là loại đất đồi núi tốt, thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày như: Keo, tràm bông vàng loại cây bản địa lâu năm.

* Nhóm đất tầng mỏng (Leptosols - LP): diện tích 796.96ha, chiếm 29,84% diện tích tự nhiên toàn xã, phân bố tập trung ở diện tích bằng phẳng, thảm thực vật che phủ kém, quá trình bào mòn bề mặt xảy ra mạnh, nên tầng đất canh tác mỏng < 30 cm, có nhiều kết von và đá lẫn, ít thích hợp cho sử dụng các mục đích sản xuất cây nông

* Nhóm đất đen (Luvisols - LV): diện tích 297.96ha chiếm 11,16% diện tích tự nhiên toàn xã, phân bố đều trong khu vực toàn xã. Đất có thành phần cơ giới trung bình, độ chua trong đất từ chua nhiều đến chua trung bình, pHKCL= 4,0 - 5,0; đạm, lân tổng số và mùn trung bình. Hiện trạng trồng rau màu cho năng suất tương đối cao trên địa hình bằng phẳng. Ngoài ra một phần diện tích trồng các loại cây lâu năm như vải thêu, hồng, xoài.

Nhìn chung, đất đai trên địa bàn của xã thuộc loại đất xấu, địa hình ít dốc, tầng đất canh tác mỏng, hàm lượng dinh dưỡng thấp, không thích hợp với phát triển cây lâu năm như cao su, tiêu, cà phê, cây ăn quả. Tuy nhiên, bên cạnh các loại đất có độ phì nhiêu tốt rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp thì vẫn có một số diện tích đất không nhỏ ở vùng đất tầng mỏng, sỏi đá phân bố trên đồi núi, kém thích nghi cho sản xuất nông nghiệp.

b. Tài nguyên nước: * Tài nguyên nước mặt

Địa bàn xã Đông Sơn có mạng lưới khe suối khá dày và phân bố tương đối đều, nhưng đa phần là ngắn và có lưu vực hẹp, thống kê có 19 suối phân bố trên địa bàn các xã như sau:

Bảng 3.2. Thống kê các sông, suối trên địa bàn xã Đông Sơn

STT Tên suối Địa bàn (thôn)

1 Sông A Sáp Ka Vá và Loah – Ta Vai

2 Suối Pa Re Loah – Ta Vai

3 Suối Chaih Loah – Ta Vai và Tru - Chaih

4 Khe Ta Ham Loah – Ta Vai

5 Suối Pooc Tru - Chaih

6 Khe Vây Vinh Tru - Chaih

7 Suối Gia Rung Mẹ Quang Trung

8 Suối Trệt Ka Vá

9 Suối Tam Lanh Ka Vá

10 Khe Ca So Ka Vá

(Nguồn: UBND xã Đông Sơn) - Nguồn nước sông, khe suối:

+ Các khe suối này luôn luôn có nước kể cả mùa khô, có lưu lượng dòng chảy quanh năm, ít có sự chênh lệch giữa mùa lũ và mùa hạn.

+ Hiện nay, nhân dân trong xã đang tận dụng ở mức khá cao khả năng xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nhưng mức độ khai thác còn hạn chế, gây lãng phí.

* Tài nguyên nước ngầm

- Nguồn nước ngầm tầng nông trên địa bàn xã khá dồi dào, nhưng người dân không khai thác và sử dụng do nguồn nước bị ô nhiễm chất độc Dioxin. Nguồn nước ngầm tầng sâu có lưu lượng khá hơn, khai thác dễ dàng. Qua khảo sát các giếng đào cách đây 25 năm, độ sâu xuất hiện tầng nước ngầm ở khu vực thuận lợi là từ 5 -7 m, nơi kém thuận lợi chỉ là 10 – 15 m.

- Hiện nay, có 01 công trình khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt để cấp nước sinh hoạt tập trung cho toàn xã. Ngoài ra, một số người dân trong xã đang khai thác nước ngầm để phục vụ sinh hoạt, chăn nuôi trang trại, số ít tưới cho rau màu. Nhìn chung, nguồn nước mặt hiện nay trên địa bàn xã Đông Sơn đáp ứng nhu cầu cho thâm canh vụ, tăng năng suất trên địa bàn sản xuất cây hàng năm, cần có phương án xây dựng thêm các công trình thủy lợi, đập dâng trên địa bàn xã mới đáp ứng được nhu cầu nước cho phát triển sản xuất trong tương lai.

c. Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản trên địa bàn xã không phong phú về chủng loại, chủ yếu đá và đất sỏi sạn với trữ lượng lớn. Trong đó, đất sỏi sạn được khai thác để làm nguyên vật liệu phục vụ cho xây dựng, giao thông, san lấp mặt bằng cho các công trình xây dựng trong xã và các xã lân cận. Dự báo nhu cầu sử dụng đá, cát sạn và đất trong thời gian tới sẽ còn tăng, nhất là đá sỏi sạn phục vụ cho san lấp mặt bằng xây dựng, đường giao thông trong vùng.

* Tài nguyên rừng

Diện tích và trữ lượng rừng của xã trong những năm qua có xu hướng giảm dần, đến nay có 1.515,01 rừng tự nhiên và 873,09 ha rừng trồng tập trung, phân bố chủ yếu đồng đều trên địa bàn xã. Các khu vực núi cao là rừng tự nhiên, rừng trồng tập trung ở vùng đất bằng và có độ dóc từ 20o

trở lại. Tỷ lệ che phủ rừng đạt ở mức trên 80%, có tác động tích cực đến việc hạn chế tình trạng rửa trôi, xói mòn đất, phục hồi nguồn nước ngầm tầng nông và cải thiện tiểu khí hậu.

* Tài nguyên du lịch

- Đông Sơn tuy không có nhiều cảnh quan đặc sắc để tạo nên thế mạnh về phát triển du lịch, nhưng cũng có thể phát huy thế mạnh về vị trí địa lý, sự đa dạng về cảnh quan, triển vọng phát triển để khai thác vào phát triển du lịch, nhất là phát triển theo hướng thu hút khách du lịch quá cảnh qua xã theo hướng sau:

+ Có thể khai thác một số cảnh quan như thăm sân bay A So, rừng - núi kết hợp với các hoạt động lễ hội truyền thống của các dân tộc.

+ Có thể liên kết với các trung tâm du lịch huyện để tổ chức các trạm dừng chân tại xã.

- Hiện nay, trên địa bàn huyện đang xây dựng một số dự án du lịch để thu hút đầu tư tại địa bàn huyện, đồng thời xã Đông Sơn là tâm điểm của thế giới về chiến tranh hóa học tại Việt Năm trong những năm từ thập kỷ 60-70; đây là những khởi động bước đầu cho đẩy mạnh phát triển hoạt động du lịch trong tương lai.

* Tài nguyên nhân văn

Huyện A Lưới có lịch sử phát triển khá dài và từ lâu đã trở thành địa danh nổi tiếng trong cả nước về một huyện anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nhưng riêng địa bàn xã Đông Sơn, dân cư mới phát triển nhanh từ sau năm 2015 khi tiếp nhận luồng di cư từ Lào vào năm 1976 đến xã Hồng Thủy, huyện A Lưới và di dân vào đây năm 1992. Đặc biệt là giai đoạn từ sau năm 2000 đến nay, trên địa bàn huyện đã hội tụ được nhiều luồng dân cư đến từ mọi miền đất nước. Đến năm 2015, với dân số toàn xã là 1.433 người, nhưng có tới 06 dân tộc anh em như Pa Cô, Ta Ôi, Cơ Tu, Kinh, Vân Kiều, Hre, trong đó, người Pa Cô chiếm đa số, tới 75,06% tổng dân số toàn xã.

Về tôn giáo, người dân theo Phật giáo chỉ chiếm 0,3%, còn lại người dân khoong theo tín đồ nào, chỉ một lòng cùng với Đảng và Nhà nước Việt Nam. Trong quá trình phát triển, với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đã hình thành khối đoàn kết dân tộc vững chắc, tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, mở rộng giao thương, xây dựng thôn ấp theo hướng văn minh, hiện đại, về lâu dài có thể khai thác nét đặc sắc này vào phát triển du lịch.

d. Thực trạng môi trường:

Trong giai đoạn hiện nay, người dân đã tiếp cận được tiến bộ khoa học, kỹ thuật nhưng chưa phát triển mạnh; Do vậy mức độ ô nhiễm môi trường do các hoạt động công nghiệp chưa nghiêm trọng. Tuy nhiên, những năm gần đây hoạt động của sự phát triển cơ sở hạ tầng đã gây ra những tác động nhất định đến môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của nhân dân trong khu vực.

Là xã nằm sát dãy núi trường sơn hùng vĩ, do vậy dân cư sinh sống trong không khí trong lành và mát mẻ.

Hiện nay trên địa bàn xã đã vận động nhân dân tự thu gom, xử lý rác thải, có 90% hộ gia đình có hố chôn lấp rác thải. Tạo môi trường thuận lợi cho nhân dân hoạt động, sản xuất.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a. Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn do tình hình kinh tế thế giới, trong nước có nhiều biến động, đồng thời do thiên tai, dịch bệnh liên tục xảy ra. Song dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện, cùng với lợi thế về tiềm năng thiên nhiên, nguồn lực con người, nền kinh tế của xã Đông Sơn đã dần đi vào hướng phát triển ổn định.

Bảng 3.3. Tổng hợp tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành giai đoạn 2015-2019 của xã Đông Sơn

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tổng số Tr.đồng 18.447,0 21.495,0 26.640,0 30.237,5 35.856,0

Nông lâm nghiệp Tr.đồng 17.247,9 19.775,4 23.976,0 27.062,6 31.194,7

Dịch vụ Tr.đồng 1.199,1 1.719,6 2.664,0 3.174,9 4.661,3

Cơ cấu % 100 100 100 100 100

Nông lâm nghiệp % 93,5 92 90 89,5 87

Dịch vụ % 6,5 8 10 10,5 13

(Nguồn: UBND xã Đông Sơn, 2015-2019)

Số liệu ở bảng 3.3 và hình 3.2 cho thấy, tổng giá trị sản xuất của xã năm sau cao hơn năm trước trong giai đoạn 2015-2019. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành Nông – lâm – ngư nghiệp giảm qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng qua các năm. Đến năm 2019, tỷ trọng các ngành kinh tế của xã là: Nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 87%, còn lại Thương mại – dịch vụ chiếm 13%. Bình quân thu nhập đầu người năm 2019 đạt khoảng 24 triệu đồng.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (giai đoạn 2015-2020), trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, thách thức: Ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình dịch bệnh trên người, vật nuôi, cây trồng diễn biến phức tạp, giá nông sản không ổn định, bất lợi cho người sản xuất; nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế-xã hội gặp khó khăn…nhưng trong những năm gần đây nhờ có chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trên địa bàn xã, kinh tế xã Đông Sơn đã có những bước chuyển biến tích cực mặc dù tốc độ tăng trưởng hàng năm chưa cao. Trong sản xuất nông nghiệp đã có chiều hướng phát triển tốt, coi trọng việc tăng giá trị sản phẩm hàng hóa, sự chuyển dịch cơ cấu giữa cây trồng – vật nuôi cũng như sự thay đổi mùa vụ, biện pháp thâm canh,... ngày càng được chú trọng tạo, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cho xã. Tuy nhiên, diện tích đất canh tác manh mún, nhỏ lẻ, nhưng chưa thực hiện tốt việc dồn điền đổi thửa; khó khăn trong nhân rộng các mô hình khuyến nông có hiệu quả.

c. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế * Khu vực kinh tế nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất tại xã đông sơn, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 34)