Đánh giá hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất tại xã đông sơn, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 59 - 72)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế

3.3.2.1 Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính

Tổng hợp từ 90 phiếu điều tra nông hộ về hiệu quả kinh tế của từng cây trồng trên địa bàn nghiên cứu thu được kết quả như sau:

- Vùng 1: Thôn Loah – Ta Vai

Thôn có địa hình đồng bằng (từ 00 – 50) đại diện cho vùng phía Bắc của xã Đông Sơn. Hiệu quả kinh tế của vùng được thể hiện tại bảng dưới đây:

Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế của một số kiểu sử dụng đất chính tại Vùng 1

TT Cây trồng

Tính trên 1ha Tính trên 1 công LĐ/ha

GTSX (1000đ) CPTG (1000đ) GTGT (1000đ) (công) GTSX (1000đ) GTGT (1000đ)

1 Lúa đông xuân 27.500 16.102 11.398 51 539,22 223,49

2 Lúa hè thu 26.400 16.102 10.298 51 517,65 201,92

3 Rau các loại 48.000 37.300 10.700 92 521,74 116,30

4 Ngô - rau 52.000 39.100 12.900 97 536,08 132,99

5 Keo, tràm 114.000 39.500 74.500 150 760,00 496,67

6 Chăn nuôi gia súc 100.000 40.000 60.000 300 333,33 200,00

7 Cá 50.000 10.000 40.000 300 166,67 133,33

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, tháng 12/2019)

Số liệu ở Bảng 3.13 cho thấy:

+ Về giá trị sản xuất: trong các loại kiểu sử dụng đất cho giá trị sản xuất cao nhất là Keo, tràm với 114 triệu đồng/ha (chu kỳ 6 năm). Chăn nuôi gia súc dưới tán rừng 100 triệu đồng/ha (chu kỳ 2 năm). Tiếp đến là cây ngô – rau 52 triệu đồng/ha, nuôi cá cho giá trị 50 triệu/ha chuyên rau 48 triệu đồng/ha, và thấp nhất là cây lúa Đông Xuân 27,5 triệu đồng/ha và Hè thu 26,4 triệu đồng/ha.

+ Về chi phí trung gian: chi phí trung gian cao nhất là chăn nuôi gia súc với mức 40 triệu đồng/ha. Keo, tràm với 39,5 triệu đồng/ha. Cây trồng thì Ngô – rau và ra màu các loại cho chi phí lần lượt là 39,1 triệu đồng/ha và 37,3 triệu đồng/ha. Tiếp đến là trồng lúa Đông Xuân và Hè thu với chi phí 16,102 riệu đồng/ha; Chi phí trung gian thấp nhất là nuôi cá 10 triệu đồng/ha.

+ Về giá trị gia tăng: Chăn nuôi gia súc có giá trị gia tăng cao nhất ở mức 60 triệu đồng/ha (trong 2 năm). Cây trồng cho giá trị gia tăng cao nhất là cây Keo, tràm với 74,5 triệu đồng/ha (trong 6 năm), tiếp đến là nuôi cá với 40 triệu đồng/ha (trong 2 năm). Cây Ngô - Rau và các loại có giá trị gia tăng lần lượt là 12,9 triệu đồng/ha và 10,7 triệu đồng/ha, tiếp đến là lúa Đông Xuân và Hè thu lần lượt là 11,398 triệu đồng/ha và 10,298 triệu đồng/ha.

+ Về giá trị gia tăng/lao động: Cây Keo, tràm có giá trị gia tăng /lao động với 496,67 nghìn đồng. Tiếp đến là, kế đến là lúa Đồng xuân 223,49 nghìn đồng và Hè thu 201,92 nghìn đồng. Chăn nuôi gia súc có giá trị gia tăng /lao động đạt 200 nghìn đồng. Ngô - rau và rau các loại có giá trị gia tăng /lao động lần lượt với 132,99 nghìn đồng và 116,30 nghìn đồng. Đứng ở mức cuối cùng là nuôi cá 133,33 nghìn đồng.

Qua phân tích, đánh giá ở trên tác giả nhận thấy: Riêng cây Keo, tràm do ở giai đoạn kiến thiết cơ bản (3 năm đầu) chi phí trung gian ở mức là 11 triệu đồng/ha, từ năm thứ 4 trở đến năm thứ 6 thì chi phí trung gian bằng không. Đến vụ thu hoạch cho chi phí ở mức 28,5 triệu đồng/ha. Chăn nuôi gia súc, Ngô – rau và rau các loại là những cây cho hiệu quả kinh tế cao hơn cây trồng hàng năm khác. Chi phí trung gian ở mức trung bình. Cây Lúa cũng có mức chi phí trung gian thấp, nhưng mang lại giá trị kinh tế tương đối cao.

Như vậy, các LUT có thế mạnh của vùng 2 là keo, tràm, chăn nuôi gia súc dưới tán rừng; chuyên lúa; rau màu các loại và ngô – rau. Tuy nhiên, những cây trồng này có mức đầu tư công lao động tương đối cao.

- Vùng 2: Thôn Tru – Chaih

Thôn có địa hình đồng bằng (từ 00 – 50) đại diện cho vùng phía Tây của xã Đông Sơn. Hiệu quả kinh tế của vùng được thể hiện tại bảng 3.14 dưới đây:

Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế của một số kiểu sử dụng đấtchính tại Vùng 2

TT Cây trồng

Tính trên 1ha Tính trên 1 công LĐ/ha

GTSX

(1000đ) (1000đ)CPTG (1000đ)GTGT (công)

GTSX

(1000đ) (1000đ)GTGT

1 Lúa đông xuân 23.100 16.102 6.998 51 452,94 137,22

2 Lúa hè thu 20.900 16.102 4.798 51 409,80 94,08

3 Rau các loại 36.000 27.100 8.900 92 391,30 96,74

4 Ngô - rau 35.750 25.600 10.150 97 368,56 104,64

5 Keo, tràm 114000 40.350 73.650 155 735,48 475,16

6 Chăn nuôi gia súc 90.000 40.000 50.000 300 300.00 166.67

7 Cá 50.000 8.000 42.000 330 151.52 127,27

Số liệu ở Bảng 3.14 cho thấy:

+ Về giá trị sản xuất: Trong các loại cây trồng cho giá trị sản xuất cao nhất là Keo, tràm với 114 triệu đồng/ha. Chăn nuôi gia súc xếp thứ hai ở mức 90 triệu đồng/ha. Nuôi cá cho giá trị 50 triệu/ha. Tiếp đến là nuôi cá cho giá trị 50 triệu đồng/ha. Rau các loại 36 triệu đồng/ha, cây ngô – rau là 35,750 triệu đồng/ha. Cây lúa Đông Xuân 23,1 triệu đồng/ha và thấp nhất là lúa Hè thu 20,9 triệu đồng/ha.

+ Về chi phí trung gian: Theo bảng trên có chi phí trung gian cao nhất là Keo, tràm với 40,350 triệu đồng/ha. Tiếp đến là chă nuôi gia súc dưới tán rừng là 40 triệu đồng/ha. Rau các loại và Ngô – rau và cho chi phí lần lượt là 27,1 triệu đồng/ha và 25,6 triệu đồng/ha. Lúa Đông Xuân và Hè thu với chi phí 16,102 riệu đồng/ha. Chi phí trung gian thấp nhất là nuôi cá 8 triệu đồng/ha.

+ Về giá trị gia tăng: Cây trồng cho giá trị gia tăng cao nhất là cây Keo, tràm với 73,65 triệu đồng/ha (trong 6 năm), tiếp đến là chăn nuôi gia súc ở mức 50 triệu đồng/ha (trong 2 năm); kế tiếp là nuôi cá với 42 triệu đồng/ha (trong 2 năm). Cây Ngô - Rau và các loại có giá trị gia tăng lần lượt là 10,15 triệu đồng/ha và 8,9 triệu đồng/ha; lúa Đông Xuân 6,998 triệu đồng/ha, lúa Hè thu có giá trị gia tăng thấp nhất ở mức 4,798 triệu đồng/ha.

+ Về giá trị gia tăng/lao động: Keo, tràm có giá trị gia tăng /lao động với 475,16 nghìn đồng. Đứng thứ hai là chăn nuôi gia súc là 166,67 nghìn đồng/lao động. Tiếp đến là lúa Đông xuân ở mức 137,22 nghìn đồng và nuôi cá là 127,27 nghìn đồng. Ngô - rau có giá trị gia tăng /lao động 104,64 nghìn đồng và rau các loại 96,74 nghìn đồng/lao động. Cây có giá trị gia tăng thấp nhất là lúa Hè thu với 94,08 nghìn đồng.

Qua phân tích, đánh giá ở trên tác giả nhận thấy: Riêng cây Keo, tràm do ở giai đoạn kiến thiết cơ bản (3 năm đầu) chi phí trung gian ở mức 11 triệu đồng/ha, từ năm thứ 4 trở đến năm thứ 6 thì chi phí trung gian bằng không. Đến vụ thu hoạch cho chi phí ở mức 29,35 triệu đồng/ha. Chăn nuôi gia súc, rau các loại và Ngô – rau là những cây cho hiệu quả kinh tế cao hơn cây hàng năm khác. Chi phí trung gian ở mức trung bình.. Cây Lúa cũng có mức chi phí trung gian thấp, nhưng mang lại giá trị kinh tế tương đối cao.

Như vậy, các LUT có thế mạnh của vùng 2 là keo, tràm, chăn nuôi gia súc dưới tán rừng, ngô – rau, rau màu các loại và chuyên lúa. Tuy nhiên, những cây trồng này có mức đầu tư công lao động tương đối cao.

- Vùng 3: Thôn Ka Vá

Thôn có địa hình đồng bằng (từ 00 – 50) đại diện cho vùng phía Nam của xã Đông Sơn. Hiệu quả kinh tế của vùng được thể hiện tại bảng 3.15 dưới đây:

Bảng 3.15. Hiệu quả kinh tế của một số kiểu sử dụng đấtchính tại Vùng 3

TT Cây trồng

Tính trên 1ha Tính trên 1 công LĐ/ha

GTSX (1000đ) CPTG (1000đ) GTGT (1000đ) (công) GTSX (1000đ) GTGT (1000đ)

1 Lúa đông xuân 21.450 16.102 5.348 51 420,59 104,86

2 lúa hè thu 19.800 16.102 3.698 51 388,24 72,51

3 Rau các loại 31.200 24.350 6.850 92 339,13 74,46

4 Ngô - rau 27.300 21.400 5.900 97 281,44 60,82

5 Keo, tràm 114.000 42.900 71.100 170 670,59 418,24

6 Chăn nuôi gia súc 125.000 45.000 80.000 315 396,83 253,97

7 Cá 50.000 8.000 42.000 330 151,52 127,27

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, tháng 12/2019)

Số liệu ở Bảng 3.15 cho thấy:

+ Về giá trị sản xuất: Nhìn vào bảng trên, tác giả thấy chăn nuôi gia súc có giá trị sản xuất cao nhất ở mức 125 triệu/ha. Trong các loại cây trồng cho giá trị sản xuất cao nhất là Keo, tràm với 114 triệu đồng/ha. Nuôi cá cho giá trị 50 triệu/ha. Rau các loại 31,2 triệu đồng/ha, cây ngô – rau là 27,30 triệu đồng/ha; Lúa Đông Xuân 21,45 triệu đồng/ha và thấp nhất là lúa Hè thu 19,8 triệu đồng/ha.

+ Về chi phí trung gian: Theo bảng trên loại hình sử dụng có chi phí trung gian cao nhất là chăn nuôi gia súc với mức 45 triệu/ha, tiếp đến là Keo, tràm với 42,9 triệu đồng/ha. Rau các loại và Ngô – rau và cho chi phí lần lượt là 24,350 triệu đồng/ha và 21,4 triệu đồng/ha. Tiếp đến là trồng lúa Đông Xuân và Hè thu với chi phí 16,102 riệu đồng/ha; chi phí trung gian thấp nhất là nuôi cá 8 triệu đồng/ha.

+ Về giá trị gia tăng: Nhìn vào bảng trên ta thấy chăn nuôi gia súc cho giá trị gia tăng cáo nhất ở mức 80 triệu đồng/ha (trong 02 năm). Cây trồng cho giá trị gia tăng cao nhất là cây Keo, tràm với 71,1 triệu đồng/ha (trong 6 năm), tiếp đến là nuôi cá với 42 triệu đồng/ha (trong 2 năm). Rau các loại và Ngô - Rau có giá trị gia tăng lần lượt là 6,850 triệu đồng/ha và 5,9 triệu đồng/ha. Lúa Đông Xuân 5,348 triệu đồng/ha và lúa Hè thu có giá trị gia tăng thấp nhất ở mức 3,698 triệu đồng/ha.

+ Về giá trị gia tăng/lao động: Keo, tràm có giá trị gia tăng /lao động với 418,24 nghìn đồng; chăn nuôi gia súc 253,97 nghìn đồng và nuôi cá là 127,27 nghìn đồng. Tiếp đến là lúa Đồng xuân ở mức 104,86 nghìn đồng và rau các loại 74,46 nghìn đồng. Kế tiếp là lúa Hè thu với 72,51 nghìn đồng, Ngô - rau có giá trị gia tăng /lao động thấp nhất 60,82 nghìn đồng.

Qua phân tích, đánh giá ở trên tác giả nhận thấy: Riêng cây Keo, tràm do ở giai đoạn kiến thiết cơ bản (3 năm đầu) chi phí trung gian ở mức 11 triệu đồng/ha, từ năm thứ 4 trở đến năm thứ 6 thì chi phí trung gian bằng không. Đến vụ thu hoạch cho chi phí ở mức 31,9 triệu đồng/ha. Chăn nuôi gia súc dưới tán rừng và Rau các loại và Ngô – rau là những cây cho hiệu quả kinh tế cao hơn cây hàng năm khác. Chi phí trung gian ở mức trung bình. Cây lúa cũng có mức chi phí trung gian thấp, nhưng mang lại giá trị kinh tế tương đối cao.

Như vậy, các LUT có thế mạnh của vùng 2 là keo, tràm, chăn nuôi gia súc, ngô – rau, rau màu các loại và chuyên lúa. Tuy nhiên, những cây trồng này có mức đầu tư công lao động tương đối cao.

3.3.2.2. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất

* Vùng 1:Hệ thống sử dụng đất đa dạng với 4 loại hình sử dụng đất bao gồm 6 kiểu sử dụng đất. Cụ thể được trình bày ở Bảng 3.16.

Bảng 3.16. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất Vùng 1 (Đơn vị tính: nghìn đồng) Loại hình Kiểu sử dụng đất GTSX CPTG GTGT (công) GTSX/LĐ GTGT/LĐ 1. Chuyên lúa Trung bình 26.950 16.102 10.848 51 528,43 212,71

1. Lúa đông xuân - lúa hè thu 26.950 16.102 10.848 51 528,43 212,71

2. Chuyên màu Trung bình 50.000 38.200 11.800 94,5 528,91 124,65 Rau các loại 48.000 37.300 10.700 92 521,74 116,30 Ngô - Rau 52.000 39.100 12.900 97 536,08 132,99 3. Trồng rừng sản xuất Trung bình 107.000 39.750 67.250 225 546,67 348,33 Rừng sản xuất 114.000 39.500 74.500 150 760,00 496,67

Nuôi gia súc dưới tán rừng 100.000 40.000 60.000 300 333,33 200,00

4. Nuôi trồng thủy sản

Trung bình 50.000 10.000 40.000 300 166,67 133,33

Nuôi cá 50.000 10.000 40.000 300 166,67 133,33

Hình 3.6. Hiệu quả kinh tế của các LUT vùng 1

Số liệu ở bảng 3.16 và hình 3.6 cho ta thấy:

- LUT chuyên lúa: Với kiểu sử dụng đất lúa đông xuân – lúa hè thu cho giá trị kinh tế thấp so với các loại hình sử dụng đất khác, giá trị sản xuất trên đạt 26,950 triệu đồng/ha; giá trị gia tăng đạt 10,848 triệu đồng. Loại hình sử dụng đất này có ý nghĩa đảm bảo vấn đề an ninh lương thực của địa phương.

- LUT chuyên màu: Có 2 kiểu sử dụng đất là kiểu sử dụng đất ngô – rau các loại và kiểu sử dụng đất chuyên rau (3 vụ). Giá trị gia tăng/ha trung bình của LUT chuyên màu đạt 50 triệu đồng gấp 1,86 lần LUT chuyên lúa và thấp hơn 5,7 lần LUT trồng rừng sản xuất. Loại hình sử dụng đất này mang lại hiệu quả kinh tế tương đối thấp. Loại hình sử dụng đất này chỉ có ý nghĩa trong vấn đề giải quyết được lao động nông nhàn tại địa phương.

- LUT trồng rừng sản xuất: Có 2 kiểu sử dụng đất là kiểu sử dụng đất chuyên trồng rừng sản xuất và kiểu sử dụng đất trồng rừng sản xuất kết hợp nuôi gia súc dưới tán rừng. Đây là loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao nhất trong vùng với giá trị gia tăng/ha trung bình đạt 67,25 triệu đồng/ha, cao gấp 6,2 lần LUT chuyên lúa, cao gấp 5,7 lần LUT chuyên màu và gấp 1,86 lần LUT chuyên nuôi trồng thủy sản. Đây là các loại cây trồng chủ lực và mang lại thu nhập khá cao cho người dân của địa phương.

- LUT nuôi trồng thủy sản: Kiểu sử dụng đất nay cho gia trị kinh tế tương đối cao, có giá trị sản xuất 50 triệu đồng/ha, gấp 1,86 lần LUT chuyên lúa. Giá trị gia tăng/ha trung bình của LUT này gấp 3,69 lần LUT chuyên trồng lúa. Loại hình sử dụng đất này mang lại hiệu quả kinh tế tương đối thấp. Loại hình sử dụng đất này chỉ có ý nghĩa trong vấn đề giải quyết được lao động nông nhàn tại địa phương.

* Vùng 2:Hệ thống sử dụng đất có 4 loại hình sử dụng đất với 6 kiểu sử dụng đất. Cụ thể được trình bày ở Bảng 3.17:

Bảng 3.17. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất Vùng 2

(Đơn vị tính: nghìn đồng)

Loại hình Kiểu sử dụng đất GTSX CPTG GTGT

(công) GTSX/LĐ GTGT/LĐ

1. Chuyên lúa

Trung bình 22.000 16.102 5.898 51 431,37 115,65

1. Lúa đông xuân - lúa hè thu 22.000 16.102 5.898 51 431,37 115,65

2. Chuyên màu Trung bình 35.875 26.350 9.525 94,5 379,93 100,69 Rau các loại 36.000 27.100 8.900 92 391,30 96,74 Ngô - Rau 35.750 25.600 10.150 97 368,56 104,64 3. Trồng rừng sản xuất Trung bình 102.000 40.175 61.825 227,5 517,74 320,91 Rừng sản xuất 114.000 40.350 73.650 155 735,48 475,16

Nuôi gia súc dưới tán rừng 90.000 40.000 50.000 300 300.00 166,67

4. Nuôi trồng thủy sản

Trung bình 50.000 8.000 42.000 330 151,52 127,27

Nuôi cá 50.000 8.000 42.000 330 151,52 127,27

Hình 3.7. Hiệu quả kinh tế của các LUT vùng 2

Số liệu ở bảng 3.17 và hình 3.7 cho ta thấy:

- LUT chuyên lúa: Với kiểu sử dụng đất lúa đông xuân – lúa hè thu cho giá trị kinh tế thấp so với các loại hình sử dụng đất khác, giá trị sản xuất trên đạt 22 triệu đồng/ha; giá trị gia tăng đạt 5,898 triệu đồng. Loại hình sử dụng đất này có ý nghĩa đảm bảo vấn đề an ninh lương thực của địa phương.

- LUT chuyên màu: Có 2 kiểu sử dụng đất là kiểu sử dụng đất ngô – rau các loại và kiểu sử dụng đất chuyên rau (3 vụ). Giá trị gia tăng/ha trung bình của LUT chuyên màu đạt 9,525 triệu đồng gấp 1,63 lần LUT chuyên lúa và thấp hơn 2,84 lần LUT trồng rừng sản xuất. Loại hình sử dụng đất này mang lại hiệu quả kinh tế tương đối thấp. Loại hình sử dụng đất này chỉ có ý nghĩa trong vấn đề giải quyết được lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất tại xã đông sơn, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 59 - 72)