4. Những điểm mới của đề tài
3.1. ẢNH HƯỞNG CỦA NA2SO3 ĐẾN THỜI GIAN SINH TRƯỞNG VÀ SỐ
NHÁNH HỮU HIỆU CỦA GIỐNG LÚA KHANG DÂN 18 TRONG VỤ HÈ
THU TẠI QUẢNG NAM
Để đánh giá được tác động của chất ức chế hô hấp sáng Na2SO3 đến sự sinh trưởng và phát triển của giống lúa Khang dân 18 trồng trong vụ Hè Thu tại Quảng Nam, chúng tôi đã tiến hành theo dõi thông qua một số chỉ tiêu sinh trưởng của giống. Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng là cơ sở để đánh giá tác dụng đồng thời có đề xuất nồng độ và thời kỳ xử lý Na2SO3 phù hợp. Từ đó góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh lúa Khang dân 18 vụ Hè Thu ở Quảng Nam và những vùng khác có điều kiện sinh thái tương tự.
Nghiên cứu ảnh hưởng của Na2SO3 đến thời gian sinh trưởng và số nhánh hữu hiệu của giống lúa Khang dân 18 trồng trong vụ Hè Thu tại Quảng Nam, chúng tôi thu được kết quả trình bày như ở bảng 3.1.
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy khi phun Na2SO3 với các thang nồng độ 0, 100, 200, 300, 400 và 500 ppm vào thời kỳ cây lúa đẻ nhánh đã không ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của giống lúa Khang dân 18 trong điều kiện thí nghiệm, các công thức đều có tổng thời gian sinh trưởng từ trồng đến thu hoạch là 93 ngày.
Khi phun Na2SO3 với các thang nồng độ khác nhau vào thời kỳ cây lúa Khang dân 18 làm đòng, kết quả ở bảng chho thấy những nồng độ phun 100, 200 và 300 ppm đều có tổng thời gian sinh trưởng từ gieo đến thu hoạch là 93 ngày và tương đương so với công thức đối chứng không phun. Hai công thức phun Na2SO3 với nồng độ 400 và 500 ppm có tổng thời gian sinh trưởng giống nhau và đều đạt 92 ngày, sớm hơn so với công thức đối chứng là 1 ngày. Kết quả về ảnh hưởng của việc phun Na2SO3 với các thang nồng độ khác nhau cho giống lúa Khang dân 18 vào thời kỳ kết thúc trổ cũng tương tự như phun vào thời kỳ làm đòng.
Như vậy, khi phun Na2SO3 với các thang nồng độ khác nhau (0, 100, 200, 300, 400 và 500 ppm) cho giống lúa Khang dân 18 trồng trong vụ Hè Thu tại Quảng Nam vào các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây (đẻ nhánh, làm đòng và kết thúc trổ) đã không ảnh hưởng nhiều đến tổng thời gian sinh trưởng từ gieo đến thu hoạch. Tổng thời gian sinh trưởng của các công thức thí nghiệm dao động trong khoảng 92 - 93 ngày.
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của nồng độ Na2SO3đến thời gian sinh trưởng và số nhánh hữu
hiệu giống lúa Khang dân 18 vụ Hè Thu tại Quảng Nam
Nồng độ
Na2SO3
(ppm)
Thời gian sinh trưởng khi
phun Na2SO3ở các thời kỳ
(ngày)
Số nhánh hữu hiệu khi phun
Na2SO3ở cácthời kỳ (nhánh/cây) Đẻ nhánh Làm đòng Kết thúc trổ Đẻ nhánh Làm đòng Kết thúc trổ 0 (đ/c) 93 93 93 3,3b 3,7b 3,7b 100 93 93 93 3,3b 3,8b 3,9ab 200 93 93 93 3,3b 3,8b 3,9ab 300 93 93 93 3,7a 4,2a 3,9ab 400 93 92 92 3,6ab 4,4a 4,1a 500 93 92 92 3,6ab 3,8b 3,9ab LSD0,05 _ _ _ 0,24 0,24 0,33
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý
nghĩa thống kê ở mức α = 0,05
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy, phun Na2SO3 tại những nông độ phù hợp đã có tác dụng tăng số nhánh hữu hiệu ở mức sai khác ý nghĩa thống kê so với đối chứng không phun. Phun Na2SO3 vào thời kỳ lúa đẻ nhánh đã tăng số nhanh hữu hiệu đáng kể. Trong các công thức thí nghiệm, số nhánh hữu hiệu đạt giá trị cao nhất ở nồng độ phun 300 ppm với số nhánh hữu hiệu tương ứng là 3,7 nhánh/cây so với công thức đối chứng là 3,3 nhánh/cây.
Phun Na2SO3 ở thời kỳ lúa làm đòng số nhánh đạt cao nhất và ở mức sai khác ý nghĩa thống kê là nồng độ phun 300 - 400 ppm, tương ứng với số nhánh hữu hiệu đạt 4,2 - 4,4 nhánh/cây trong khi ở công thức đối chứng số nhánh hữu hiệu là 3,7 nhánh/cây.
Phun Na2SO3 cho cây lúa ở thời kỳ kết thúc trổ có số nhánh hữu hiệu đạt giá trị cao nhất tại nồng độ phun 400 ppm với giá trị số nhánh hữu hiệu tương ứng là 4,1 nhánh/cây so với công thức đối chứng là 3,7 nhánh/cây.
Nhìn chung, phun Na2SO3 đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu số nhánh hữu hiệu của cây lúa trong điều kiện thí nghhiệm. Đây là cơ sở quan trọng để cây lúa có điều kiện tăng năng suất vì một trong những yếu tố quan trọng cấu thành năng suất lúa là số nhánh hữu hiệu trên cây. Vai trò sinh lý của Na2SO3 đến chỉ tiêu số nhánh hữuu hiệu của cây
lúa trong điều kiện thí nghiệm có thể là liên quan đến việc tăng khả năng đẻ nhánh khi lúa được phun vào thời kỳ đẻ nhánh. Đối với những công thức phun Na2SO3 vào thời kỳ làm đòng hoặc kết thúc trổ, vai trò sinh lý của Na2SO3 ở đây có thể là hạn chế được hô hấp sáng làm tăng khả năng tích lũy chất hữu cơ trong cây, nhờ đó mà một số nhánh lúa có điều kiện sinh trưởng phát triển khỏe mạnh hơn và trở thành nhánh hữu hiệu. Nồng độ phun Na2SO3 có tác dụng tốt nhất ở cả 3 thời kỳ phun cho giống lúa Khang dân 18 trong điều kiện thí nghiệm là 300 - 400 ppm.