Phương pháp pha dung dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của Na2SO3 đến sinh trưởng phát triển và năng suất lúa vụ hè thu 2017 tại quảng nam (Trang 37)

4. Những điểm mới của đề tài

2.4.2. Phương pháp pha dung dịch

Cơ sở lựa chọn nồng độ: Dựa vào các nghiên cứu trên những đối tượng cây trồng ở trong nước và trên thế giới. Nguyễn Tấn Lê (1991) xác định nồng độ Na2SO3

có tác động tốt đến cây lạc tại Quảng Nam - Đà Nẵng là 350 ppm, Hà Thị Thành (1994) xác định nồng độ Na2SO3 có tác động tốt đến cây đậu tương tại Hà Tây là 500 ppm. Nguyễn Thị Như Hồng và cộng sự (2016) xác định nồng độ Na2SO3 có tác động tốt đến cây lạc vụ Hè Thu tại Quảng Bình là 300 - 400 ppm.

Cách pha: Cân Na2SO3 tinh khiết pha các nồng độ cần thiết như sau:

Nồng độ dung dịch cần pha (ppm) 100 200 300 400 500 Na2SO3 tinh khiết (g) 1 2 3 4 5 Thêm nước để được dung dịch (kg) 10 10 10 10 10

2.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các thuốc kích thích sinh trưởng đối với cây lúa (QCQG 01-143:2013/BNNPTNT).

Xác định tổng thời gian sinh trưởng (ngày): Tính từ khi gieo sạ đến khi lúa chín hoàn toàn.

Số nhánh hữu hiệu (nhánh/khóm): Mỗi ô thí nghiệm đếm trên 10 khóm rồi tính giá trị trung bình.

Chiều dài bông (cm/bông): Mỗi ô thí nghiệm dùng thước đo chiều dài của 10 bông rồi tính giá trị trung bình.

Số bông trên m2 (bông/m2): Mỗi ô thí nghiệm đếm tổng số bông có trên một mét vuông rồi tính giá trị trung bình.

Chiều cao cây cuối cùng (cm): Mỗi ô thí nghiệm dùng thước đo chiều cao 10 cây ở thời điểm chuẩn bị thu hoạch, đo từ mặt đất lên đến mút lá đòng hoặc đỉnh bông lúa nếu bông lúa cao hơn lá đòng rồi tính giá trị trung bình.

Diện tích lá đòng (m2/lá): Mỗi ô thí nghiệm dùng thước đo chiều dài và chiều rộng của 10 lá đòng. Diện tích lá đòng được tính theo công thức: Diện tích = chiều dài x chiều rộng x 0,7. Từ đó tính ra giá trị trung bình.

Số hạt chắc trên bông (hạt): Mỗi ô thí nghiệm đếm toàn bộ hạt chắc của 10 bông rồi tính giá trị trung bình.

Khối lượng 1000 hạt (g): Mỗi ô thí nghiệm lấy ngẫu nhiên và cân khối lượng 1000 hạt rồi tính giá trị trung bình.

Tích lũy chất khô (g/cây): Mỗi ô thí nghiệm nhổ ngẫu nhiên 10 khóm ở thời điểm chuẩn bị thu hoạch, cho vào bao lưới loại ô nhỏ rồi đem phơi khô đạt độ ẩm 13%, từ đó tính giá trị trung bình.

Hệ số kinh tế: Cân khối lượng hạt khô của 10 khóm/cây ở trên rồi chia cho Tích lũy chất khô 10 cây/khóm ở trên rồi tính giá trị trung bình.

Năng suất lý thuyết (tạ/ha) được tính theo công thức:

NSLT =

Số bông/m2 x số hạt

chắc/bông x P1000 10.000

Năng suất thực thu (tạ/ha): Năng suất thực thu được tính dựa trên khối lượng hạt khô thu được thực tế khi gặt thống kê 1m2/ô thí nghiệm. Tính giá trị trung bình, nhân và quy đổi ra đơn vị tạ/ha.

Phần trăm so với đối chứng: Được tính bằng tỷ số giữa năng suất của công thức thí nghiệm chia cho năng suất của công thức đối chứng.

Tỷ suất lợi nhuận VCR = Lãi tăng Tăng chi

2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thô sau khi thu thập được xử lý thống kê sinh học bằng phần mềm excel 2010 và statistix 10.0.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ẢNH HƯỞNG CỦA NA2SO3 ĐẾN THỜI GIAN SINH TRƯỞNG VÀ SỐ

NHÁNH HỮU HIỆU CỦA GIỐNG LÚA KHANG DÂN 18 TRONG VỤ HÈ

THU TẠI QUẢNG NAM

Để đánh giá được tác động của chất ức chế hô hấp sáng Na2SO3 đến sự sinh trưởng và phát triển của giống lúa Khang dân 18 trồng trong vụ Hè Thu tại Quảng Nam, chúng tôi đã tiến hành theo dõi thông qua một số chỉ tiêu sinh trưởng của giống. Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng là cơ sở để đánh giá tác dụng đồng thời có đề xuất nồng độ và thời kỳ xử lý Na2SO3 phù hợp. Từ đó góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh lúa Khang dân 18 vụ Hè Thu ở Quảng Nam và những vùng khác có điều kiện sinh thái tương tự.

Nghiên cứu ảnh hưởng của Na2SO3 đến thời gian sinh trưởng và số nhánh hữu hiệu của giống lúa Khang dân 18 trồng trong vụ Hè Thu tại Quảng Nam, chúng tôi thu được kết quả trình bày như ở bảng 3.1.

Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy khi phun Na2SO3 với các thang nồng độ 0, 100, 200, 300, 400 và 500 ppm vào thời kỳ cây lúa đẻ nhánh đã không ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của giống lúa Khang dân 18 trong điều kiện thí nghiệm, các công thức đều có tổng thời gian sinh trưởng từ trồng đến thu hoạch là 93 ngày.

Khi phun Na2SO3 với các thang nồng độ khác nhau vào thời kỳ cây lúa Khang dân 18 làm đòng, kết quả ở bảng chho thấy những nồng độ phun 100, 200 và 300 ppm đều có tổng thời gian sinh trưởng từ gieo đến thu hoạch là 93 ngày và tương đương so với công thức đối chứng không phun. Hai công thức phun Na2SO3 với nồng độ 400 và 500 ppm có tổng thời gian sinh trưởng giống nhau và đều đạt 92 ngày, sớm hơn so với công thức đối chứng là 1 ngày. Kết quả về ảnh hưởng của việc phun Na2SO3 với các thang nồng độ khác nhau cho giống lúa Khang dân 18 vào thời kỳ kết thúc trổ cũng tương tự như phun vào thời kỳ làm đòng.

Như vậy, khi phun Na2SO3 với các thang nồng độ khác nhau (0, 100, 200, 300, 400 và 500 ppm) cho giống lúa Khang dân 18 trồng trong vụ Hè Thu tại Quảng Nam vào các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây (đẻ nhánh, làm đòng và kết thúc trổ) đã không ảnh hưởng nhiều đến tổng thời gian sinh trưởng từ gieo đến thu hoạch. Tổng thời gian sinh trưởng của các công thức thí nghiệm dao động trong khoảng 92 - 93 ngày.

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của nồng độ Na2SO3đến thời gian sinh trưởng và số nhánh hữu

hiệu giống lúa Khang dân 18 vụ Hè Thu tại Quảng Nam

Nồng độ

Na2SO3

(ppm)

Thời gian sinh trưởng khi

phun Na2SO3ở các thời kỳ

(ngày)

Số nhánh hữu hiệu khi phun

Na2SO3ở cácthời kỳ (nhánh/cây) Đẻ nhánh Làm đòng Kết thúc trổ Đẻ nhánh Làm đòng Kết thúc trổ 0 (đ/c) 93 93 93 3,3b 3,7b 3,7b 100 93 93 93 3,3b 3,8b 3,9ab 200 93 93 93 3,3b 3,8b 3,9ab 300 93 93 93 3,7a 4,2a 3,9ab 400 93 92 92 3,6ab 4,4a 4,1a 500 93 92 92 3,6ab 3,8b 3,9ab LSD0,05 _ _ _ 0,24 0,24 0,33

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý

nghĩa thống kê ở mức α = 0,05

Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy, phun Na2SO3 tại những nông độ phù hợp đã có tác dụng tăng số nhánh hữu hiệu ở mức sai khác ý nghĩa thống kê so với đối chứng không phun. Phun Na2SO3 vào thời kỳ lúa đẻ nhánh đã tăng số nhanh hữu hiệu đáng kể. Trong các công thức thí nghiệm, số nhánh hữu hiệu đạt giá trị cao nhất ở nồng độ phun 300 ppm với số nhánh hữu hiệu tương ứng là 3,7 nhánh/cây so với công thức đối chứng là 3,3 nhánh/cây.

Phun Na2SO3 ở thời kỳ lúa làm đòng số nhánh đạt cao nhất và ở mức sai khác ý nghĩa thống kê là nồng độ phun 300 - 400 ppm, tương ứng với số nhánh hữu hiệu đạt 4,2 - 4,4 nhánh/cây trong khi ở công thức đối chứng số nhánh hữu hiệu là 3,7 nhánh/cây.

Phun Na2SO3 cho cây lúa ở thời kỳ kết thúc trổ có số nhánh hữu hiệu đạt giá trị cao nhất tại nồng độ phun 400 ppm với giá trị số nhánh hữu hiệu tương ứng là 4,1 nhánh/cây so với công thức đối chứng là 3,7 nhánh/cây.

Nhìn chung, phun Na2SO3 đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu số nhánh hữu hiệu của cây lúa trong điều kiện thí nghhiệm. Đây là cơ sở quan trọng để cây lúa có điều kiện tăng năng suất vì một trong những yếu tố quan trọng cấu thành năng suất lúa là số nhánh hữu hiệu trên cây. Vai trò sinh lý của Na2SO3 đến chỉ tiêu số nhánh hữuu hiệu của cây

lúa trong điều kiện thí nghiệm có thể là liên quan đến việc tăng khả năng đẻ nhánh khi lúa được phun vào thời kỳ đẻ nhánh. Đối với những công thức phun Na2SO3 vào thời kỳ làm đòng hoặc kết thúc trổ, vai trò sinh lý của Na2SO3 ở đây có thể là hạn chế được hô hấp sáng làm tăng khả năng tích lũy chất hữu cơ trong cây, nhờ đó mà một số nhánh lúa có điều kiện sinh trưởng phát triển khỏe mạnh hơn và trở thành nhánh hữu hiệu. Nồng độ phun Na2SO3 có tác dụng tốt nhất ở cả 3 thời kỳ phun cho giống lúa Khang dân 18 trong điều kiện thí nghiệm là 300 - 400 ppm.

3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA NA2SO3ĐẾN CHIỀU DÀI BÔNG VÀ SỐ BÔNG TRÊN

M2 CỦA GIỐNG LÚA KHANG DÂN 18 TRONG VỤ HÈ THU TẠI QUẢNG NAM

Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ và thời kỳ phun Na2SO3 đến chỉ tiêu chiều dài bông lúa và chỉ tiêu số bông/m2 đối với giống lúa Khang dân 18 trong điều kiện thí nghiệm vụ Hè Thu tại Quảng Nam, kết quả thí nghiệm thu được trình bày ở bảng 3.2 cho thấy:

Đối với chỉ tiêu chiều dài bông

Phun Na2SO3ở thời kỳ đẻ nhánh: Kết quả thí nghiệm cho thấy chiều dài bông dao động từ 21,4 - 22,7 cm/bông. Ở những công thức phun Na2SO3 nồng độ 300 – 500 ppm, chiều dài bông đạt giá trị cao và sai khác có ý nghĩa thống kê so với sông thức đối chứng không phun và công thức phun Na2SO3 nồng độ 100 – 200 ppm.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của nồng độ Na2SO3đến chiều dài bông và số bông trên m2 giống lúa Khang dân 18 vụ Hè Thu tại Quảng Nam

Nồng độ

Na2SO3

(ppm)

Chiều dài bông khi phun

Na2SO3ở thời kỳ ... (cm)

Số bông trên m2 khi phun

Na2SO3ở thời kỳ ... (bông/m2) Đẻ nhánh Làm đòng Kết thúc trổ Đẻ nhánh Làm đòng Kết thúc trổ đ/c 21,4c 21,8b 22,0a 287a 289b 284b 100 21,5bc 21,1c 21,3b 290a 300ab 285b 200 21,8b 22,1b 22,4a 288a 293ab 287ab 300 22,7a 23,0a 22,4a 292a 305a 285b 400 22,6a 23,2a 22,0a 290a 304a 281b 500 22,4a 22,2b 22,0a 290a 294ab 291a LSD0,05 0,35 0,51 1,10 6.94 14,81 5,97

Phun Na2SO3ở thời kỳ làm đòng: Kết quả thí nghiệm cho thấy chiều dài bông dao động từ 21,1 - 23,2 cm/bông và đạt cao nhất ở mức sai khác ý nghĩa thống kê khi phun với nồng độ 300 - 400 ppm. Ở thời kỳ này, tại nồng độ phun Na2SO3 với nồng độ 500 ppm, chỉ tiêu chiều dài bông có xu hướng giảm xuống còn 22,2 cm/bông.

Phun Na2SO3ở thời kỳ kết thúc trổ: Kết quả thí nghiệm trình bày ở bảng 3.2 cho thấy chiều dài bông ở các công thức thí nghiệm dao động từ 21,3 - 22,4 cm/bông. Ở thời kỳ này, phun Na2SO3 ít có tác dụng tăng chiều dài bông so với công thức đối chứng không phun.

Nhìn chung, phun Na2SO3 với các nồng độ khác nhau ở từng thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lúa đã có những ảnh hưởng nhất định đến chỉ tiêu chiều dài bông. Ở thời kỳ giống lúa Khang dân 18 đẻ nhánh hoặc làm đòng, phun Na2SO3 nồng độ 300 – 400 ppm có tác dụng tăng chiều dài bông ở mức sai khác có ý nghĩa thống kê so với đối chứng không phun. Ở thời kỳ kết thúc trổ, phun Na2SO3 không có tác dụng tăng chiều dài bông so với đối chứng không phun khi xét về mặt thống kê.

Đối với chỉ tiêu số bông/m2

Phun Na2SO3ở thời kỳ đẻ nhánh:Số bông trên m2ở các công thức thí nghiệm dao động trong khoảng 287 - 292 bông/m2. Tuy nhiên, xét về mặt thống kê thì giữa các công thức không có sự sai khác có ý nghĩa.

Phun Na2SO3ở thời kỳ làm đòng: Kết quả thí nghiệm cho thấy số bông trên m2 dao động từ 289 - 305 bông/m2. Công thức phun Na2SO3 với nồng độ 300 - 400 ppm có số bông trên m2 tăng cao ở mức sai khác ý nghĩa thống kê so với đối chứng và các công thức thí nghiệm phun với nồng độ khác.

Phun Na2SO3 ở thời kỳ kết thúc trổ: Ở thời kỳ cây lúa kết thúc trổ, khi được phun Na2SO3 với các nồng độ khác nhau, kết quả ở bảng cho thấy số bông trên m2 dao động trong khoảng 281 - 291 bông/m2 và đạt giá trị cao nhất ở mức sai khác ý nghĩa thống kê so với đối chứng đó là khi được phun Na2SO3 với nồng độ 500 ppm.

Như vậy, phun Na2SO3 với các nồng độ ở các thời kỳ sinh trưởng phát triển khác nhau của giống lúa Khang dân trồng trong vụ Hè Thu tại Quảng Nam đã có những ảnh hưởng nhất định đến chỉ tiêu số bông trên m2. Trong đó phun Na2SO3 vào thời kỳ đẻ nhánh không ảnh hưởng đến chỉ tiêu số bông trên m2 so với công thức đối chứng khi xét về mặt thống kê. Phun Na2SO3 với nồng độ 300 – 400 ppm ở thời kỳ làm đòng và phun Na2SO3 với nồng độ 500 ppm ở thời kỳ kết thúc trổ đã có tác dụng tăng số bông trên m2 ở mức sai khác có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng không phun.

3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA NA2SO3ĐẾN CHIỀU CAO CÂY VÀ DIỆN TÍCH LÁ

ĐÒNG CỦA GIỐNG LÚA KHANG DÂN 18 TRONG VỤ HÈ THU TẠI

QUẢNG NAM

Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ và thời kỳ phun Na2SO3 đến chỉ tiêu chiều cao cây cuối cùng và chỉ tiêu diện tích lá đòng của giống lúa Khang dân 18 trong vụ Hè Thu 2017 tại Quảng Nam, chúng tôi thu được một số kết quả trình bày ở bảng 3.3.

Kết quả nghiên cứu cho thấy chiều cao cây cuối cùng khi thu hoạch của giống lúa Khang dân 18 trồng trong vụ Hè Thu ở Phú Ninh, Quảng Nam đã có xu hướng tăng nhưng không đáng kể so với công thức đối chứng khi được phun Na2SO3 ở các nồng độ và thời kỳ khác nhau. Phun Na2SO3 ở thời kỳ đẻ nhánh giữa các công thức có phun Na2SO3 không có sự sai khác thống kê. Công thức phun Na2SO3 với nồng độ 100, 300 và 400 ppm có chiều cao cây tăng ở mức sai khác có ý nghĩa thống kê so với đối chứng không phun. Kết quả thí nghiệm về việc phun Na2SO3 ở thời kỳ làm đòng hoặc ở thời kỳ kết thúc trổ không có sự sai khác thống kê giữa các công thức thí nghiệm và công thức đối chứng không phun.

Khi được phun bổ sung Na2SO3 với các nồng độ và thời kỳ phun khác nhau cho giống lúa Khang dân 18 trồng trong vụ Hè Thu ở Quảng Nam đã tăng diện tích lá đòng đáng kể so với công thức đối chứng không phun.

Phun Na2SO3 ở thời kỳ đẻ nhánh: Kết quả ở bảng cho thấy diện tích lá đòng của các công thức dao động trong khoảng 17,76 - 18,50 cm2/lá. Công thức có nồng độ 300ppm đạt diện tích lớn nhất và sai khác có ý nghĩa thống kê so với đối chứng không phun.

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ Na2SO3đến chiều cao cây cuối cùng và diện tích lá đòng giống lúa Khang dân 18 vụ Hè Thu tại Quảng Nam

Nồng độ

Na2SO3

(ppm)

Cao cây cuối cùng khi phun

Na2SO3ở thời kỳ ... (cm) Diện tích lá đòng khi phun Na2SO3ở thời kỳ ... (cm2/lá) Đẻ nhánh Làm đòng Kết thúc trổ Đẻ nhánh Làm đòng Kết thúc trổ đ/c 98,4b 102a 102a 17,76c 18,16d 18,24c 100 102a 102a 103a 18,05bc 18,22cd 18,31bc 200 101ab 103a 103a 18,05bc 18,29bcd 18,37ab 300 103a 104a 104a 18,50a 18,54a 18,46a 400 103a 104a 103a 18,42ab 18,37b 18,39ab 500 101ab 103a 104a 18,06bc 18,35bc 18,39ab

Phun Na2SO3 ở thời kỳ làm đòng: Kết quả trình bày ở bảng 3.3 cho thấy diện tích lá đòng giữa các công thức thí nghiệm dao động trong khoảng 18,16 – 18,54 cm2/lá. Công thức phun Na2SO3 nồng độ 300 ppm có diện tích lá đòng lớn nhất và sai khác hoàn toàn có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng không phun cùng với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của Na2SO3 đến sinh trưởng phát triển và năng suất lúa vụ hè thu 2017 tại quảng nam (Trang 37)