4. Những điểm mới của đề tài
3.4. ẢNH HƯỞNG CỦA NA2SO3 ĐẾN SỐ HẠT CHẮC TRÊN BÔNG VÀ KHỐ
LƯỢNG 1000 HẠT CỦA GIỐNG LÚA KHANG DÂN 18 TRONG VỤ HÈ THU
TẠI QUẢNG NAM
Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ và thời kỳ phun Na2SO3 đến chỉ tiêu khối lượng 1000 hạt và chỉ tiêu số hạt chắc trên bông của giống lúa Khang dân 18 trồng trong vụ Hè Thu tại Phú Ninh, Quảng Nam, chúng tôi đã thu được kết quả trình bày ở bảng 3.4.
Theo kết quả ở bảng 3.4 thì chỉ tiêu số hạt chắc trên bông và chỉ tiêu khối lượng 1000 hạt đều có xu hướng tăng ở các công thức được phun Na2SO3. Điều này cho thấy dòng vận chuyển sản phẩm đồng hóa từ lá về hạt ở những công thức này đều tăng so với đối chứng không phun.
Chỉ tiêu số hạt chắc trên bông ở các công thức thí nghiệm phun Na2SO3 vào thời kỳ đẻ nhánh hoặc vào thời kỳ làm đòng hoặc vào thời kỳ kết thúc trổ trình bày ở bảng cho thấy khi so sánh giữa 3 thời kỳ phun thì thời kỳ đẻ nhánh đạt giá trị cao nhất. Phun Na2SO3 vào thời kỳ đẻ nhánh chỉ tiêu số hạt chắc trên bông dao động trong khoảng 102 – 107 hạt/bông. Giữa các công thức thí nghiệm không có sự sai khác ý nghĩa thống kê và không sai khác so với công thức đối chứng.
Phun Na2SO3 vào thời kỳ làm đòng chỉ tiêu số hạt chắc trên bông dao động trong khoảng 102 – 105 hạt/bông. Giữa các công thức thí nghiệm không có sự sai khác ý nghĩa thống kê và không sai khác so với công thức đối chứng.
Phun Na2SO3 vào thời kỳ kết thúc trổ chỉ tiêu số hạt chắc trên bông dao động trong khoảng 99 – 105 hạt/bông. Giữa các công thức có sự biến động theo xu hướng tăng số hạt chắc trên bông khi được phun Na2SO3. Các công thức phun Na2SO3 nồng độ 100, 300, 400 ppm có số hạt chắc trên bông tăng ở mức sai khác có ý nghĩa thống kê so với đối chứng không phun, trong đó công thức có nồng độ phun 300 ppm đạt giá trị lớn nhất so với các công thức.
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của nồng độ Na2SO3đến số hạt chắ trên bông và khối lượng
1000 hạt giống lúa Khang dân 18 vụ Hè Thu tại Quảng Nam
Nồng độ
Na2SO3
(ppm)
Số hạt chắc/bông khi phun
Na2SO3ở thời kỳ ... (hạt)
Khối lượng 1.000 hạt khi phun
Na2SO3ở thời kỳ ... (g) Đẻ nhánh Làm đòng Kết thúc trổ Đẻ nhánh Làm đòng Kết thúc trổ đ/c 105a 102a 99c 23,4c 23,7b 23,7a 100 105a 103a 103ab 23,6bc 23,8ab 23,7a 200 105a 103a 101bc 23,7ab 23,8a 23,8a 300 107a 104a 105a 23,9a 23,9a 23,9a 400 104a 105a 104ab 23,9a 23,9a 23,9a 500 102a 103a 101bc 23,7ab 23,8ab 23,7a LSD0,05 6,99 4,59 3,40 0,27 0,12 0,25
Phun Na2SO3 vào thời kỳ lúa đẻ nhánh đã có tác dụng tăng khối lượng 1000 hạt ở mức sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với đối chứng không phun. Khối lượng 1000 hạt ở các công thức dao động trong khoảng 23,4 – 23,9 g và đạt giá trị cao khác biệt tại nồng độ phun 300 – 400 ppm.
Phun Na2SO3 ở thời kỳ lúa làm đòng cho kết quả khối lượng 1000 hạt dao động trong khoảng 23,7 – 23,9 g. Nồng độ phun đạt giá trị cao ở mức sai khác có ý nghĩa thống kê so với đối chứng không phun là 200 – 400 ppm.
Phun Na2SO3 ở thời kỳ kết thúc trổ khối lượng 1000 hạt giữa các công thức dao động trong khoảng 23,7 – 23,9 g, tuy nhiên giữa các công thức thí nghiệm có phun Na2SO3 và công thức đối chứng không phun không có sự sai khác ý nghĩa về mặt thống kê.
Như vậy, kết quả thí nghiệm thu được ở bảng 3.4 cho thấy đã có sự biến động nhất dịnh về chỉ tiêu số hạt chắc trên bông và chỉ tiêu khối lượng 1000 hạt giữa các công thức khi được phun Na2SO3 ở các thời kỳ và nồng độ khác nhau theo xu hướng tăng. Phun Na2SO3 vào thời kỳ lúa đẻ nhánh hoặc thời kỳ lúa làm đòng không thay đổi về mặt thống kê chỉ tiêu số lượng hạt chắc trên bông giữa các công thức có phun so với công thức đối chứng không phun nhưng đã thay đổi tăng chỉ tiêu khối lượng 1000 hạt ở mức sai khác có nghĩa nghĩa thống kê, nồng độ phun Na2SO3 phù hợp khi phun vào 2 thời kỳ trên là 300 – 400 ppm. Ngược lại, khi phun Na2SO3 vào thời kỳ kết thúc trổ không thay đổi về mặt thống kê chỉ tiêu khối lượng 1000 hạt giữa các công thức có phun so với công thức đối chứng không phun nhưng lại thay đổi tăng chỉ tiêu số hạt chắc trên bông ở mức sai khác có nghĩa nghĩa thống kê, nồng độ phun Na2SO3 phù hợp khi phun vào thời kỳ trên là 300 ppm.
3.5. ẢNH HƯỞNG CỦA NA2SO3 ĐẾN TÍCH LŨY CHẤT KHÔ VÀ HỆ SỐ
KINH TẾ CỦA GIỐNG LÚA KHANG DÂN 18 TRONG VỤ HÈ THU TẠI
QUẢNG NAM
Nghiên cứu ảnh hưởng của thời kỳ và nồng độ phun Na2SO3 đến chỉ tiêu tích lũy chất khô và hệ số kinh tế của giống lúa Khang dân 18 trồng trong vụ Hè Thu 2017 tại Phú Ninh, Quảng Nam chúng tôi thu được một số kết quả trình bày ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của nồng độ Na2SO3đến tích lũy chất khô và hệ số kinh tế giống
lúa Khang dân 18 vụ Hè Thu tại Quảng Nam
Nồng độ
Na2SO3
(ppm)
Tích lũy chất khôkhi phun
Na2SO3ở thời kỳ ...(g/cây)
Hệ số kinh tế khi phun Na2SO3
ở thời kỳ ... Đẻ nhánh Làm đòng Kết thúc trổ Đẻ nhánh Làm đòng Kết thúc trổ đ/c 92b 102b 101b 0,29c 0,30b 0,30a 100 91b 103ab 102b 0,29c 0,30b 0,30a 200 97a 104ab 103ab 0,29c 0,32a 0,30a 300 98a 105a 104a 0,31a 0,32a 0,31a 400 96a 105a 103ab 0,31a 0,31ab 0,31a 500 97a 103ab 103ab 0,30b 0,30b 0,29a LSD0,05 2,9 2,1 1,4 0,009 0,012 0,031
Kết quả thu được ở bảng 3.5 cho thấy khi phun Na2SO3 cho lúa Khang dân 18 vào thời kỳ đẻ nhánh đã tăng tích lũy chất khô so với đối chứng ở những công thức có nồng độ phun phù hợp. Tích lũy chất khô giữa các công thức dao động trong khoảng 91 – 98 g/cây. Những công thức có nồng độ phun từ 200-500 ppm có tích lũy chất khô cao hơn so với đối chứng không phun ở mức sai khác có ý nghĩa thống kê.
Phun Na2SO3 ở thời kỳ lúa làm đòng có tác dụng tăng tích lũy chất khô, giữa các công thức chất lũy chất khô dao động trong khoảng 102 – 105 g/cây. Nồng độ phun Na2SO3 300-400 ppm có tác dụng tăng tích lũy chất khô là cao nhất 105 g/cây và ở mức sai khác ý nghĩa thống kê so với đối chứng.
Phun Na2SO3ở thời kỳ lúa kết thúc trổ, tích lũy chất khô ở các công thức dao động trong khoảng 101 – 104 g/cây. Trong đó công thức phun Na2SO3 có nồng độ 300 ppm tích lũy chất khô đạt giá trị cao nhất và sai khác có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng không phun.
Khối lượng chất khô của cây lúa phụ thuộc chủ yếu vào quá trình tích luỹ chất khô của cây trong các thời kỳ. Chất khô dự trữ ở cây và hạt chủ yếu là chất hữu cơ, tinh bột, lipit và protein. Trong hạt lúa, các chất gồm tinh bột, lipit, protein … được tổng hợp ngay ở hạt từ các loại đường khử được vận chuyển từ các cơ quan dinh dưỡng như thân và sản phẩm quang hợp được hình thành từ lá. Ức chế hoạt động của hô hấp sáng là một trong những biện pháp kỹ thuật có tác động đến việc hạn chế sự phân hủy sản phẩm của quang hợp để vận chuyển về hạt, giúp cho việc tích luỹ vật chất được thuận lợi hơn.
Đánh giá tác dụng của việc phun Na2SO3 đến quá trình vận chuyển sản phẩm đồng hóa từ lá về tích lũy trong hạt lúa thông qua hiệu số kinh tế, kết quả thu được ở bảng 3.5 cho thấy phun Na2SO3 vào thời kỳ đẻ nhánh hệ số kinh tế có xu hướng tăng ở những công thức có phun và dao động trong khoảng 0,29 – 0,31. Nồng độ Na2SO3 300 – 400 ppm có tác dụng tăng hệ số kinh tế cao nhát trong các công thức thí nghiệm và cao ở mức sai khác có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng không phun.
Phun chất ức chế hô hấp sáng Na2SO3 vào thời kỳ lúa làm đòng cho hệ số kinh tế cao hơn công thức đối chứng không phun và sai khác có ý nghĩa thống kê. Hệ số kinh tế các công thức thí nghiệm ở thời kỳ này dao động trong khoảng 0,30 – 0,32 và nồng độ phun 200 – 300 ppm đạt giá trị cao nhất trong các công thức. Tác dụng sinh lý của Na2SO3ở đây có thể là nó đã kìm hãm hoạt động hô hấp sáng, từ đó tăng lượng chất khô được tổng hợp và tích lũy rồi vận chuyển về hạt để tăng hệ số kinh tế.
Phun chất ức chế hô hấp sáng Na2SO3 vào thời kỳ lúa kết thúc trổ cho hệ số kinh tế dao động trong khoảng 0,29 – 0,31. Tuy nhiên không có sự sai khác ý nghĩa thống kê giữa các công thức thí nghiệm và công thức đối chứng không phun về hệ số