4. Những điểm mới của đề tài
3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA NA2SO3 ĐẾN CHIỀU CAO CÂY VÀ DIỆN TÍCH LÁ
ĐÒNG CỦA GIỐNG LÚA KHANG DÂN 18 TRONG VỤ HÈ THU TẠI
QUẢNG NAM
Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ và thời kỳ phun Na2SO3 đến chỉ tiêu chiều cao cây cuối cùng và chỉ tiêu diện tích lá đòng của giống lúa Khang dân 18 trong vụ Hè Thu 2017 tại Quảng Nam, chúng tôi thu được một số kết quả trình bày ở bảng 3.3.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chiều cao cây cuối cùng khi thu hoạch của giống lúa Khang dân 18 trồng trong vụ Hè Thu ở Phú Ninh, Quảng Nam đã có xu hướng tăng nhưng không đáng kể so với công thức đối chứng khi được phun Na2SO3 ở các nồng độ và thời kỳ khác nhau. Phun Na2SO3 ở thời kỳ đẻ nhánh giữa các công thức có phun Na2SO3 không có sự sai khác thống kê. Công thức phun Na2SO3 với nồng độ 100, 300 và 400 ppm có chiều cao cây tăng ở mức sai khác có ý nghĩa thống kê so với đối chứng không phun. Kết quả thí nghiệm về việc phun Na2SO3 ở thời kỳ làm đòng hoặc ở thời kỳ kết thúc trổ không có sự sai khác thống kê giữa các công thức thí nghiệm và công thức đối chứng không phun.
Khi được phun bổ sung Na2SO3 với các nồng độ và thời kỳ phun khác nhau cho giống lúa Khang dân 18 trồng trong vụ Hè Thu ở Quảng Nam đã tăng diện tích lá đòng đáng kể so với công thức đối chứng không phun.
Phun Na2SO3 ở thời kỳ đẻ nhánh: Kết quả ở bảng cho thấy diện tích lá đòng của các công thức dao động trong khoảng 17,76 - 18,50 cm2/lá. Công thức có nồng độ 300ppm đạt diện tích lớn nhất và sai khác có ý nghĩa thống kê so với đối chứng không phun.
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ Na2SO3đến chiều cao cây cuối cùng và diện tích lá đòng giống lúa Khang dân 18 vụ Hè Thu tại Quảng Nam
Nồng độ
Na2SO3
(ppm)
Cao cây cuối cùng khi phun
Na2SO3ở thời kỳ ... (cm) Diện tích lá đòng khi phun Na2SO3ở thời kỳ ... (cm2/lá) Đẻ nhánh Làm đòng Kết thúc trổ Đẻ nhánh Làm đòng Kết thúc trổ đ/c 98,4b 102a 102a 17,76c 18,16d 18,24c 100 102a 102a 103a 18,05bc 18,22cd 18,31bc 200 101ab 103a 103a 18,05bc 18,29bcd 18,37ab 300 103a 104a 104a 18,50a 18,54a 18,46a 400 103a 104a 103a 18,42ab 18,37b 18,39ab 500 101ab 103a 104a 18,06bc 18,35bc 18,39ab
Phun Na2SO3 ở thời kỳ làm đòng: Kết quả trình bày ở bảng 3.3 cho thấy diện tích lá đòng giữa các công thức thí nghiệm dao động trong khoảng 18,16 – 18,54 cm2/lá. Công thức phun Na2SO3 nồng độ 300 ppm có diện tích lá đòng lớn nhất và sai khác hoàn toàn có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng không phun cùng với công thức có phun ở những nồng độ khác.
Phun Na2SO3ở thời kỳ kết thúc trổ: Kết quả thí nghiệm thu được cho thấy khi phun Na2SO3 ở thời kỳ cây lúa kết thúc trổ đã tăng đáng kể chỉ tiêu diện tích lá đòng. Diện tích lá đòng ở cac công thức dao động trong khoảng 18,24 - 18,46 cm2/lá. Các công thức phun với nồng độ 200 - 500 ppm có diện tích lá đòng lớn hơn so với công thức đối chứng không phun. Trong đó, công thức phun với nồng độ 300 ppm cho diện tích lá đòng lớn nhất.
Như vậy, khi được phun Na2SO3 với cácc nồng độ và thời kỳ khác nhau đến giống lúa Khang dân 18 trồng trong vụ Hè Thu tại Quảng Nam đã có tác dụng tăng chỉ tiêu diện tích lá đòng so với đối chứng không phun. Điều này sẽ có ý nghĩa nhất định trong việc tăng chỉ tiêu về độ lớn bộ lá và thời gian diện tích lá giúp cây quang hợp được tốt hơn tạo cơ hội cho năng suất đạt cao hơn vì lá đòng ở cây lúa được mệnh danh là “lá công năng” quyết định tới 60% khối lượng của hạt gạo. Ở cả 3 thời kỳ thí nghiệm phun Na2SO3 là đẻ nhánh, làm đòng và kết thúc trổ, nồng độ phun Na2SO3 phù hợp nhất cho việc tăng chỉ tiêu diện tích lá đòng là 300 ppm.